Khai quật nhà vệ sinh 2.700 năm tuổi có chiếc bồn cầu độc lạ

Trung Hạ,
Chia sẻ

Năm 2021, các nhà khảo cổ Israel đã khai quật được một cổ vật đáng kinh ngạc: Một chiếc bồn cầu.

Chiếc bồn cầu cổ được tìm thấy ở trung tâm văn hóa của Jerusalem (Israel), trong một cung điện đổ nát nhìn ra thành phố cổ.

Theo suy đoán của nhà khoa học Yaakov Billig, chiếc bồn cầu này được sử dụng vào cuối thời kỳ của các vị vua Do Thái (thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên) cách đây khoảng 2.700 năm.

Bạn có thể hỏi, tại sao có một trụ đá có cái lỗ bên trên lại là bồn cầu? Bởi vì các nhà khảo cổ còn phát hiện một bể phốt được đào từ nền đá vôi dưới chiếc bồn.

Tuy nhiên, do không đủ kinh phí, công việc khai quật không thể hoàn thành ngay vào thời điểm đó nên chỉ một phần đã được khai quật. Mặc dù bồn cầu và bể phốt không được khai quật hoàn toàn nhưng Billig ước tính diện tích của nhà vệ sinh vào khoảng 1,5 x 2 mét, gần giống với kích cỡ nhà vệ sinh hiện đại.

Khai quật nhà vệ sinh 2.700 năm tuổi với chiếc bồn cầu độc lạ, bất ngờ hơn với công dụng của món đồ bên trong - Ảnh 1.

Các nhà khảo cổ đang kiểm tra chiếc bồn cầu

Nhóm nghiên cứu của Billig cũng tìm thấy bệ ngồi của bồn cầu tại chỗ, nhưng bệ ngồi không phải là nhựa hoặc acrylic thường được sử dụng trong thời hiện đại, mà là vật liệu giống như bồn cầu: đá vôi. “Chỉ là chạm khắc cầu kỳ thế này mà phải ngồi lên đi vệ sinh thì không quá hợp lý”, Yaakov Billig nói.

Như đã đề cập trước đó, chiếc bồn cầu được tìm thấy trong cung điện, một "tòa kiến trúc hoàng gia" có từ thời kỳ đồ sắt. Các trụ cột của cung điện được khắc các biểu tượng của các vị vua Do Thái.

Có thể hình dung đây không phải là bồn cầu mà người bình thường có thể sử dụng, mà là thứ đồ cao cấp được quý tộc yêu thích.

Việc khai quật được buồng vệ sinh cá nhân thời cổ đại là cực kỳ hiếm ở Israel. Vào thời đó, nhà vệ sinh là đặc quyền của người giàu có.

Một số trụ cột tinh xảo được chạm khắc ý nghĩa biểu tượng của chế độ quân chủ Do Thái

Tuy nhiên, nhóm khảo cổ còn có một phát hiện khá kỳ lạ khác. Họ đã tìm thấy 30-40 cái bát trong buồng vệ sinh.

Ăn trong nhà vệ sinh, ngửi mùi khó chịu, liệu có thể nuốt trôi? Vì vậy, các nhà khoa học suy đoán rằng những chiếc bát này có công dụng đặc biệt khác, đó là dùng để đựng các chất tạo mùi thơm, chẳng hạn như dầu thơm hoặc sáp thơm.

Khai quật nhà vệ sinh 2.700 năm tuổi với chiếc bồn cầu độc lạ, bất ngờ hơn với công dụng của món đồ bên trong - Ảnh 4.

Việc nghiên cứu chiếc bồn cầu thời cổ đại không dừng lại ở đó. Các nhà khoa học đã nghiên cứu bể phốt bên dưới để tìm hiểu thêm về các vấn đề ăn uống, tiêu hóa của tầng lớp quý tộc cuối thời kỳ đồ sắt.

Trong bể phốt, các nhà khoa học đã thu thập 15 mẫu trầm tích và tìm thấy trứng của giun tròn, sán dây, giun tóc và giun kim trong các mẫu trầm tích dưới kính hiển vi. Qua đó cho thấy những người giàu có ở Jerusalem cổ đại có thể mắc một loạt bệnh.

Giun tròn và giun đũa, hai loại ký sinh trùng lây truyền chủ yếu qua đường phân-miệng, cũng đồng nghĩa với việc họ đã xử lý phân không đúng cách, làm ô nhiễm nguồn cung cấp thực phẩm và nước, và bón phân cho rau củ bằng phân chứa đầy ký sinh trùng...

Đối với sán dây, người thời đó đã ăn thịt chưa nấu chín hoặc không sạch. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ngay cả các bậc trí thức thời xưa cũng chưa có giải pháp tốt cho vấn đề vệ sinh thực phẩm.

Khai quật nhà vệ sinh 2.700 năm tuổi với chiếc bồn cầu độc lạ, bất ngờ hơn với công dụng của món đồ bên trong - Ảnh 5.

Lúc bấy giờ vấn đề sức khỏe chưa được quan tâm nhiều, lây truyền qua đường phân-miệng là nguyên nhân chính gây ra các bệnh ký sinh trùng đường ruột, từ đó bệnh ký sinh trùng rất phổ biến.

Trong trường hợp không có y học hiện đại, những người bị nhiễm ký sinh trùng khó được chữa trị triệt để, có nghĩa là nhiều người ở Jerusalem cổ đại có thể đã mang giun trong cơ thể suốt cuộc đời.

Có thể thấy, ngay cả những người giàu có và quyền lực với nhà vệ sinh riêng cũng không thoát khỏi số phận bị nhiễm ký sinh trùng thời cổ đại.

Chia sẻ