Học sinh làm bài thiếu mất 1 câu, cô giáo nhận xét 5 từ khiến dân tình "sốt xình xịch": Cô đáng yêu quá vậy trời
Nữ sinh "khoe" bài kiểm tra 8,3 điểm, nhưng dân tình chỉ mãi chú ý lời phê bá đạo của giáo viên.
Nhiều người luôn cho rằng thầy cô là những người nghiêm khắc và chỉn chu. Lúc nào cũng lăm lăm trong tay cây thước hay sổ ghi đầu bài là tụi học trò nghịch như quỷ cũng sợ một phép, tự khắc vào khuôn khổ. Tuy nhiên, thực tế lại rất nhiều giáo viên cực xì tin và gần gũi với học trò. Chẳng cần tìm đâu xa, trên MXH xuất hiện hàng loạt thầy giáo Sinh, cô giáo Hóa... ra đề cương mà vẫn nhắn nhủ lời chúc ngọt ngào, hay phê vào bài kiểm tra rất hài hước khiến ai nấy "lịm tim".
Mới đây, một bài kiểm tra cũng nhận về gần 20 ngàn lượt like trên mạng xã hội nhờ lời phê đáng yêu của cô giáo. Theo đó, khi phát hiện học sinh làm bài thiếu mất 1 câu, cô giáo cho 8,3 điểm kèm câu hỏi: Câu 4 của tớ đâu khiến ai nấy phải bật cười vì quá cute.
Thay vì trách cứ, cô giáo chỉ nhắc nhở với cách xưng hô "Tớ" vừa hài hước vừa gần gũi. Quả thực ai cũng sẽ có lúc bất cẩn hay không làm được 1 bài nào đó, nhưng cách xử lý của cô giáo khiến mọi chuyện trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Lời phê dễ thương của cô giáo được học sinh vô cùng hưởng ứng. Nhiều bạn còn cho rằng, chắc hẳn trên lớp nếu được học cô thì sẽ vui lắm đây: "Có nhiều môn ráng học vì thầy cô quá dễ thương. Thương cô em mới học á, không em ngủ lâu rồi"; "Cô cute phô mai que quá, ước được học cô một lần, chắc sẽ vui lắm"...
Hay cũng trong một bài kiểm tra Ngữ văn khác, khi teen quên mất không ghi mã đề, giáo viên bèn đặt ra câu hỏi ghi ngay trong bài kiểm tra: "Đề mấy nhỉ cục cưng?".
Thầy cô của ngày hôm nay thực sự đã khác xưa rất nhiều, vui tính hơn, hài hước hơn và gần gũi với học sinh hơn. Khác hẳn với các tiết học truyền thống, các giáo viên hiện nay luôn luôn sáng tạo ra các cách truyền đạt khác nhau phù hợp với từng môn dạy của mình. Và không thể phủ nhận, chính những lần bắt "trend", những hành động giản dị gần gũi đời thường như thế đã khiến lũ học sinh, sinh viên có động lực học tập và thích đến trường hơn hẳn, đồng thời kéo gần khoảng cách giữa thầy và trò.