Khám phá đường dây nhập lậu hàng hiệu rởm vào Việt Nam
Không chỉ thế, hàng gắn mác "Made in Vietnam" cũng được nhập lậu từ Trung Quốc
A Bắc chạc tuổi "tai" Lục, dáng cao lênh khênh, gầy nhẳng. Thoạt đầu cái tên A Bắc không gợi cho chúng tôi bất cứ một liên tưởng nào, ngoài ấn tượng về vẻ ngoài từng trải và đầy tinh quái.
Thế nhưng chỉ sau ít phút, khi thân thể mỏng dính của A Bắc đã yên vị trên chiếc ghế bành cỡ lớn đặt trong căn phòng chất đầy hàng hóa, tôi mới giật mình nhận thấy sự khác biệt ngỡ ngàng đến từ một "tai" đẳng cấp VIP.
Đối diện nhiều"cao thủ võ lâm"
Sự hoàn hảo trong vai khách "siêu VIP" vô tình gây rắc rối cho cả ba chúng tôi. Không hiểu từ nguồn tin nào, A Bắc lập tức xuất hiện và đưa lời chào mời. Anh ta tin rằng, đẳng cấp của mình thực sự xứng đáng với những khách hàng "siêu bự". Anh Lục lúc ấy đang cùng hai người khác hì hục đóng bao lại núi hàng hóa của Tâm, mặt méo xệch, thì thào giải thích: "Ở Quảng Châu có một đội ngũ "chim lợn" chuyên "đánh hơi" những khách hàng lớn rồi bán thông tin lại cho các đại lý. A Bắc là một trong những "tai" "khủng" ở Quảng Châu, rất có tiếng, sở hữu mối liên hệ mật thiết với hàng loạt hãng, xưởng lớn".
A Bắc mang theo một bọc nilon căng phồng, bên trong chứa nhiều mẫu quần áo và giày dép. Tâm phát hiện ra có hai mẫu khá giống với những gì đã mua trước đó ở Chợ 13, nhưng rẻ hơn cô mua gần một nửa. "Giá đó dành cho những đơn hàng từ 300 đến 1.000 chiếc, đặt càng nhiều càng rẻ. Hàng tháng chúng tôi sẽ chủ động gửi catalogue, các bạn chỉ việc chọn mẫu và số lượng, đúng hạn sẽ giao hàng", A Bắc nhanh nhảu nói.
A Bắc cũng khoe luôn mối quan hệ với gần 20 xưởng sản xuất lớn, tập trung chủ yếu ở Quảng Châu, Thẩm Quyến và Quảng Đông. Mỗi xưởng có thể cho ra lò một vạn sản phẩm trong vòng 15 ngày. Riêng với những sản phẩm do chính khách hàng tự tay mang tới, cứ cộng thêm ba ngày để "nhái" theo. "Nếu là quần bò, một công nhân của chúng tôi có thể may được 50 cái/ngày. Mỗi xưởng ít nhấtá 200 công nhân nên các anh chị đặt bao nhiêu chúng tôi cũng có thể lo được, không thiếu một chiếc", A Bắc khẳng định.
Vì luôn phải làm việc với những đơn hàng thời trang khổng lồ, nên ngoài kỹ năng tiếp thị buôn bán, A Bắc còn có hiểu biết tốt về thời trang. "Các khách hàng lớn nhất của tôi đều đến từ Việt Nam, chủ yếu ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nên thi thoảng tôi vẫn qua đó để quan sát gu thẩm mỹ rồi tư vấn cho khách. Tôi cũng thường xuyên đi chợ để nắm bắt các mẫu hàng mới", người "tai" VIP nói. Theo tiết lộ, tổng lượng hàng qua tay A Bắc về Việt Nam là rất lớn.
Có những khách hàng đều đặn từ 3 năm nay, mỗi ngày đều đóng về 20 đến 30 bao hàng, mỗi bao nặng khoảng 100kg. Có người để nguyên tem mác Trung Quốc nhưng cũng có người yêu cầu gắn mác "Made in Vietnam" để bán trong các cửa hàng Việt Nam xuất khẩu. A Bắc cũng tự tin khoe rằng, có thể phần nào "định hướng" được thị hiếu thời trang ở thị trường Việt Nam.
Nguy cơ thao túng thị trường Việt
Tôi rời phòng vào sáng sớm hôm sau trong khi Tâm vẫn đang say ngủ. Tâm cũng để ra ngoài vài chục mẫu quần áo, giày dép các loại, nhét chật cứng vào hai chiếc vali kéo khổ lớn. Cô nói sẽ đưa số quần áo này về nước trước để bày mẫu trong khi chờ hàng về. Thường thì mất 5 ngày để về Hà Nội và một tuần để về đến TP. Hồ Chí Minh, chưa kể dịp cuối năm thường xảy ra tình trạng "tắc biên" và "cấm biên" (PV sẽ đề cập đến vấn đề này kỹ hơn tại kỳ sau).
Dịch vụ đóng bao và vận tải có ở khắp nơi tại Quảng Châu, thuận tiện tuyệt đối vì để biển hiệu tiếng Việt và có phiên dịch. Giá đóng bao là 55-70 tệ/bao/60-100kg. Đóng bao xong, các công ty Trung Quốc sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng đến Lũng Vài (thị trấn giáp cửa khẩu Hữu Nghị) rồi sau đó sẽ giao phần còn lại cho đối tác vận tải của Việt Nam. Vì đã tìm hiểu trước nên chúng tôi sử dụng dịch vụ chuyển hàng của một "trùm" mới nổi tại Hà Nội - K. "mẩu".
