Khắc phục dị ứng khi thời tiết chuyển mùa
Dị ứng là căn bệnh thường gặp, đặc biệt vào những thời điểm giao chuyển mùa, hoặc do thay đổi nhiệt độ đột ngột
Bệnh thường có nhiều biểu
hiện khác nhau, khi phát hiện ra bị mắc dị ứng bạn cần nhanh chóng tìm cách ứng
phó để phòng tránh nguy cơ vùng dị ứng
lan rộng.
Biểu hiện:
- Phát ban: Phát ban là một trong những triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh dị ứng. Thường thì phát ban là do dị ứng thực phẩm gây nên, nhưng đôi khi các tác nhân như yếu tố môi trường, việc sử dụng thuốc…lại cũng chính là thủ phạm.
- Da bị sưng rộp hay tấy đỏ: Dị ứng thường khiến cho làn da của bạn bị sưng tấy, đặc biệt là vùng da xung quanh môi hay mặt là “đối tượng “ tấn công chủ yếu. Đa phần kiểu dị ứng như thế này thường do việc ăn các loại hải sản hay trứng gây nên.
- Viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân của chứng viêm mũi dị ứng thường do bụi bẩn hay phấn hoa gây nên. Bên cạnh đó, viêm mũi dị ứng cũng có thể là do việc cơ thể bạn bị kích ứng với những loại sản phẩm đóng hộp hay bơ sữa.
- Chàm bội nhiễm ( Eczema): Các nốt dị ứng thưòng mẩn đỏ và
có xuất hiện vảy ở đầu, và sẽ mọc gần khu mặt, đầu gối và khuỷu tay. Nếu không
may là “nạn nhân” của chứng chàm bội nhiễm bạn cần tránh để cơ thể tiết ra mồ
hôi, hay tránh thời tiết khô hanh.
Nếu không tuân thủ nguyên tắc trên, tình trạng của bạn sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Lý do chủ yếu gây nên chứng Eczema là do bị dị ứng với những loại thực phẩm như bột mỳ, trứng, sữa và cá.
- Gặp rắc rối ở hệ tiêu hoá: Những biểu hiện như tiêu chảy, nổn mửa hay táo bón cũng có thể là biểu hiện của chứng dị ứng thực phẩm. Nhưng cũng có thể đó là dấu hiệu của phản ứng cơ thể với những loại thực phẩm được “thu nạp” vào. Nếu không chắc chắn nguyên nhân gây ra những biểu hiện bất thường trên, bạn có thể gặp bác sĩ để được thăm khám và có kết luận chính xác.
- Nổi mề đay cấp tính: Đây là triệu chứng rất nguy hiểm, nhưng điều đáng mừng là triệu chứng này cũng là biểu hiện ít gặp nhất của chứng dị ứng. Khi bị nổi mề đay cấp tính, người bệnh sẽ bị khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột, dị ứng trên khắp cơ thể. Nên nhớ khi bị nổi mề đay cấp tính cần được nhanh chóng cấp cứu ngay lập tức, tốt nhất là nên nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất trước khi quá muộn.
Mẹo nhỏ mách bạn
- Bột khoai tây: Dùng 4 thìa bột khoai tây để thoa lên vùng da bị dị ứng, và nên để cho bột khoai tây lưu lại trên da trong vòng 20 phút. Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần, cho đến khi những biểu hiện của bệnh dị ứng tự rút lui.
- Chanh: Dùng một quả chanh và vắt lấy nước, pha lẫn với 1 cốc nước ấm. Thêm 1 chút mật ong vàp trong nước chanh, uống khi buổi sáng sớm mới thức dậy. Uống đều đặn trong một vài tháng, cách làm này giúp bạn cải thiện hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
- Nước rau: nước rau cũng được xem như một phương pháp chữa trị hiệu quả đối với chứng bệnh dị ứng. Rất đơn giản bạn hãy uống 500 ml nước cà rốt hay pha trộn nước cà rốt với nước củ cải đường và nước dưa chuột để uống thường xuyên, cũng sẽ đem lại ích lợi.
- Mật ong: Khi thời tiết thay đổi theo mùa hoặc quá đột ngột
một số người dị ứng với thời tiết khiến cơ thể mệt mỏi khó chịu. Lời khuyên cho
bạn là dùng mật ong, tốt nhất là loại mật ong trong vùng mà bạn sinh sống. Mật
của những loài hoa trong vùng bạn sinh sống khi hấp thu vào cơ thể sẽ trở thành
một kháng thể tự nhiên, giúp bạn giảm các triệu chứng của dị ứng như là dị ứng
phấn hoa về mùa xuân. Mật ong có tác dụng giúp cơ thể chỗng nhiễm khuẩn, an thần,
các bệnh về đường hô hấp, ho, viêm thanh quản…
- Trà xanh: Hãy uống
từ 1 -2 chén trà xanh mỗi ngày, có thể cho thêm chút mật ong. Ngoài trà xanh bạn
có thể uống trà đen, tuy nhiên, nhưng xin nói với bạn rằng, so với trà đen thì
trà xanh sẽ đem lại tác dụng chữa trị nhanh hơn.
- Uống một cốc nước lọc có pha thêm khoảng 2 thìa dấm rượu táo.
- Trong quá trình điều trị, nên tránh hút thuốc và sử dụng các loại đồ uống có cồn.
Cách phòng tránh
- Nên rửa mắt bằng nguồn nước sạch nếu bạn có cảm giác ngứa và tấy trong mắt.
- Nên đeo kính và đeo khẩu trang nếu bạn đi ra ngoài vào những ngày nhiều gió khi mà có nhiều phấn hoa và bụi bẩn trong không khí.
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
- Tránh tiếp xúc với bụi bẩn và phấn hoa.
- Thận trọng khi dùng mỹ phẩm.
- Việc bổ sung vitamin C cho cơ thể cũng sẽ giúp bạn giảm được nguy cơ mắc chứng dị ứng. Các chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung khoảng 1000 mg Vitamin C mỗi ngày.
- Tránh dùng những thức ăn dễ gây dị ứng như thực phẩm chế
biến từ hải sản, các chất được lên men...
- Tránh tiếp xúc với các loại hóa chất dễ gây kích ứng da và
đặc biệt là tránh tiếp xúc với các chất đã gây cho da bị kích ứng trước đó.
- Luôn giữ ấm cơ thể, nên tránh sử dụng áo quần may bằng những
loại vải dễ gây kích ứng da như len, bố... Không nên mặc các loại quần áo quá
chật nhằm tránh tình trạng cọ xát dễ gây kích thích tại chỗ.
- Hạn chế sinh hoạt trong môi trường có độ ẩm thấp vì dễ gây
cho da bị khô, dễ bị kích thích, dễ bị tái phát những bệnh lý da dị ứng theo
mùa.
Lưu ý: Nếu đã thử nhiều cách, nhưng biểu hiện của chứng dị ứng không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được kịp thời điều trị. Không nên tự ý mua và dùng thuốc chữa dị ứng.
Khổng Hà