Hướng đi nào cho ngành bán lẻ thời 4.0 đang được ưa chuộng?

Quang Vũ,
Chia sẻ

Dưới tác động của tốc độ số hóa, xu hướng mua sắm cũng có sự thay đổi chóng mặt. Vậy đâu là giải pháp giúp thương hiệu đạt mục tiêu doanh thu dễ dàng và hiệu quả, đồng thời gia tăng trải nghiệm mua sắm đa kênh xuyên suốt cho người dùng?

Tốc độ số hóa nhanh sau 2 năm Covid-19 đã biến livestream trở thành nghề nghiệp mới, mang lại việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho nhiều người. Trong bối "người người, nhà nhà livestream", các thương hiệu và nhà bán hàng đã sáng tạo ra nhiều hình thức tương tác mới lạ nhằm gia tăng sự kết nối giữa trực tuyến và trực tiếp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của hình thức bán hàng đa kênh và mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể.

Livestream O2O - "hướng đi" mới cho ngành bán lẻ thời 4.0

Livestream O2O (Online to Offline) là hình thức livestream tương tác khá thịnh hành ở Châu Á hiện nay. Đây là mô hình nhà bán hàng thực hiện các buổi livestream tại chính cửa hàng của mình nhằm thu hút sự chú ý và mang trải nghiệm chân thật nhất về sản phẩm đến với người dùng, qua đó thúc đẩy hành vi mua sắm.

Hướng đi nào cho ngành bán lẻ thời 4.0 đang được ưa chuộng? - Ảnh 1.

Hình thức livestream tại cửa hàng rất phổ biến trong cộng đồng nhà bán hàng TMĐT.

Đối với người dùng, Livestream O2O mang lại những trải nghiệm chân thực không kém gì mua sắm trực tiếp. Người mua có thể tương tác hai chiều với người bán thông qua các hình thức giải đáp thắc mắc, dùng thử hay "đập hộp" sống động.

Mặt khác, khán giả được tìm hiểu sản phẩm trên kênh trực tuyến qua livestream, sau đó có thể đến tận cửa hàng để trải nghiệm sản phẩm thực tế. Quy trình đi từ trực tuyến (online) đến ngoại tuyến (offline) và ngược lại góp phần mang đến những trải nghiệm mua sắm đa kênh thú vị và liền mạch cho người dùng.

Ở khía cạnh nhà bán hàng, Livestream O2O mang lại lợi ích lớn cả về mặt thời gian lẫn chi phí khi nhà bán hàng không nhất thiết phải đầu tư quá nhiều cho mỗi buổi livestream. Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh tại chính cửa hàng mình, các thương hiệu và nhà bán hàng đã có thể tự thực hiện các buổi livestream hấp dẫn.

Hơn thế nữa, việc livestream trực tiếp tại cửa hàng sẽ giúp người bán có thể cung cấp đầy đủ các thông tin về nguồn gốc, chất lượng của sản phẩm, tránh trường hợp bị nghi ngờ là cắt ghép, chỉnh sửa.

Hướng đi nào cho ngành bán lẻ thời 4.0 đang được ưa chuộng? - Ảnh 2.

Lợi ích đa kênh, đa đối tượng

Báo cáo "Repota 2022: Tối ưu chiến lược và công cụ tiếp thị cho tăng trưởng" cho thấy hai năm đương đầu cùng đại dịch đã tạo ra những thói quen mới trong hành vi tiêu dùng. Dù các biện pháp giãn cách xã hội đã chấm dứt, người tiêu dùng Việt có thể quay về lối sống trước đại dịch nhưng họ không làm vậy. Thời gian lên mạng trung bình của họ tuy có xu hướng giảm nhẹ (2.2%) nhưng thời lượng lên mạng qua thiết bị di động lại tăng tới hơn 3.5 tiếng/ngày, chiếm hơn ½ tổng thời gian lên mạng.

