Học 7 THÓI QUEN tiết kiệm này, cuộc đời tương lai nhất định giàu sang, có được lối sống đơn giản mà hạnh phúc

PHAN,
Chia sẻ

Chúng ta sẽ không có động lực nếu không thể đặt ra cho bản thân mục tiêu cụ thể.

Mọi thứ trong cuộc sống đều cần chi tiêu tiền bạc, từ vài đồng lẻ đi xe công cộng cho đến tiền học cho con cái và thuốc men cho bố mẹ. Chính vì thế, rèn luyện thói quen tiết kiệm là điều nên làm đối với mỗi người, cho dù sở hữu tài sản khổng lồ đi chăng nữa. Tiền không chỉ có được nhờ làm việc, mà còn tích lũy nhờ tiết kiệm.

Rèn luyện 7 THÓI QUEN TIẾT KIỆM này cho cuộc đời giàu sang, buông bỏ phung phí, tìm về lối sống đầy lý trí - Ảnh 1.

Trước khi nghĩ đến việc để dành khoản tiền trong thu nhập hằng tháng, hãy rèn luyện cho mình lối sống tiết kiệm. Góp gió thành bão, đến khi nhìn lại chặng đường dài, bạn sẽ phát hiện bản thân đã sống đúng đắn đến mức nào.

1. Cố gắng tự làm cho mình bữa sáng

Bữa sáng rất quan trọng để tiếp năng lượng cho ngày mới. Vì vậy đừng nên xem nhẹ mà bỏ qua. Tuy vậy, nếu đã hướng đến cuộc sống tiết kiệm thì hãy tập nấu cho mình bữa sáng, không cần thiết phải ăn bên ngoài.

Nấu bữa sáng, bạn cũng có thể mang thêm một phần dành cho bữa trưa. Hơn nữa, nhân cơ hội này, bạn cũng rèn luyện được thói quen dậy sớm. Khi đó, bạn sẽ nhận ra bản thân đã bắt đầu sống có nguyên tắc, thời gian cũng dư dả hơn rất nhiều.

2. Không đặt đồ ăn online 

Rèn luyện 7 THÓI QUEN TIẾT KIỆM này cho cuộc đời giàu sang, buông bỏ phung phí, tìm về lối sống đầy lý trí - Ảnh 2.

Đồ ăn online đa phần vừa đắt vừa không an toàn vệ sinh. Đối với dân văn phòng, việc đặt đồ ăn thức uống online quả thật rất tiện lợi, tiết kiệm thời gian. Điều này còn phụ thuộc vào nhu cầu và sở thích của mỗi người.

Nếu bạn xem việc đặt online để đáp ứng cho nhu cầu ăn uống phong phú thì không có gì phải bàn cãi. Đổi lại, bạn rất muốn nấu đồ ăn mang theo đi làm để tiết kiệm tiền nhưng lại lấy lý do rằng không có thời gian. Đây là biểu hiện của việc chưa biết sắp xếp thời gian, đồng thời không hề có ý chí quyết tâm tiết kiệm mà chỉ biết nói suông.

3. Hạn chế các bữa tiệc không cần thiết

Ngoài những lần công ty chiêu đãi, bình thường sẽ không thiếu những cuộc hẹn ăn uống của đồng nghiệp và bạn bè. Thỉnh thoảng cùng ăn bữa cơm nhẹ nhàng đương nhiên vẫn được. Nhưng tần suất dày đặc sẽ khiến bạn tiêu tốn rất nhiều.

Nếu đang thực hiện chính sách tiết kiệm thì hãy dứt khoát từ chối những cuộc hẹn không có giá trị. Bạn bè, đồng nghiệp thật sự sẽ không vì những bữa ăn này mà cắt đứt quan hệ với bạn.

4. Kiểm soát ham muốn chi tiêu 

Rèn luyện 7 THÓI QUEN TIẾT KIỆM này cho cuộc đời giàu sang, buông bỏ phung phí, tìm về lối sống đầy lý trí - Ảnh 4.

Tiêu tiền là việc mang lại cảm giác thoải mái và vui vẻ cho con người. Mỗi khi đi mua sắm sẽ khó kìm nén được cảm xúc mua lấy mua để, nhưng đến khi tính tiền mới nhận ra mình đã tiêu pha quá nhiều và hối hận.

Hãy tập thói quen liệt kê những thứ cần thiết, cố gắng mua đúng theo danh sách. Như vậy bạn sẽ tránh được những lúc vung tay quá trán.

5. Thay đổi thái độ đối với tiền bạc 

Một người nếu muốn tiết kiệm thì nhất định phải học cách kiếm tiền, cũng nên ý thức được tầm quan trọng của đồng tiền. 

Nếu vẫn còn cho rằng tiền kiếm được là phải tiêu pha thì tiết kiệm thật sự rất xa vời. Phải nhận thức rõ ràng mục tiêu kiếm tiền của mình là gì. Cuộc đời an toàn đủ đầy hay “sống hôm nay trước, mai tính sau” tùy bạn lựa chọn!

6. Hãy mua khi cần thiết, không mua vì có chương trình giảm giá

Rèn luyện 7 THÓI QUEN TIẾT KIỆM này cho cuộc đời giàu sang, buông bỏ phung phí, tìm về lối sống đầy lý trí - Ảnh 6.

Đồ đạc trong nhà rất nhiều. Nếu chịu quan sát lại căn phòng của mình, bạn sẽ phát hiện hết quá nửa là những thứ không hoặc ít dùng đến.

Nhiều người thích mua nhiều thứ vì có mã giảm giá hoặc chương trình ưu đãi. Mua rất nhiều, tự cho rằng bản thân biết cách tiết kiệm khi đã tận dụng ưu đãi. Nhưng cuối cùng lại sử dụng không hết, thậm chí còn bỏ xó một góc. Vậy đây có gọi là tiết kiệm không? 

7. Đặt ra mục tiêu cho việc tiết kiệm tiền 

Chúng ta sẽ không có động lực nếu không thể đặt ra cho bản thân mục tiêu cụ thể.

Quy định một ngày/một tuần/một tháng dành ra bao nhiêu tiền để tiết kiệm. Việc này đòi hỏi bạn phải kiên định và vững vàng. 

(Nguồn: Zhihu)

Chia sẻ