Khám phá "bí kíp" bán trà đá nhanh giàu
Mỗi cốc trà đá chỉ 1.000 – 2.000 đồng, nhưng với công thức pha nước chè tươi hoặc nước trà mạn vụn với nước lã thì nghề bán trà đá quả thật là hái ra tiền.
Trà đá = nước chè tươi + nước lã + đá
Điểm hút khách của trà đá có lẽ chính là vì giá rẻ. Chỉ cần 2.000 đồng là khách đã có được 1 cốc trà đá cùng 1 chỗ ngồi để tán gẫu. Tuy nhiên, vì rẻ, vì tiện mà ít ai để ý đến việc những ly trà đá được người bán hàng chế biến thế nào.
Bình trà đá được pha sẵn để rót ra cốc cho nhanh.
Ghé vào quán trà đá của chị L., trên đường Ngụy Như Kon Tum, ngay trước cổng làng sinh viên Hacinco, chúng tôi đã được chứng kiến công nghệ làm trà đá siêu bẩn ở đây.
Mỗi cốc trà đá được pha chế chưa đến 15 giây. Nước trà được được pha sẵn đựng trong một chiếc ruột nồi cơm điện không có nắp đậy, vỏ bên ngoài nhơm nhớp, đầy cáu bẩn. Khách đến, chủ quán chỉ cần bỏ đá vào cốc, rót trà và đổ nước trắng đựng trong vỏ chai Coca Cola 1,5l, thế là xong.
Mỗi cốc trà đá được pha chế chưa đến 15 giây. Nước trà được được pha sẵn đựng trong một chiếc ruột nồi cơm điện không có nắp đậy, vỏ bên ngoài nhơm nhớp, đầy cáu bẩn. Khách đến, chủ quán chỉ cần bỏ đá vào cốc, rót trà và đổ nước trắng đựng trong vỏ chai Coca Cola 1,5l, thế là xong.
Cứ mỗi lần hết chè hoặc nước trong chai Coca Cola, chị L. lại tất tả chạy vào trong ngõ nhỏ, cách quán chừng gần chục mét để lấy thêm nước. Lý do không để “đồ nghề” ở ngoài, chị L. giải thích là để tránh công an.
Bình nước lọc và thùng nước lã để chế biến trà đá.
Thấy trà không có vị chát và ngọt lưỡi như trà uống ở nhà, tôi hỏi loại trà gì, thì chị L. liền khoe: “Trà Thái Nguyên xịn, 120.000 đồng/kg, trà này chị phải đặt mua người quen mua chính gốc, vừa ngon lại có giá rẻ như thế đấy. Các hàng khác họ mua ở Hà Nội, không ngon bằng hàng chị đâu”.
Hỏi sang chai nước trắng chế thêm vào chè, chị L. khẳng định đó là “nước lọc xịn, rót ra từ bình 20l hẳn hoi”. Tuy nhiên, sự thực không phải như vậy.
Lấy lý do trời nắng quá, quán lại không có mái che, tôi xin phép được ngồi ở đầu con ngõ chị L. vẫn đi đi lại lại để “tiếp tế” nguồn nước phục vụ khách.
Cách chỗ tôi ngồi chừng 5m là 1 bình nước lọc 20 l đã mất nhãn mác và không có nút bịt. Bên ngoài bình bám đầy bụi, đen nhẻm và cũng không có nước bên trong. Ngay sát bình nước này là 1 xô nước lã, trên mặt đầy váng bụi và cũng không có nắp đậy.
Vì xô nước được nấp sau gốc cây nên chốc chốc, chị L. lại vô tư mang vỏ chai Coca Cola vào và sục thẳng xuống xô nước để đổ đầy bình.
Giả vờ nghe điện thoại, tôi tiếp tục tiến sâu vào trong ngõ để tìm hiểu nguyên liệu pha trà ở đây. Trong 1 góc nhỏ được bao bọc bởi các tấm bìa và xốp là một bếp than tổ ong, bên trên là một nồi nước chè tươi đang sôi sùng sục, cũng không có nắp đậy.
