Isaac Newton: Nạn nhân của đám đông
Do không thể cưỡng lại sức hút sôi động từ đám đông trên thị trường chứng khoán mà thiên tài Newton đã mất trắng tiền vốn lẫn lãi khi đầu tư vào bong bóng cổ phiếu.
Nội dung nổi bật:
- Với chỉ số IQ cao cùng với thành tích đáng kinh ngạc trong vai trò nhà khoa học, điều không có nghĩa là Newton cũng sẽ trở thành một nhà đầu tư thông mình.
- Việc bong bóng South Sea nổ tung đã hút hết số tiền vốn lẫn lãi của ông vào không trung.
- Từ đó, bài học có được là bạn phải tự đưa ra kỷ luật cho cảm xúc trong đầu tư. Nếu không muốn bị ngấm đòn như thiên tài Newton.
Nhiều triết gia vĩ đại trong lịch sử cho rằng con người có nhiều sức manh chưa sử dụng đến. Tất cả đều là những thiên tài được cất giấu trong vỏ bọc của con người. Những tiềm năng sẽ không thể bộc lộ, nếu tạo hóa ban cho chúng ta một con đường bằng phẳng.
Để làm phát lộ sức mạnh bị chôn giấu, hãy sẵn sàng vì thế giới sẽ voi rọt và gọt giũa cho đến khi bạn trở nên mạnh mẽ và bắt đầu là một cá thể sáng tạo của chính mình. Nhưng cũng sẽ rất nguy hiểm nếu bạn dựa vào đó mà cho rằng giới hạn của con người là không có.
Năng lực mỗi người có thể làm được rất nhiều việc nhưng cũng có một vài việc nằm ngoài khả năng. Chấp nhận thực tại và sự khiêm tốn sẽ đến. Như trong vật lý, Newton là một thiên tài thật sự. Ông có thể kiếm rất nhiều tiền từ việc làm một nhà khoa học. Với chỉ số IQ cao cùng với thành tích đáng kinh ngạc trong vai trò nhà khoa học, điều không có nghĩa là ông cũng sẽ trở thành một nhà đầu tư thông minh.
Đã có nhiều người bình thường với phương pháp và tâm lý đúng đắn đạt thành công trên thị trường chứng khoán. Vậy tại sao thiên tài lại thất bại? Vì trên thị trường chứng khoán không bao giờ dành cho sự nửa vời.
Isaac Newton, một trong những người thông minh nhất của mọi thời đại trong nổ lực tăng thu nhập đã nhảy sang lĩnh vực chứng khoán và kết cục là thất bại.
Thiên tài vật lý cũng đã ngấm đòn từ bài học mà thị trường chứng khoán trao tặng để rồi sau đó có những bước đột phá quan trọng trong lĩnh vực vật lý. Tiềm năng và giới hạn đã được ông rút ra từ người thầy chứng khoán.
Có lẽ bài học từ thị trường chứng khoán đã hình thành Newton một triết lý thú vị. Mà kể từ đó, Newton không bao giờ lấn sân sang lĩnh vực chứng khoán để tăng thu nhập nữa. Ông bắt đầu ở yên trong lĩnh vực mà mình giỏi nhất. Đó chính là vật lý.
Ông từng nói rằng: “Tôi có thể tính toán được sự chuyển động của các hành tinh trên trời, nhưng không thể tính toán được sự điên rồ của con người.” Sức mạnh của con người là không giới hạn. Và có lẽ sự điên rồ cũng thế.
Bong bóng South Sea
Ngược thời gia trở lại mùa xuân năm 1720, khi đó Newton có sở hữu cổ phần của công ty South Sea, một cổ phiếu nóng của nước Anh. Nhận thấy rằng thị trường đang mất kiểm soát cùng với giá cổ phiếu đã tăng lên rất nhiều, Newton lập tức bán cổ phiếu có trong tay và đút túi khoản lợi nhuận béo bở: 100% lợi nhuận, tương đương 7.000 bảng.
Nhưng chỉ vài tháng sau, không thể cưỡng lại sự cuốn hút của đám đông và nhiệt huyết từ thị trường, Newton nhảy cả hai chân vào đám đông cùng với mức giá cao hơn. Cũng giống như tay gà mờ lần đầu đánh bạc, cảm giác chiến thắng lần đầu luôn mang lại một niềm tin và lạc quan phù phiếm để rồi tiếp tục tham gia trò chơi với trái tim, người khác làm sao thì mình làm vậy.
Lần chơi tiếp theo, ông mất đứt cả vốn lẫn lãi: 20.000 bảng, một số tiền rất lớn khi đó. Đến mức cho đến khi cuối đời, ông không bao giờ muốn nhắc đến cái tên South Sea nữa.
Theo thước đo thông thường, Newton hẳn là một con người vô cùng thông minh. Nhưng với định nghĩa của các nhà đầu tư bậc thầy, Newton chưa phải là một nhà đầu tư thông minh. Vì để cho tiếng hò la của đám đông lấn át quyết định đầu tư của mình, nhà khoa học vĩ đại đã đánh mất lý trí của mình.
Thất bại trong việc đầu tư của Newton không phải do ông thiếu năng lực, thông tin hay tầm hiểu biết kinh doanh khác thường. Trong đầu tư phẩm chất của tính cách rất quan trọng. Việc chưa hình thành được một kỷ luật cho cảm xúc là nguyên nhân của Newton.
Điều rõ ràng là thị trường chứng khoán không giới hạn sân chơi cho những người chuyên nghiệp, nhưng nó cũng không chấp nhận cho sự nủa vời. Cùng với một phương pháp đầu tư đã được kiểm nghiệm bởi thị trường, một khuôn khổ trí tuệ đúng đắn cũng rất cần cho sự thành công.
Không gì hơn bằng việc kết tinh triết lý trên bằng một câu nói của Warren Buffett và nếu Newton nghe được điều này sớm hơn có lẽ ông sẽ tránh được một thất bại. Isaac Newton đã hội tụ đủ nhiều tố chất để kiếm tiền trên thị trường chứng khoán, nhưng lại quên mất yếu tố rất quan trọng: một khuôn khổ trí tuệ sáng suốt để đứng vững.
Câu nói của Buffett như sau: “Việc đầu tư thành công trong cuộc đời không đòi hỏi một chỉ số IQ cao chót vót, tầm hiểu biết kinh doanh sâu sắc hay thông tin. Những gì cần có là một khuôn khổ trí tuệ sáng suốt để đưa ra quyết định và khả năng khiến cho cảm xúc không phá hủy nền tảng đó. Bạn phải tự đưa ra kỷ luật cho cảm xúc.”
Hơn ai hết, Newton là người hiểu sâu sắc nhất triết lý này.