Hội chứng ngưng thở khi ngủ: những điều cần biết để phòng bệnh
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một bệnh lý thường gặp, gây nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng không dễ phát hiện.
Ngưng thở khi ngủ là một trong những hội chứng bệnh lý hô hấp tiềm ẩn nhiều nguy hiểm tới sức khỏe con người. Trong giấc ngủ, ngừng thở thường xuyên trong thời gian ngắn sẽ dẫn tới các bệnh về tim và nhiều biến chứng khác.Chỉ tính riêng ở Mỹ, số người mắc hội chứng này lên tới con số 18 triệu người.
Làm thế nào để bạn biết mình mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ?
Đó là khi bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi quá mức sau giấc ngủ đủ thời gian. Hội chứng ngừng thở khi ngủ khiến đường hô hấp trên bị cản trở và tạm ngưng quá trình cung cấp oxy. Sự cản trở ấy sẽ khiến bạn thức giấc để tiếp tục chu kỳ hít – thở. Vì thế, sự gián đoạn giấc ngủ sẽ gây ra cảm giác mệt mỏi cả ngày dài.
Ngoài hội chứng ngưng thở khi ngủ, ngủ ngáy, thở hổn hển hay nghẹt mũi cũng gây ra sự gián đoạn trong giấc ngủ của bạn.
Ba dấu hiệu điển hình của chứng ngưng thở khi ngủ:
- Ngáy to, dai dẳng
- Nghẹt thở khi ngủ
- Cảm giác thiếu ngủ cả ngày kèm theo đau đầu vào buổi sáng
Tuy nhiên, khi bệnh có diễn biến nghiêm trọng, những người mắc hội chứng này có thể thức dậy cả trăm lần và ngáp ngủ.
Hội chứng ngừng thở khi ngủ là rối loạn đặc trưng bởi sự ngừng thở hoàn toàn hay không hoàn toàn trong khi ngủ dẫn tới tình trạng thiếu ôxy máu. Ngừng thở hoàn toàn là hiện tượng cứ 10 giây lại ngưng thở một lần. Khi đó, quá trình lọc máu bằng oxy sẽ giảm ít nhất 50%.
Do chất lượng giấc ngủ kém, người bệnh dễ mất tập trung, ủ rũ, dễ kích động và giảm ham muốn tình dục. Gián đoạn giấc ngủ do ngừng thở cũng ảnh hưởng tới các chức năng nội tiết tố trong cơ thể. Khi bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu hơn, hoóc môn kiểm soát urin trong thận cũng bị tác động khiến người bệnh thức giấc đi tiểu đêm.
Tuy vậy, không phải ngủ ngáy hay cảm thấy buồn ngủ là nguyên nhân chắc chắn dẫn tới hội chứng này.
Ngưng thở khi ngủ là một trong những hội chứng bệnh lý hô hấp tiềm ẩn nhiều nguy hiểm tới sức khỏe con người. Ảnh minh họa
Những yếu tố nguy cơ gây chứng ngưng thở khi ngủ
Bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính hay chủng tộc đều có thể mắc phải hội chứng bệnh lý này. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một số yếu tố có thể gây ra hội chứng ngừng thở khi ngủ.
- Béo phì: Béo phì là một trong những nguy cơ dẫn tới hội chứng ngừng thở khi ngủ. Lớp mỡ quanh cổ có thể gây áp lực tới đường hô hấp và làm gián đoạn quá trình hô hấp.
- Chu vi cổ lớn lơn 48 cm: những người có cổ lớn hơn thường có nguy cơ mắc hội chứng ngừng thở cao hơn do hiện tượng hẹp đường hô hấp.
- Cổ họng hẹp, amidan to hay bị dị dạng của mũi cũng có thể ảnh hưởng tới quá trình thở dẫn tới hội chứng ngừng thở khi ngủ. Những người bị ngưng thở khi ngủ có xu hướng để thở bằng miệng và ngủ với miệng mở nên khi thức giấc thường bị khô miệng.
- Những người ở độ tuổi 60 trở lên có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn.
- Người có tiền sử gia đình mắc chứng ngừng thở khi ngủ.
- Uống rượu hay thuốc an thần: Nếu bạn uống rượu hoặc thuốc an thần trước khi đi ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp và có nguy cơ ức chế trung tâm hô hấp ở não bộ.
- Hút thuốc lá: Hút thuốc có thể làm tăng lượng đờm và các chất dịch trong phổi và đường hô hấp của bạn và làm cho việc thở khó khăn hơn. Nguy cơ mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ ở những người hút thuốc cao gấp ba lần người không hút thuốc.
Nếu nghi ngờ mình mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị. Ngừng thở khi ngủ liên quan đến một số bệnh nghiêm trọng như suy tim, đột quỵ và các rối loạn chuyển hóa. Vì thế, bạn hãy lắng nghe cơ thể để bảo vệ mình khỏi can bệnh nhiều biến chứng nguy hiểm này.
Bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính hay chủng tộc đều có thể mắc phải hội chứng ngưng thở khi ngủ. Ảnh minh họa
Cách điều trị
Nếu nguyên nhân dẫn tới hội chứng này là do lối sống cá nhân thì bạn cần điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt, ăn uống của bản thân. Để cải thiện sực khỏe, thói quen hút thuộc lá hay uống rượu trước khi đi ngủ cũng cần dừng lại ngay.
Bạn cũng có thể lựa chọn phương pháp điều trị sử dụng thanh nẹp bằng khí nén (CPAP), phẫu thuật hay sử dụng các thiết bị trong miệng. Tuy nhiên, phương pháp hỗ trợ lâm sàng tốt nhất là CPAP – phương pháp đạt tiêu chuẩn vàng trong việc điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Dùng mặt nạ mũi hay mặt nạ mặt qua đêm và thiết bị sinh khí cung cấp lượng áp suất không khí nhẹ giúp lưu thông đường hô hấp trên. Bằng cách đó, người mắc hội chứng ngừng thở sẽ thở được bằng mũi thay vì qua đường miệng.
Hầu hết những người mắc hội chứng này cần điều trị trong thời gian tương đối dài nếu bệnh phát triển theo chiều hướng ngày một nghiêm trọng và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
(Nguồn: NaturalHealth)