Hội thượng lưu, vương giả đầu tư vào tranh như đầu tư mua đất, chỉ thưởng thức và định giá bằng mắt qua thời gian có khi giàu lên nhờ bán một tác phẩm

Hạ Phong,
Chia sẻ

Chơi tranh hóa ra cũng là một thú... đầu tư!

"Nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ mộc" là thú chơi tao nhã của không chỉ người Việt ngày xưa mà ngày nay nó cũng bắt đầu hưng thịnh trở lại. Mở đường cho sự hình thành một tầng lớp quý tộc hiện đại. 

Chơi tranh hiện đại ngoài lấy nó làm cảm hứng cho không gian, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhiều người còn xem đó là hình thức đầu tư. Điển hình như một loại tranh dưới đây, không rõ thể loại của nó là gì nhưng chính cách biến tấu giữa hiện đại và cổ xưa của họa sĩ Bảo Nguyễn đã khiến giá trị của nó vượt tầm. Các khách hàng dần cũng xem đây là một thú chơi "có đầu tư". 

Tranh là một loại tài sản ngang tầm với bất động sản, có giá trị tăng theo thời gian

Bảo Nguyễn quan niệm tranh có giá trị vượt thời gian. Điều này được minh chứng qua rất nhiều tác phẩm của các họa sĩ nổi tiếng. Để câu chuyện được dễ hiểu, Bảo Nguyễn đã đưa ra ví dụ về bức tranh Tower of the Koutoubia Mosque mà Brad Pitt từng mua tặng Angelina Jolie vào năm 2011 với giá 2,95 triệu USD. Bức tranh này sau khi cả hai ly hôn đã được một doanh nhân người Bỉ trả 11,5 triệu USD để mua lại khi Angelina Jolie mang nó đi đấu giá.

Điều này rõ ràng cho thấy tranh là một loại tài sản luôn tăng giá trị theo thời gian. Tuy nhiên loại tài sản này giá trị như thế nào và được gìn giữ ra làm sao nó vẫn còn là câu chuyện của người trong cuộc.

Một kiểu tranh có vàng...

"Tranh như một miếng đất vậy, mua khi miếng đất có tiềm năng, khi miếng đất ấy bắt đầu có những dự án hot thì đương nhiên nó lên gấp bội lần, tranh cũng vậy, nó là 1 mặt hàng đặc biệt, khi quá trình hoạt động nghệ thuật của người họa sĩ ấy có nhiều tiềm năng, tranh họ nhiều cái mới hơn, nội dung trở nên sâu sắc, giới phê bình nghệ thuật chú ý và đánh giá cao thì lúc ấy tranh dần được cộng đồng sưu tập tranh tìm hiểu và săn đón. 

Họ mua nó từ lúc nó có tiềm năng đến khi nó trở nên nổi tiếng theo danh tiếng của họa sĩ thì nó trở thành 1 tài sản có giá trị tăng theo mỗi ngày. Một khi giá trị người nghệ sĩ tăng lên thì đương nhiên tranh của họ cũng có giá rất cao, thậm chí 1 bức ký họa của họa sĩ ấy cũng có giá vô cùng đặc biệt", Bảo Nguyễn nói. 

Theo Bảo Nguyễn ngày nay chất lượng cuộc sống của người ta ngày một được nâng cao, điều này tỷ lệ thuận với nhu cầu thưởng thức văn hóa, tinh thần. Bởi vậy mà họ sẵn lòng bỏ tiền vào tranh.

Thứ nhất là mua về thưởng thức để thỏa mãn đam mê nghệ thuật của mình, với dạng này thì tiền đến đâu, chơi đến đó. Thứ hai là coi tranh như một loại hàng hóa đặc biệt, có thể đầu tư sinh lời. Tranh là sản phẩm sáng tạo, nên chẳng có đại lượng nào để định vị chính xác giá trị hay giá cả của nó, vì còn phụ thuộc vào cảm quan, cảm xúc của người mua. Giá trị quy ra tiền của một bức tranh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó danh tiếng của họa sĩ đã vẽ tác phẩm đó rất quan trọng.

Và những chiếc Hermès Himalaya Birkin "cất trong tủ" nay lại có thể xuất hiện trên tranh một cách tinh tế theo yêu cầu của các khách hàng để thỏa sự vương giả 

Trong giới mỹ thuật có câu "nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn". Nhiều người đã giàu lên vì tranh, khi mua được các bức tranh với giá hời, sau khi chuyển nhượng cho người thích nó đã kiếm được khoản chênh lệch lớn.

"Đầu tư vào tranh là khoản đầu tư khôn ngoan trong giới trí thức, vì giá trị nghệ thuật theo thời gian luôn tăng. Bạn sẽ shock lắm nếu bạn nghe việc đổi tranh lấy nhà, một loại tài sản đặc biệt vừa tôn lên giá trị người sở hữu vừa tôn lên sự am tường thưởng nghệ của họ."

Người mua tranh truyền nhau về 2 bí mật ảnh hưởng tới giá tranh 

Họa sĩ sinh năm 1991 cho biết, người đầu tư vào tranh không đơn thuần có khiếu thẩm mỹ là đủ, muốn tiền không đi qua cửa sổ, họ phải còn là người biết nhìn xa, trông rộng về khả năng tiến xa của tác giả của bức tranh. Dựa vào 2 đối tượng mua tranh mà ta có 2 yếu tố sẽ ảnh hưởng xuyên suốt đến giá tranh. Đầu tiên là tên tuổi người nghệ sĩ, thứ 2 là nội dung tranh. 

