Học sinh Maya thực hiện các dự án cộng đồng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

PV,
Chia sẻ

Các em học sinh đã suy nghĩ về việc có thể góp một phần trí tuệ và công sức nhỏ bé của mình hướng tới "thúc đẩy nhận thức xã hội về văn hóa địa phương và hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương".

Sau thành công và những dấn ấn của triển lãm phát triển bền vững "Những dấu chân nhỏ" mùa 1 năm 2022, sự trở lại của "Những dấu chân nhỏ" mùa 2 vào mùa Hè 2023 đã mang đến những câu chuyện xúc động đầy mới mẻ về hành trình thực hiện các dự án cộng đồng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững mà học sinh Maya School đã thực hiện trong năm học qua.

Từ những quan sát, tìm tòi, cảm nhận, lắng nghe và suy nghĩ bằng cả trái tim của các em học sinh, với sự gợi mở, dẫn dắt của các thầy cô cùng một quá trình nghiên cứu, làm việc nghiêm túc, kiên trì, bền bỉ và tràn đầy cảm hứng, học sinh Maya đã mang đến cho triển lãm "Những dấu chân nhỏ" mùa 2 những tác phẩm, sản phẩm bất ngờ cho thấy sự bền bỉ kiên định, cũng như ý thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm và hành động của những công dân tương lai trong việc tạo ra những giá trị bền vững cho cộng đồng địa phương.

Một số hình ảnh tại triển lãm.

Tiếp nối những dấu chân nhỏ trên hành trình phát triển, hướng tới cộng đồng địa phương

Maya School nằm trong Làng Maya, ở Thôn Đồng Dâu, xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Thạch Thất là vùng đất cổ, có lịch sử trên 600 năm hình thành và phát triển với nhiều làng nghề đặc trưng, lâu đời. Được dung dưỡng nơi vùng đất giàu văn hóa truyền thống, các em học sinh đã suy nghĩ về việc có thể góp một phần trí tuệ và công sức nhỏ bé của mình hướng tới "thúc đẩy nhận thức xã hội về văn hóa địa phương và hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương". 

Các dự án mà học sinh thực hiện đều dựa trên một quá trình dài tìm hiểu cuộc sống, tình hình kinh tế và phỏng vấn kỹ càng người dân địa phương. Chẳng hạn với dự án chế tạo "Máy hút bọ nhảy tự động", khi phỏng vấn các bác nông dân, các em biết được lý do là vì: Người dân ở làng trồng rau vụ đông, bên cạnh để bán, phần nhiều còn để gia đình dùng nên các bác nông dân không muốn lạm dụng thuốc trừ sâu. Mà bọ nhảy phá rau cải quá, năng suất kém, các bác đành phải bỏ. Vậy nên, học sinh Maya muốn chế tạo ra một sản phẩm có thể giải quyết tình trạng bọ nhảy.

Học sinh Maya thực hiện các dự án cộng đồng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững - Ảnh 2.
Học sinh Maya thực hiện các dự án cộng đồng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững - Ảnh 3.

Học sinh thuyết trình về dự án Máy hút bọ nhảy.

Hay với dự án "Nghiên cứu ứng dụng gỗ keo để sản xuất đồ chơi, đồ dùng, đồ trang trí", sau vài năm học tập ở Thạch Thất, các bạn học sinh THCS Maya nhận ra rằng hầu hết rừng sản xuất ở địa phương đều trồng keo tai tượng hoặc bạch đàn. Và năm nào cũng vậy, các em quan sát thấy những rừng keo 5-6 năm tuổi sẽ bị "gọt sạch". 

Phần lớn gỗ thu hoạch từ rừng keo 5-6 năm tuổi được chuyển tới các nhà máy băm gỗ - làm nguyên liệu sản xuất gỗ công nghiệp. Điều đó khiến các em những chút băn khoăn, suy nghĩ về yếu tố môi trường và yếu tố kinh tế.

Nhóm học sinh THCS Maya ở Xưởng Mộc Mira đã dành cả 1 năm học để khảo sát thị trường gỗ keo và gỗ bạch đàn và những sản phẩm ứng dụng 2 loại gỗ này trên thị trường; đồng thời nghiên cứu về đặc tính của gỗ keo và gỗ bạch đàn; sau đó thử thiết kế và sản xuất những đồ dùng, đồ chơi, đồ trang trí... khác nhau có thể sử dụng 2 loại gỗ này.

Mục tiêu của các em là có thể gợi ý cho các Xưởng Mộc địa phương về việc sử dụng gỗ keo, gỗ bạch đàn già tuổi hơn (bảo vệ rừng), thứ hai là cchế tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn (hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương).

Học sinh Maya thực hiện các dự án cộng đồng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững - Ảnh 4.
Học sinh Maya thực hiện các dự án cộng đồng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững - Ảnh 5.

Sản phẩm Dự án của các em bao gồm: Các sản phẩm đồ chơi, đồ dùng, đồ trang trí (mẫu) được làm từ gỗ keo, gỗ bạch đàn và Hồ sơ thiết kế và hướng dẫn sử dụng sản phẩm (để dành tặng cho các xưởng Mộc địa phương).

Đó chỉ là 2 trong số nhiều dự án mà học sinh Maya đã thực hiện. Hiện tại, trải qua 10 tháng làm việc miệt mài, các bạn học sinh Maya đã mang đến triển lãm những dự án bao gồm:

- Dự án "Bảo tồn kỹ thuật làm gối truyền thống của người Mường ở Thạch Thất – Gối mặt huyệt"  "Ứng dụng kỹ thuật làm gối truyền thống của người Mường để làm mẫu sản phẩm đồ dùng bằng vải" của Xưởng Thủ công Mỡ;

- Dự án "Xuất bản sách tranh về các làng nghề đặc trưng ở huyện Thạch Thất" của Xưởng Mỹ thuật Lea;

- Dự án "Chế tạo máy hút bọ nhảy từ máy cắt cỏ cũ" và dự án "Làm tài liệu hướng dẫn sản xuất đồ chơi, đồ dùng trẻ em từ gỗ keo" của Xưởng Mộc và Tự động hóa Mira;

- Dự án xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn trồng nấm bằng phụ phẩm nông nghiệp của Nông trại và Xưởng chế biến thảo mộc Lá Mây;

- Dự án "Quảng bá văn hoá ẩm thực Mường thông qua hai món ăn độc đáo: Rau sắn muối chua và Cá đồ" của Maya Kitchen và các dự án thú vị khác.

Hiện tại, triển lãm "Những dấu chân nhỏ" mùa 2 đang mở cửa đón khách tham quan từ 9h00 - 21h00 trong các ngày từ 27/5 đến 30/5/2023 tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ - Số 50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bên cạnh 7 khu trưng bày dự án công phu, trong khuôn khổ triển lãm, hơn 11 workshop hấp dẫn dành cho trẻ từ 6 - 12 tuổi đến từ các Xưởng Thực hành của Maya School sẽ được tổ chức như làm phôi nấm từ phụ phẩm nông nghiệp cùng Lá Mây Farm, làm đồ chơi gỗ từ gỗ keo cùng Xưởng Mộc Mira, trang trí quạt giấy cùng Xưởng Mỹ thuật LEA, trang trí bánh Lamington cùng Maya Kitchen, khâu túi cùng Xưởng Thủ Công Mỡ. Đây là một dịp tuyệt vời để các bạn nhỏ và phụ huynh cùng nhau kết nối và làm ra những món quà độc đáo, ý nghĩa.

Chia sẻ