Để tránh lẫn hàng, Tâm được dặn chỉ cần ghi tên và số điện thoại của mình lên mỗi bao hàng rồi đóng mở ngoặc ký hiệu K. "mẩu". "Trùm" vận tải này mạnh tới nỗi tự tin rằng hàng hóa sử dụng dịch vụ của mình sẽ không ai dám hỏi một câu, cứ thế rồi đóng vào container mà băng băng về, mất một đền mười. Giá vận chuyển được tính theo khối lượng, rất rẻ, thường thì khoảng một triệu đồng/bao 60kg (chưa kể phí kho bãi 100 nghìn đồng/bao), trọn gói từ Quảng Châu về Hà Nội. Tôi bâng khuâng nhìn thân thể mảnh dẻ đang say ngủ rồi khe khẽ rời phòng, cuộc hẹn với A Bắc cần xúc tiến vào lúc sớm bởi tất cả chúng tôi đều bận.
Theo chân A Bắc, tôi được sắp xếp gặp "sếp" của anh ta, một đầu nậu hàng Trung Quốc, người tự tin có thể chi phối toàn bộ nguồn cung cấp hàng Trung Quốc cho thị trường Việt Nam. Và thật sự, tôi choáng váng khi biết đó là một người Việt Nam, nam giới, tên Tr. khoảng 45 tuổi. Dưới quyền người này là hệ thống đông đảo "tai" VIP, trải rộng từ Thẩm Quyến đến Quảng Châu. Ngoài mặt hàng thời trang, linh kiện điện tử, linh kiện cơ khí, Tr. còn chi phối được cả những mặt hàng hoa quả và nông sản. Tr. khá cởi mở, đón tiếp tôi như một khách quý thực thụ và đưa card.
Tấm card lòe loẹt và thơm phức, trên ghi chú: "Nhận đánh hàng chuyến, đặt hàng số lượng lớn, bán sỉ và lẻ tất cả các mặt hàng may mặc, cơ khí, điện tử và nông sản". Ngoài ra theo Tr., công ty anh cũng cung cấp luôn dịch vụ "tai", phòng nghỉ, ăn uống và đi lại cho khách Việt. Hệ thống "vòi bạch tuộc" của công ty anh có khắp các thành phố lớn tại Việt Nam. Đặc biệt hơn cả, anh ta có thể chuyển hàng về nước qua bất cứ cửa khẩu nào, không chỉ gói gọn ở Tân Thanh và Hữu Nghị của Lạng Sơn. Cũng được cho là ưu việt hơn công ty Đ., gói dịch vụ chuyển tiền của Tr. không cần khách phải gửi tiền trước. "Bất cứ khi nào đại lý bên tôi báo đã nhận tiền, các anh ở đây cũng sẽ có tiền", K. nói.
Đọc vị đường đi của những chuyến hàng
Tôi tự đi bộ về khách sạn khi mặt trời đã đứng bóng, đúng lúc Tâm cũng vừa về đến. Cô đi trên chiếc xe ba bánh màu da cam và quảy theo hai bọc quần áo nhỏ. Sự thèm thuồng khiến cô quyết định mua sắm thêm nữa trong khi chờ đợi tôi đi với A Bắc. Mặt Tâm tái mét vì sợ hãi, cô cho biết, tài xế xe ba bánh đi quá ẩu, lạng lách khủng khiếp và thậm chí phóng tốc độ cao trên vỉa hè. Dẫu sao ở Quảng Châu, sử dụng xe ba bánh để đi lại và vận chuyển một khối lượng hàng vừa phải là một lựa chọn không tồi trong bối cảnh taxi ở đây khá kiêu ngạo còn giá cả thì đắt đỏ. Được biết, Quảng Châu cấm xe máy từ năm 2007 nên ngoài các phương tiện công cộng, người dân chỉ còn hai lựa chọn, hoặc xe ba bánh, hoặc taxi.
Chiều hôm ấy, chúng tôi ra trở lại bến xe Việt Tú Nam để kịp chuyến xe đêm trở lại Bằng Tường. Tôi lúc này mới có dịp nhận thấy nhiều sự xuất hiện của tiếng Việt và người Việt quanh bến xe. Hầu như những người bán hàng quanh bến xe chừng 1km, đều ít nhiều nói được tiếng Việt. Nhiều người nói rằng, chính vì sự thuận lợi đó, người Việt sang Quảng Châu mua hàng nhiều hơn tất thảy các nước khác, chiếm phần quan trọng trong nền kinh tế "hàng chợ" của vùng này. Thế nhưng, mọi việc đã không thuận lợi như mong đợi. Sau khi trở về Việt Nam an toàn, khoảng 10 ngày sau, Tâm đến tìm tôi rồi mếu máo khóc than, hàng của cô chưa về. Tôi gọi điện cho K. "mẩu", người này phân trần: "Tắc biên". Nhìn những giọt nước mắt nóng bỏng chảy dài trên gương mặt xinh đẹp. Tôi nghẹn lại, trấn an: "Tớ sẽ quay trở lại Lạng Sơn để tìm hiểu sự tình...".
Theo quan sát, mặc dù tại cửa khẩu, nhiều người "chuyển hàng" với bao lớn, bao nhỏ nhưng họ hầu như không gặp bất cứ sự khó khăn nào từ các bộ hải quan và biên phòng tại cửa khẩu Hữu Nghị. Theo kinh nghiệm "truyền khẩu", nếu bị "hỏi" thì "dân buôn" cứ nói, thấy quần áo đẹp, nên mua nhiều về làm quà. Tuy nhiên, điều