Theo lời chị L. quảng cáo là chè Thái Nguyên, nhưng quan sát khắp khu vực bán hàng của chị, không hề có dấu vết của trà mạn, chỉ có một nồi nước chè tươi rất to đang được đun.
Thấy chị L. vò lá chè tươi ngay đầu ngõ chỗ tôi ngồi, gặng hỏi thì chị nói “dân công sở làm ở khu này thích uống chè tươi nên chị làm riêng cho họ thôi”.
Phía trên, ngay sát chỗ tôi ngồi là 1 góc nhỏ được xây bởi hai bờ tường nối giữa vỉa hè của quán và con ngõ nhỏ, phía trong góc này được quây bằng một miếng ván gỗ đã mục nát. Bên trong là một chiếc can khoảng 2l, bị khoét miệng, chứa nước đục ngầu, dùng làm nơi rửa cốc.
Hỏi sang chai nước trắng chế thêm vào chè, chị L. khẳng định đó là “nước lọc xịn, rót ra từ bình 20l hẳn hoi”. Tuy nhiên, sự thực không phải như vậy.
Lấy lý do trời nắng quá, quán lại không có mái che, tôi xin phép được ngồi ở đầu con ngõ chị L. vẫn đi đi lại lại để “tiếp tế” nguồn nước phục vụ khách.
Cách chỗ tôi ngồi chừng 5m là 1 bình nước lọc 20 l đã mất nhãn mác và không có nút bịt. Bên ngoài bình bám đầy bụi, đen nhẻm và cũng không có nước bên trong. Ngay sát bình nước này là 1 xô nước lã, trên mặt đầy váng bụi và cũng không có nắp đậy.
Vì xô nước được nấp sau gốc cây nên chốc chốc, chị L. lại vô tư mang vỏ chai Coca Cola vào và sục thẳng xuống xô nước để đổ đầy bình.
Giả vờ nghe điện thoại, tôi tiếp tục tiến sâu vào trong ngõ để tìm hiểu nguyên liệu pha trà ở đây. Trong 1 góc nhỏ được bao bọc bởi các tấm bìa và xốp là một bếp than tổ ong, bên trên là một nồi nước chè tươi đang sôi sùng sục, cũng không có nắp đậy.
Theo lời chị L. quảng cáo là chè Thái Nguyên, nhưng quan sát khắp khu vực bán hàng của chị, không hề có dấu vết của trà mạn, chỉ có một nồi nước chè tươi rất to đang được đun.
Thấy chị L. vò lá chè tươi ngay đầu ngõ chỗ tôi ngồi, gặng hỏi thì chị nói “dân công sở làm ở khu này thích uống chè tươi nên chị làm riêng cho họ thôi”.
Phía trên, ngay sát chỗ tôi ngồi là 1 góc nhỏ được xây bởi hai bờ tường nối giữa vỉa hè của quán và con ngõ nhỏ, phía trong góc này được quây bằng một miếng ván gỗ đã mục nát. Bên trong là một chiếc can khoảng 2l, bị khoét miệng, chứa nước đục ngầu, dùng làm nơi rửa cốc.
Chỉ với 1 chiếc hộp khoảng 2l nước, hàng chục chiếc cốc đã được rửa tại đây.
Theo quan sát của chúng tôi, trong vòng 1 tiếng đồng hồ, có tới hàng chục chiếc cốc được khoắng vào đây nhưng chị L. vẫn chưa 1 lần thay nước.
Theo bác Bình, một chủ quán trà đá quen thuộc của tôi trong phố Pháo Đài Láng, nước trắng dùng để pha chế trà đá tại các quán ở vỉa hè, đa số là nước lã. Chỉ có những quán bán tại nhà thì may ra nước mới được đun sôi.
“Những quán trà đá ở Mỹ Đình, xa khu dân cư, mỗi ngày bán đến hàng trăm cốc thì lấy đâu ra nước đun sôi hay nước lọc mà dùng. Hơn nữa, mỗi cốc trà đá có nơi vẫn bán 1.000 đồng, nếu dùng nước lọc, chè xịn, đá sạch mà pha thì chủ quán chỉ có lỗ vốn”, bác Bình chia sẻ.
