“Hy vọng cho trẻ tự kỷ”: Buổi chia sẻ chạm đến trái tim nhiều phụ huynh đang tìm lối đi cho con
Buổi tọa đàm “Hy vọng cho trẻ tự kỷ” không chỉ mang đến thông tin khoa học về hướng điều trị mới, mà còn là nơi để nhiều phụ huynh tìm thấy sự đồng cảm, chia sẻ và một niềm tin rõ ràng hơn trong hành trình đồng hành cùng con.
Một buổi sáng tháng Tư, hội trường nơi diễn ra tọa đàm "Hy vọng cho trẻ tự kỷ" chật kín những ánh mắt đầy kỳ vọng. Những người cha, người mẹ ngồi đó, mang theo câu hỏi lớn về hành trình nuôi dạy con, về cách làm sao để giúp con mình phát triển tốt hơn, vượt qua những khó khăn mà nhiều người vẫn chưa thực sự thấu hiểu. Tọa đàm do Mirai Care tổ chức, với mục tiêu cung cấp thông tin khoa học, hướng dẫn can thiệp sớm và giới thiệu một hướng điều trị đang được quan tâm - liệu pháp tế bào gốc trong cải thiện rối loạn phát triển ở trẻ.

Gần 100 khách mời tham dự tại tọa đàm “Hy vọng mới cho trẻ tự kỷ”.
Tại buổi tọa đàm, thông điệp "Hy vọng cho trẻ tự kỷ - Phát hiện sớm & hướng điều trị mới" đã được lan tỏa rõ ràng, mang lại cho nhiều phụ huynh một góc nhìn khác về những gì họ có thể làm để đồng hành cùng con. Và quan trọng hơn, giúp họ nhìn thấy một hướng đi cụ thể hơn thay vì những băn khoăn kéo dài.
Những chia sẻ làm lòng người lắng lại
Bác sĩ Honda Takahiro, chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu điều trị tế bào gốc TSRI, Tokyo, đã mở đầu phần chia sẻ bằng một câu chuyện cá nhân: "Tôi từng ước... giá như anh trai tôi được điều trị sớm hơn". Câu nói giản dị, nhưng lại tạo nên một không khí khác biệt trong hội trường. Từ đó, bác sĩ dẫn dắt mọi người đến những nghiên cứu về tế bào gốc trung mô, phương pháp đang được áp dụng tại Nhật Bản với mục tiêu hỗ trợ cải thiện ngôn ngữ, hành vi và nhận thức cho trẻ gặp rối loạn phát triển.

Bác sĩ Honda Takahiro chia sẻ về phương pháp điều trị tự kỷ bằng tế bào gốc.
Ông khẳng định: "Chúng tôi không bán ước mơ, mà chỉ chia sẻ những gì đã được nghiên cứu và chứng minh". Liệu pháp tế bào gốc không thay thế hoàn toàn các phương pháp trị liệu truyền thống, nhưng có thể kết hợp để mang lại hiệu quả tốt hơn, đặc biệt khi được can thiệp sớm.
Không khí buổi tọa đàm thêm phần lắng đọng khi hai gia đình phụ huynh chia sẻ hành trình đồng hành cùng con. Gia đình bé ST (6 tuổi) cho biết, sau trị liệu, bé cải thiện rõ rệt trong ăn uống, ngủ nghỉ và sinh hoạt hằng ngày - những thay đổi nhỏ nhưng đầy ý nghĩa với cả gia đình. Gia đình bé QM (7 tuổi) cũng xúc động chia sẻ rằng, trước đây, vì khó khăn trong hòa nhập, bé phải chuyển trường liên tục, thậm chí bố bé từng nghĩ đến việc "mua trường" cho con. Sau quá trình trị liệu, bé đã có thể trở về quê học cùng các bạn đồng trang lứa.
Những câu chuyện ngắn gọn, chân thành ấy đã khiến nhiều người xúc động, để nhận ra rằng, hy vọng không phải điều xa vời, mà đôi khi nằm trong chính những thay đổi nhỏ bé nhất.
Tế bào gốc - Phương pháp khoa học với tiềm năng rõ ràng
Liệu pháp tế bào gốc trung mô, hiện đang được nghiên cứu và áp dụng tại Viện nghiên cứu điều trị tế bào gốc TSRI - Tokyo, Nhật Bản, là một hướng tiếp cận mới trong hỗ trợ trẻ tự kỷ và rối loạn phát triển. Phương pháp này không nhằm thay thế các biện pháp giáo dục đặc biệt hay trị liệu hành vi, mà đóng vai trò như một giải pháp kết hợp, nhằm tăng cường khả năng phục hồi về ngôn ngữ, nhận thức và hành vi cho trẻ.
TSRI hiện tiếp nhận trẻ em Việt Nam thông qua đơn vị kết nối y tế Mirai care. Các gia đình sẽ được đồng hành từ trước, trong và sau quá trình điều trị, với sự hỗ trợ chuyên môn từ đội ngũ chuyên gia tại Nhật Bản và Việt Nam.