Điều này chứng minh rằng, hình thức Livestream O2O rất phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam vì sẽ tiếp tục duy trì lối sống trực tuyến song hành cùng ngoại tuyến, giúp người dùng trải nghiệm cuộc sống linh hoạt, thuận tiện và đầy đủ hơn. Tại Việt Nam, mô hình tiềm năng này cũng đã được sàn TMĐT Lazada tiên phong triển khai và áp dụng, nhằm hỗ trợ các thương hiệu, nhà bán hàng kinh doanh hiệu quả hơn trên TMĐT.

Curnon Watch, thương hiệu đồng hồ nổi tiếng của Việt Nam, đã tiên phong ứng dụng mô hình Livestream O2O của Lazada và bước đầu ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan. Điển hình là sự tăng trưởng trong doanh thu và tỷ lệ khách hàng tìm đến cửa hàng sau khi xem livestream trực tuyến cũng tăng thấy rõ.

Đại diện thương hiệu Curnon Watch cho biết: "Chúng tôi đang trên những bước đầu tiên để khám phá và triển khai hình thức bán hàng này. Nhờ chiến dịch Livestream O2O của Lazada, Curnon Watch đã có những buổi livestream đầu tiên tại chính các cửa hàng offline. Quá trình trải nghiệm mới mẻ và thú vị, giúp đưa thương hiệu đến với nhiều khách hàng hơn, đồng thời tạo ra những sự kết nối, tương tác chân thực. Chúng tôi nhìn thấy rất nhiều tiềm năng và cơ hội để thương hiệu có thể gia tăng doanh thu từ hình thức này."

Hướng đi nào cho ngành bán lẻ thời 4.0 đang được ưa chuộng? - Ảnh 3.

Ảnh chụp một buổi livestream O2O trên Lazada của các thương hiệu.

Giống như Curnon Watch, thương hiệu thời trang Floralpunk cũng đang hào hứng thử nghiệm hình thức Livestream mới này cùng Lazada: "Livestream O2O giúp khách hàng có cái nhìn trực quan, rõ nét hơn thông qua những hình ảnh chân thực về cửa hàng cùng các sản phẩm được trưng bày chỉn chu, từ đó giúp gia tăng niềm tin của khách hàng khi mua sắm online. Với sự hỗ trợ từ Lazada, khách hàng có thể mua được sản phẩm yêu thích nhanh chóng ngay bên dưới livestream cùng với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Ngoài ra, Livestream O2O còn giúp thương hiệu có thể phản hồi khách hàng một cách nhanh chóng về những thắc mắc xoay quanh dịch vụ và sản phẩm của Floralpunk".

Bên cạnh đó, để tối ưu trải nghiệm mua sắm đa kênh của người dùng, tại quầy thu ngân của mỗi cửa hàng tham gia Livestream O2O sẽ được đặt một LazToken có đính kèm mã QR code. Khách hàng khi quét mã QR sẽ được dẫn đến trang mua sắm online trên Lazada, từ đó tận hưởng ưu đãi hấp dẫn hoặc các deal giảm giá khác đang có trên sàn.

Hướng đi nào cho ngành bán lẻ thời 4.0 đang được ưa chuộng? - Ảnh 4.

LazToken đặt tại cửa hàng góp phần mang đến trải nghiệm online to offline liền mạch cho người dùng

Nhìn chung, với những lợi ích to lớn mang lại cho các bên tham gia, Livestream O2O được dự đoán sẽ ngày càng phát triển hơn nữa và trở thành phương thức bán hàng mới tạo được doanh thu, lợi nhuận cao cho nhà bán hàng. Hơn hết, mô hình này đang chứng minh khả năng gia tăng trải nghiệm mua sắm có cảm xúc cho người dùng theo đúng chiến lược Shoppertainment - mua sắm kết hợp giải trí mà sàn TMĐT Lazada tiên phong phát triển suốt nhiều năm qua.

Chia sẻ