Tiết lộ về các loại chè dùng để pha chế, bác Bình cho biết, đa số là nước chè tươi, vì chỉ cần 5.000 – 10.000 đồng mua lá chè, thì người bán có thể dùng cả ngày cũng không hết. Tuy nhiên, cũng có quán “sang” hơn thì dùng loại chè vụn, nhưng để nước xanh được lâu thì họ thường không tráng nước đầu đổ đi mà dùng luôn, vì chè hiện nay có sử dụng rất nhiều chất kích thích, trong đó có thuốc trừ sâu, nên không bỏ đi nước đầu, tức là giữ lại được 50% thuốc trừ sâu có trong chè. Như vậy, nước chè sẽ xanh lâu và người bán tiết kiệm được chè.
Trà chanh “chiết xuất” từ trà mạn lọc bằng tất giấy
Ai cũng nghĩ trà chanh vừa rẻ, vừa ngon, mỗi ly trà chanh chỉ 10.000 đồng. Tiết lộ về bí quyết pha chế trà chanh tại các quán ở Hà Nội, bác Mận, bán phở trên phố Lý Quốc Sư khẳng định: “Làm gì có trà chanh bằng nước cốt chanh, toàn chế từ trà mạn vụn, thêm ít đường và vài lát chanh mỏng. Nhà tôi ở đấy, nên không bao giờ dám uống”.
Theo bác Bình, một chủ quán trà đá quen thuộc của tôi trong phố Pháo Đài Láng, nước trắng dùng để pha chế trà đá tại các quán ở vỉa hè, đa số là nước lã. Chỉ có những quán bán tại nhà thì may ra nước mới được đun sôi.
“Những quán trà đá ở Mỹ Đình, xa khu dân cư, mỗi ngày bán đến hàng trăm cốc thì lấy đâu ra nước đun sôi hay nước lọc mà dùng. Hơn nữa, mỗi cốc trà đá có nơi vẫn bán 1.000 đồng, nếu dùng nước lọc, chè xịn, đá sạch mà pha thì chủ quán chỉ có lỗ vốn”, bác Bình chia sẻ.
Tiết lộ về các loại chè dùng để pha chế, bác Bình cho biết, đa số là nước chè tươi, vì chỉ cần 5.000 – 10.000 đồng mua lá chè, thì người bán có thể dùng cả ngày cũng không hết. Tuy nhiên, cũng có quán “sang” hơn thì dùng loại chè vụn, nhưng để nước xanh được lâu thì họ thường không tráng nước đầu đổ đi mà dùng luôn, vì chè hiện nay có sử dụng rất nhiều chất kích thích, trong đó có thuốc trừ sâu, nên không bỏ đi nước đầu, tức là giữ lại được 50% thuốc trừ sâu có trong chè. Như vậy, nước chè sẽ xanh lâu và người bán tiết kiệm được chè.
Trà chanh “chiết xuất” từ trà mạn lọc bằng tất giấy
Ai cũng nghĩ trà chanh vừa rẻ, vừa ngon, mỗi ly trà chanh chỉ 10.000 đồng. Tiết lộ về bí quyết pha chế trà chanh tại các quán ở Hà Nội, bác Mận, bán phở trên phố Lý Quốc Sư khẳng định: “Làm gì có trà chanh bằng nước cốt chanh, toàn chế từ trà mạn vụn, thêm ít đường và vài lát chanh mỏng. Nhà tôi ở đấy, nên không bao giờ dám uống”.
Mỗi ly trà chanh tuy chỉ 10.000 đồng, nhưng các chủ quán vẫn "hời" rất lớn.
Ghé vào một quán trà chanh trên phố Nhà Thờ, chưa đầy 1 phút, chủ quán đã mang ra cho chúng tôi hai cốc trà chanh đầy hấp dẫn. Trà chanh ở đây luôn được pha sẵn và đổ ra các cốc nhỏ, khách đến, nhân viên chỉ cần bỏ đá và 2 lát chanh mỏng là xong.
Tuy nhiên, trà chanh ở đây có mùi vị rất lạ. Vừa đưa cốc lên uống thì một mùi hắc hắc, nồng nặc sộc vào mũi. Vị trà cũng rất lạ, có vị chua của chanh, vị ngọt của đường, nhưng khi uống xong, ở đầu lưỡi lại có vị chát, chứ không phải vị đắng nhưng ngọt mát của chanh.
