Hôi miệng - Biểu hiện đặc trưng của viêm răng lợi
Hơi thở hôi không chỉ do chưa biết vệ sinh miệng đúng cách mà còn là dấu hiệu của bệnh viêm lợi. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây mất răng, viêm khớp, viêm màng tim...
Hơi thở hôi nồng nặc - dấu hiệu của bệnh
PGS.TS Trịnh Đình Hải, Viện trưởng Viện Răng Hàm Mặt quốc gia, cho biết, tỉ lệ người dân Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng rất cao. Đặc biệt, bệnh viêm lợi, viêm quanh răng gây cho người bệnh hơi thở rất khủng khiếp và có tới trên 90% người dân bị các bệnh này từ mức độ nhẹ đến nặng. Chính những túi mủ quanh chân răng là nguyên nhân khiến hơi thở hôi, răng bị lung lay và “ổ vi khuẩn”.
“Ảnh hưởng sớm nhất người bệnh dễ dàng nhận thấy đó là hơi thổi hôi khiến họ rất thiếu tự tin trong giao tiếp, hoặc bị mọi người xa lánh. Nhưng ít người nghĩ hơi thở hôi là bệnh lý mà chỉ biết ra sức đánh răng, nhiều người ngày đánh răng 4-5 lần mà vẫn hôi. Chỉ khi thấy lợi đau, chảy máu quá nhiều khi đánh răng, thêm mùi tanh hôi thì mới đến bệnh viện. Lúc này, bác sĩ phải làm thủ thuật hút hết mủ, người bệnh mới thấy quanh răng, lợi bị lõm xuống vì viêm”, BS Hải nói.
Như trường hợp của chị N.T.T (35 tuổi, giáo viên ở tận vùng xa Lập Thạch, Vĩnh Phúc). Khi chị tới viện, quanh chân răng của chị đã có túi mủ. Chị kể, thời gian đầu, chị thấy miệng hôi hơn bình thường dù sau bữa ăn nào chị cũng đánh răng. Đến khi chồng nhắc nhở, chị mới “giật mình” nghĩ đến chuyện đi khám. Rất may bệnh chưa gây ra tổn thương trầm trọng ở răng nên việc điều trị cũng đơn giản hơn.
Biến chứng nguy hiểm từ bệnh răng miệng
Hầu hết các bệnh nhân bị viêm lợi, viêm quanh răng đều đến viện khi đã ở giai đoạn muộn. Các biến chứng thường gặp là xương ổ răng và lợi bị hủy hoại, làm răng mất chức năng nhai, nghiền của nó. Nếu bị mất răng do bệnh quá nặng, phải làm lại răng giả thì chi phí cũng rất cao, từ một vài triệu đến 40-50 triệu đồng. Nhưng răng giả, dù có đắt tới đâu cũng không thể tốt được như răng thật.
Không chỉ gây mất răng, những túi mủ ở quanh chân răng chính là “ổ” chứa hàng nghìn con vi khuẩn. Các vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể qua đường họng, vào máu… có thể gây các bệnh toàn thân nguy hiểm khác như viêm khớp, viêm màng tim, viêm cầu thận… Khi đã xảy ra những biến chứng này, việc điều trị không đơn giản chỉ là bệnh răng miệng nữa, mà sẽ rất tốn kém, phức tạp, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. BS Hải cho biết, trong thực tế điều trị, rất nhiều bệnh nhân gặp biến chứng nguy hiểm này do để bệnh quá nặng, quá nhiều các túi mủ trong lợi.
Theo BS Hải, để phòng ngừa bệnh viêm quanh răng hiệu quả, trước tiên phải biết đánh răng đúng cách. Đánh nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm, khi các sợi nylon của bàn chải có dấu hiệu lão hóa phải thay bàn chải ngay. Cần kiểm tra răng miệng sáu tháng một lần và lấy cao răng thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ. Vì các mảng cao bám này chính là nơi để vi khuẩn trú ngụ và gây mùi hôi cho miệng.
Tuy nhiên, chỉ đánh răng không thể sạch được hết vi khuẩn trong miệng. Vì thế, để miệng hết hôi, cần kết hợp đánh răng và vệ sinh lưỡi. Sau khi đánh răng, cần sử dụng cây nạo lưỡi nạo nhẹ để làm sạch các lớp vi khuẩn, thức ăn thừa và chất nhầy trên bề mặt lưỡi. Tiếp đó súc miệng bằng nước súc miệng tiệt trùng sẽ hạn chế được tối đa vi khuẩn gây hôi miệng, gây các bệnh về răng miệng.