Có 2 dạng khách hàng tiếp cận tranh, 1 là thưởng tranh, 2 là đầu tư 

"Đầu tư tranh lời hay không vẫn còn xem khả năng phát triển của họa sĩ vẽ ra tác phẩm đó, nên khi mua 1 bức tranh để đầu tư người ta xem quá trình phát triển của họa sĩ ấy từ những giai đoạn đầu hoạt động nghệ thuật của họa sĩ ấy, phong cách thay đổi ra sao, tạo hình thậm chí cả cái dị biệt của hoạ sĩ ấy. Nên một khi tranh của họa sĩ ấy lên theo danh tiếng của họ thì sẽ thường x10, x100 chứ không đơn giản là vài chục %". 

Giới sưu tầm tranh sẽ rỉ tai nhau để định giá một bức tranh trong đó ngoài nội dung thì danh tiếng của người họa sĩ có thể khiến giá tranh nhân lên đến hàng trăm lần. 

"Một người mua một bức tranh về với giá ban đầu là 1.000$ chỉ để treo, tuy nhiên qua thời gian nếu người vẽ tác phẩm ấy được nhiều người biết đến hơn có nhiều người trong giới sở hữu tranh của họ thì nghiễm nhiên giá bức tranh sẽ được đội lên 10.000$, 20.000$ thậm chí là 100.000$", Bảo Nguyễn đưa ra ví dụ. 

Theo họa sĩ trẻ đánh giá, việc sưu tầm tranh hiện sôi động ở địa hạt cá nhân, mức độ cạnh tranh giữa tên tuổi những người họa sĩ là điều không thể tránh khỏi. Thế nhưng chính sự cạnh tranh này khiến thị trường đầu tư tranh ngày một sôi nổi. 

Những bức tranh có giá hàng chục nghìn $ sẽ được bán ra với giá gấp bội nếu người họa sĩ vẽ nó có tiếng theo thời gian...

Tuỳ thuộc vào từng khu vực, từng vùng miền, từng đối tượng thẩm mỹ khác nhau mà giá tranh cũng có sự cạnh tranh khác nhau. Để dễ hình dung về đối tượng khách hàng mà mình đang tiếp cận, Bảo Nguyễn chia sẻ:

"Thị trường miền Bắc và miền Nam đều có cái hay riêng, nếu như miền Nam thấy tranh đầy thú vị, câu chuyện đặc biệt, trendy và háo hức muốn sở hữu được nó, thì miền Bắc lại thấy tranh mình có sự ma mị gì đó, fantasy và thấy tranh mình như 1 loại tài sản đặc biệt có thể tôn lên giá trị của họ, nó vừa khẳng định cho người khác thấy họ am hiểu về nghệ thuật và giá trị tác phẩm".

Đưa tài sản trăm triệu vào cuộc đua công nghệ, tiếp cận với giai cấp thượng lưu ngoài nước 

Chúng tôi đã đề cập đến thị trường tranh NFT, cụm từ "tranh NFT" với Bảo Nguyễn không còn quá xa lạ khi anh đang nghiên cứu và trong tương lai sẽ đưa tác phẩm của mình lên nền tảng số và dành cho nó một thông số nhất định. 

NFT thực chất là từ viết tắt của Non-fungible Token. Nó được hiểu là một token duy nhất và không thể thay thế có thể là đại diện cho bất cứ thứ gì, từ âm nhạc, nghệ thuật,... Ví dụ bạn sở hữu một bức tranh và bạn muốn chứng nhận quyền sở hữu của bạn thì bạn hoàn toàn có thể mã hóa bức tranh đó thành một token NFT. Token đó được lưu giữ trên blockchain và nó là duy nhất không thể thay thế được.

Hội vương gia đầu tư vào tranh như đầu tư vào đất, chỉ thưởng thức và định giá bằng mắt qua thời gian có khi giàu lên nhờ bán một tác phẩm  - Ảnh 7.

Các nhân vật trong tranh của Bảo Nguyễn

Hội vương gia đầu tư vào tranh như đầu tư vào đất, chỉ thưởng thức và định giá bằng mắt qua thời gian có khi giàu lên nhờ bán một tác phẩm  - Ảnh 8.

Hoạ sĩ Bảo Nguyễn

"Đó là một thị trường sôi động nhưng không có quá nhiều người biết, thậm chí một vài người vẽ tranh cũng chưa hẳn đã biết về tranh NFT. NFT là một thị trường đa dạng nhưng giá mà nó được biết đến nhiều hơn". 

Theo Bảo Nguyễn cho biết, trong tương lai đây sẽ là một trong những hình thức anh chọn để bán những bức tranh của mình và đồng thời họa sĩ trẻ dự đoán, thị trường này sẽ ngày một sôi động, trong khi nó không hao hụt nhiều thời gian của người chơi lẫn tác giả của bức tranh. 

"Nó rút ngắn được khoảng thời gian tranh của mình nhập nhằng trên thị trường. Đôi khi mình vẽ một tác phẩm phải mất mấy tháng trời thậm chí qua hàng năm mới đến được tay khách hàng. Khách hàng phải xem, phải ngẫm nghĩ xem đã ưng chưa rồi mới lựa chọn. Trong khi đó, với NFT, đối tượng khách hàng mình tiếp cận rộng hơn, cả người nước ngoài và các thư viện tranh lớn trên thế giới, mở ra một cơ hội, một tương lai rất mới cho người họa sĩ". 

Có một loại đầu tư như một trò đùa, người chơi bỏ trăm triệu mua tranh để cất tủ, chờ ngày "được giá" còn lâu hơn mua vàng - Ảnh 1.

 

Chia sẻ