Tuy nhiên, trà chanh ở đây có mùi vị rất lạ. Vừa đưa cốc lên uống thì một mùi hắc hắc, nồng nặc sộc vào mũi. Vị trà cũng rất lạ, có vị chua của chanh, vị ngọt của đường, nhưng khi uống xong, ở đầu lưỡi lại có vị chát, chứ không phải vị đắng nhưng ngọt mát của chanh.
Các quán trà chanh luôn đông nghẹt khách.
Hỏi chủ quán thì anh này giải thích: “Trà pha ngoài quán phải khác với nước chanh em pha ở nhà. Trà thì phải chát, còn hắc chắc là do uống không quen vị. Hương hoa lài thơm thế mà em bảo hắc thì anh chịu”.
Theo lời mách của bác Mận, chúng tôi tìm đến hàng cô Tâm, chuyên bán các loại chè mạn ở phố Cao Thắng.
Vừa thấy người hỏi, cô Tâm liền đon đả: “Chè xịn hay chè thường em ơi. Chè xịn thì trong nhà, chè thường thì ở ngay ngoài đấy”.
Ngỏ ý muốn mua loại chè bình dân, cô Tâm hỏi luôn: “Mua làm trà chanh à? Thế thì lấy loại chè búp hoặc muốn rẻ hơn nữa thì lấy chè vụn”.
Vừa đưa gói chè vụn 1kg cho khách xem, cô Tâm vừa giới thiệu, quán cô là chỗ bán rẻ nhất chợ, lại nhiều loại chè bình dân, nên các chủ quán trà chanh ở phố Nhà Thờ, Nhà Chung vẫn hay đến mua. Giá của các loại chè cũng rất rẻ so với thị trường. Chè Thái Nguyên thì 120.000 đồng/kg, chè bút đóng túi nilong thì 90.000 đồng/kg, còn loại chè vụn thì chỉ 40.000 đồng/kg.
Theo lời mách của bác Mận, chúng tôi tìm đến hàng cô Tâm, chuyên bán các loại chè mạn ở phố Cao Thắng.
Vừa thấy người hỏi, cô Tâm liền đon đả: “Chè xịn hay chè thường em ơi. Chè xịn thì trong nhà, chè thường thì ở ngay ngoài đấy”.
Ngỏ ý muốn mua loại chè bình dân, cô Tâm hỏi luôn: “Mua làm trà chanh à? Thế thì lấy loại chè búp hoặc muốn rẻ hơn nữa thì lấy chè vụn”.
Vừa đưa gói chè vụn 1kg cho khách xem, cô Tâm vừa giới thiệu, quán cô là chỗ bán rẻ nhất chợ, lại nhiều loại chè bình dân, nên các chủ quán trà chanh ở phố Nhà Thờ, Nhà Chung vẫn hay đến mua. Giá của các loại chè cũng rất rẻ so với thị trường. Chè Thái Nguyên thì 120.000 đồng/kg, chè bút đóng túi nilong thì 90.000 đồng/kg, còn loại chè vụn thì chỉ 40.000 đồng/kg.
Các loại trà mạn bình dân đước bán chủ yếu cho các hàng trà đá và trà chanh.
Tuy nhiên, giá đấy là giá bán cho người quen, còn giá cho người mới thì “ưu đãi” bớt 10.000 đồng cho mỗi kg chè búp và 5.000 đồng cho mỗi kg chè vụn, tức là giá mỗi cân chè búp chỉ còn 80.000 đồng, còn mỗi cân chè vụn thì chỉ 35.000 đồng.
Thấy chúng tôi ngần ngừ về công nghệ pha trà chanh từ chè mạn, cô Tâm liền giải thích cặn kẽ: “Pha trà này rất dễ thôi. Đa số các chủ hàng chỉ xài loại chè vụn cho rẻ. Mua chè về không cần tráng qua nước sôi, ướp hoa nhài thêm vào. Sau đó, cho chè vào trong 1 chiếc tất giấy mỏng của phụ nữ, đổ nước sôi vào. Khi nào chè ngấm hết chất, hết màu thì vất đi. Chế thêm nước trắng, bỏ đường, vắt chanh và thêm mấy lát chanh mỏng cho bắt mắt là xong”.