Mirai Care - đơn vị độc quyền tư vấn kết nối dịch vụ tự kỷ - tế bào gốc tại TSRI.
Khi hy vọng không còn là một từ mơ hồ
Đại diện Mirai Care cho biết: “Chúng tôi không chỉ muốn mang tới một giải pháp, mà còn hy vọng trở thành điểm tựa tinh thần cho các gia đình đang đồng hành cùng con”. Theo đó, Mirai Care sẽ phát hành cuốn sách chuyên đề “Trị liệu tế bào gốc - Cải thiện tự kỷ & Rối loạn phát triển” vào tháng 5/2025, nhằm cung cấp thêm thông tin và hỗ trợ phụ huynh trong việc tìm hiểu về phương pháp này.
Ngoài ra, Mirai Care cam kết đồng hành 1:1, trao đổi chuyên sâu, theo dõi, hỗ trợ phụ huynh trong suốt quá trình tìm hiểu và điều trị, từ trao đổi ban đầu cho đến khi hoàn thành các bước điều trị tại Nhật Bản. Liệu pháp tế bào gốc trung mô, được nghiên cứu tại Viện TSRI, hiện là một trong những hướng đi đang nhận được sự quan tâm lớn, với tiềm năng cải thiện rõ rệt khả năng phát triển của trẻ.
Không ai phải đi một mình
Trước khi kết thúc buổi tọa đàm, một người mẹ đã nói: “Con tôi không còn đơn độc. Và tôi cũng vậy”. Câu nói ngắn gọn, nhưng phần nào thể hiện được tâm trạng của nhiều người có mặt hôm đó.
Con đường phía trước còn dài, và không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nhưng khi có người đồng hành, sự chia sẻ và hỗ trợ đúng lúc có thể giúp mọi thứ trở nên rõ ràng hơn, bớt nặng nề hơn. Bởi lẽ: “Có thể con đường phía trước vẫn dài… nhưng khi bạn không đi một mình, nó sẽ không còn đáng sợ nữa”.

Cán bộ nhân viên bệnh viện PHCN Bắc Giang giao lưu cùng bác sĩ Honda.
Tọa đàm “Hy vọng cho trẻ tự kỷ” diễn ra ngày 20/4/2025 tại Hà Nội, với gần 100 khách mời tham gia. Sự kiện có sự hiện diện của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, bao gồm Giám đốc Bệnh viện PHCN và Cử nhân Vật lý Trị liệu, Cử nhân Điều dưỡng, Tổ chức - Hành chính của bệnh viện PHCN Bắc Giang Bác sĩ Honda Takahiro - Viện nghiên cứu điều trị tế bào gốc TSRI (Tokyo, Nhật Bản), Bác sĩ Đặng Thị Hà - Nguyên giám đốc bệnh viện Phục hồi chức năng Hương Sen & Giám đốc Phòng khám PHCN Nhật Minh, Đại diện Mirai Care và các nhà giáo dục, chuyên gia trong nước.
Thông tin chia sẻ tại buổi tọa đàm không chỉ mang tính chuyên môn, mà còn là sự động viên tinh thần, giúp nhiều gia đình thêm vững vàng trong hành trình cùng con.