PGS.TS Trịnh Đình Hải, Viện trưởng Viện Răng Hàm Mặt quốc gia, cho biết, tỉ lệ người dân Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng rất cao. Đặc biệt, bệnh viêm lợi, viêm quanh răng gây cho người bệnh hơi thở rất khủng khiếp và có tới trên 90% người dân bị các bệnh này từ mức độ nhẹ đến nặng. Chính những túi mủ quanh chân răng là nguyên nhân khiến hơi thở hôi, răng bị lung lay và “ổ vi khuẩn”.
“Ảnh hưởng sớm nhất người bệnh dễ dàng nhận thấy đó là hơi thổi hôi khiến họ rất thiếu tự tin trong giao tiếp, hoặc bị mọi người xa lánh. Nhưng ít người nghĩ hơi thở hôi là bệnh lý mà chỉ biết ra sức đánh răng, nhiều người ngày đánh răng 4-5 lần mà vẫn hôi. Chỉ khi thấy lợi đau, chảy máu quá nhiều khi đánh răng, thêm mùi tanh hôi thì mới đến bệnh viện. Lúc này, bác sĩ phải làm thủ thuật hút hết mủ, người bệnh mới thấy quanh răng, lợi bị lõm xuống vì viêm”, BS Hải nói.
Như trường hợp của chị N.T.T (35 tuổi, giáo viên ở tận vùng xa Lập Thạch, Vĩnh Phúc). Khi chị tới viện, quanh chân răng của chị đã có túi mủ. Chị kể, thời gian đầu, chị thấy miệng hôi hơn bình thường dù sau bữa ăn nào chị cũng đánh răng. Đến khi chồng nhắc nhở, chị mới “giật mình” nghĩ đến chuyện đi khám. Rất may bệnh chưa gây ra tổn thương trầm trọng ở răng nên việc điều trị cũng đơn giản hơn.
BS Hải cho biết, bệnh viêm quanh răng tiến triển thầm lặng. Khởi đầu, người bệnh chỉ cảm thấy miệng hôi hơn bình thường, đánh răng rất nhiều nhưng miệng vẫn hôi. Khi đánh răng thấy lợi rỉ máu, núm lợi to hơn và bong ra khỏi cổ răng, nhìn rõ khe lợi không ôm sát vào cổ răng như bình thường. Những trường hợp nặng khi ấn vào dưới lợi của từng nhóm răng, thấy có mủ vàng xanh, vàng bệch đùn lên… |
Biến chứng nguy hiểm từ bệnh răng miệng
Hầu hết các bệnh nhân bị viêm lợi, viêm quanh răng đều đến viện khi đã ở giai đoạn muộn. Các biến chứng thường gặp là xương ổ răng và lợi bị hủy hoại, làm răng mất chức năng nhai, nghiền của nó. Nếu bị mất răng do bệnh quá nặng, phải làm lại răng giả thì chi phí cũng rất cao, từ một vài triệu đến 40-50 triệu đồng. Nhưng răng giả, dù có đắt tới đâu cũng không thể tốt được như răng thật.
Không chỉ gây mất răng, những túi mủ ở quanh chân răng chính là “ổ” chứa hàng nghìn con vi khuẩn. Các vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể qua đường họng, vào máu… có thể gây các bệnh toàn thân nguy hiểm khác như viêm khớp, viêm màng tim, viêm cầu thận… Khi đã xảy ra những biến chứng này, việc điều trị không đơn giản chỉ là bệnh răng miệng nữa, mà sẽ rất tốn kém, phức tạp, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. BS Hải cho biết, trong thực tế điều trị, rất nhiều bệnh nhân gặp biến chứng nguy hiểm này do để bệnh quá nặng, quá nhiều các túi mủ trong lợi.
Theo BS Hải, để phòng ngừa bệnh viêm quanh răng hiệu quả, trước tiên phải biết đánh răng đúng cách. Đánh nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm, khi các sợi nylon của bàn chải có dấu hiệu lão hóa phải thay bàn chải ngay. Cần kiểm tra răng miệng sáu tháng một lần và lấy cao răng thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ. Vì các mảng cao bám này chính là nơi để vi khuẩn trú ngụ và gây mùi hôi cho miệng.
Tuy nhiên, chỉ đánh răng không thể sạch được hết vi khuẩn trong miệng. Vì thế, để miệng hết hôi, cần kết hợp đánh răng và vệ sinh lưỡi. Sau khi đánh răng, cần sử dụng cây nạo lưỡi nạo nhẹ để làm sạch các lớp vi khuẩn, thức ăn thừa và chất nhầy trên bề mặt lưỡi. Tiếp đó súc miệng bằng nước súc miệng tiệt trùng sẽ hạn chế được tối đa vi khuẩn gây hôi miệng, gây các bệnh về răng miệng.
Theo Hồng Hải
Dân trí
Dân trí