Trong lúc đang phân vân chưa biết lấy loại chè nào, thì một vị khách đỗ chiếc Air Blade phịch cái trước cửa quán, chắc là khách quen, nên cô Tâm thoăn thoắt lấy ra 2 bọc chè lớn (tầm 4 – 5kg) đưa cho khách. “Giá vẫn như cũ nhé”, vừa nói, cô Tâm vừa đưa tay lấy tiền từ vị khách.
Quay sang chúng tôi, cô Tâm giới thiệu: “Cũng là chủ quán trà chanh đấy, hàng ông này bán chạy lắm, cứ dăm ba hôm lại chạy qua chỗ cô lấy chè”.
Thắc mắc về “bí bíp” pha trà chanh không cần tráng chè nước đầu, trong khi đó việc tráng này có thể loại bỏ tới 50% độc tố có trong chè, cô Tâm cười nhạt: “Đúng là chè bây giờ muốn mọc nhanh thì phải phun nhiều thuốc kích thích. Nhưng cháu đã thấy ai ngộ độc hay chết vì chè nhiều thuốc sâu chưa. Thế mới thần kỳ chứ. Nên cháu cứ yên tâm, pha nước sôi cẩn thận là khách hàng uống thoải mái cũng không sợ ngộ đâu”.
Có lẽ, tuy chỉ 10.000 đồng/cốc trà chanh, nhưng với cách pha chế như trên thì đây cũng quả là một mặt hàng khá “hời” với các chủ quán. Cũng chính vì thế, càng ngày càng có nhiều quán trà chanh mọc lên như nấm ở Hà Nội.
Thấy chúng tôi ngần ngừ về công nghệ pha trà chanh từ chè mạn, cô Tâm liền giải thích cặn kẽ: “Pha trà này rất dễ thôi. Đa số các chủ hàng chỉ xài loại chè vụn cho rẻ. Mua chè về không cần tráng qua nước sôi, ướp hoa nhài thêm vào. Sau đó, cho chè vào trong 1 chiếc tất giấy mỏng của phụ nữ, đổ nước sôi vào. Khi nào chè ngấm hết chất, hết màu thì vất đi. Chế thêm nước trắng, bỏ đường, vắt chanh và thêm mấy lát chanh mỏng cho bắt mắt là xong”.
Trong lúc đang phân vân chưa biết lấy loại chè nào, thì một vị khách đỗ chiếc Air Blade phịch cái trước cửa quán, chắc là khách quen, nên cô Tâm thoăn thoắt lấy ra 2 bọc chè lớn (tầm 4 – 5kg) đưa cho khách. “Giá vẫn như cũ nhé”, vừa nói, cô Tâm vừa đưa tay lấy tiền từ vị khách.
Quay sang chúng tôi, cô Tâm giới thiệu: “Cũng là chủ quán trà chanh đấy, hàng ông này bán chạy lắm, cứ dăm ba hôm lại chạy qua chỗ cô lấy chè”.
Thắc mắc về “bí bíp” pha trà chanh không cần tráng chè nước đầu, trong khi đó việc tráng này có thể loại bỏ tới 50% độc tố có trong chè, cô Tâm cười nhạt: “Đúng là chè bây giờ muốn mọc nhanh thì phải phun nhiều thuốc kích thích. Nhưng cháu đã thấy ai ngộ độc hay chết vì chè nhiều thuốc sâu chưa. Thế mới thần kỳ chứ. Nên cháu cứ yên tâm, pha nước sôi cẩn thận là khách hàng uống thoải mái cũng không sợ ngộ đâu”.
Có lẽ, tuy chỉ 10.000 đồng/cốc trà chanh, nhưng với cách pha chế như trên thì đây cũng quả là một mặt hàng khá “hời” với các chủ quán. Cũng chính vì thế, càng ngày càng có nhiều quán trà chanh mọc lên như nấm ở Hà Nội.