Hoảng hồn vì "anh chồng Hà Nội"
Chị đau đớn nhận ra cái mác trai Hà thành chỉ là cái vỏ bọc trong con người ác quỷ của anh.
Dù đã ly hôn nhưng nhiều chị em không chỉ bị bạo hành về thể xác mà còn bị bạo hành cả về tinh thần bởi chính người từng một thời “đầu ấp tay gối" với mình.
Chị Huyền là một trong những phụ nữ không chỉ thiệt thòi, chịu nhiều đau đớn, khổ sở vì thói vũ phu của chồng khi còn chung sống, mà đến khi ly dị xong xuôi chị vẫn thỉnh thoảng phải chịu đựng.
Thời son trẻ anh và chị đến với nhau khi anh là một chàng trai Hà Nội, đã tốt nghiệp đại học hẳn hoi và còn là một công chức “xịn” của Sở Giao thông vận tải Hà Nội. Còn chị khi đó là một cô gái tỉnh lẻ. Song tình yêu đã khiến họ vượt qua khoảng cách địa lý xa xôi để đến với nhau. Chị khăn gói theo chồng về làm dâu đất Kinh thành.
Nhưng những ngày hạnh phúc của chị chẳng tày gang, khi chị bắt đầu sinh được một cậu con trai kháu khỉnh cũng là lúc anh dần bộc lộ bản chất cáu bẳn và vũ phu. Nhiều khi chị cứ mở lời tranh luận với anh là anh lại gắn cho cái tội nói lắm. Rút kinh nghiệm mỗi khi giận dỗi chị lại nín nhịn chồng cho xong chuyện, nhưng rồi cũng không xong, nhè nhẹ thì chị cũng phải ăn vài cái bạt tai của anh vì bị cho là dám khinh chồng không trả lời.
Lúc này chị đau đớn nhận ra cái mác trai Hà thành chỉ là cái vỏ bọc trong con người ác quỷ của anh và cuộc sống càng ngày càng khiến chị chán ngán anh đến tận cổ. Nghĩ không thể sống mãi với con người ưa vũ lực, chị tỉnh ngộ và tìm cách ly hôn.
Sau rất nhiều khó khăn ngăn cản từ những người không thể thông cảm cho cảnh ngộ của chị, cuối cùng chị cũng được tòa án giải quyết cho ly hôn. Nhưng vì còn một đứa con chung nên thỉnh thoảng chị vẫn phải để anh chồng cũ đón con, thăm con và không tránh khỏi có những trao đổi bất đồng quan điểm về cách chăm sóc con trai. Mỗi lần như vậy chị cố gắng nói chuyện nhẹ nhàng và thẳng thắn với chồng cũ, bởi chị vốn là một người đầy nữ tính nên chẳng bao giờ chị to tiếng , càng không muốn to tiếng với anh khi đã ly hôn rồi.
Xong vốn tính hẹp hòi, ích kỷ và chẳng bao giờ chịu nghe ý kiến của người khác, anh lại càng tỏ ra bực bội, hằn học với chị. Và sau mỗi lần như vậy, thỉnh thoảng khi anh đến đón con và gặp chị ở lớp học là anh lại xấn tới cho chị vài cái tát. Thậm chí, có lần anh đánh chị rách hết cả môi, chảy đầm đìa máu, vừa đánh vừa mắng chị vì cái tội… “hôm trước qua điện thoại mày nói ai là người bố vô trách nhiệm”.
Mà quả thật chị đâu có gắn câu nói đó một cách vô cớ cho anh, sự thật là từ khi ly hôn với nhau anh chẳng bao giờ đóng góp một đồng nào nuôi con, chỉ thỉnh thoảng hứng lên thì anh đòi đón con, thậm chí có hôm anh đón con về nhà anh ở qua đêm và cho con chứng kiến cảnh bố đánh bạc. Chính vì vậy chị Huyền mới nói anh thế và không muốn cho anh đón con đi qua đêm nữa.
Thời son trẻ anh và chị đến với nhau khi anh là một chàng trai Hà Nội, đã tốt nghiệp đại học hẳn hoi và còn là một công chức “xịn” của Sở Giao thông vận tải Hà Nội. Còn chị khi đó là một cô gái tỉnh lẻ. Song tình yêu đã khiến họ vượt qua khoảng cách địa lý xa xôi để đến với nhau. Chị khăn gói theo chồng về làm dâu đất Kinh thành.
Nhưng những ngày hạnh phúc của chị chẳng tày gang, khi chị bắt đầu sinh được một cậu con trai kháu khỉnh cũng là lúc anh dần bộc lộ bản chất cáu bẳn và vũ phu. Nhiều khi chị cứ mở lời tranh luận với anh là anh lại gắn cho cái tội nói lắm. Rút kinh nghiệm mỗi khi giận dỗi chị lại nín nhịn chồng cho xong chuyện, nhưng rồi cũng không xong, nhè nhẹ thì chị cũng phải ăn vài cái bạt tai của anh vì bị cho là dám khinh chồng không trả lời.
Lúc này chị đau đớn nhận ra cái mác trai Hà thành chỉ là cái vỏ bọc trong con người ác quỷ của anh và cuộc sống càng ngày càng khiến chị chán ngán anh đến tận cổ. Nghĩ không thể sống mãi với con người ưa vũ lực, chị tỉnh ngộ và tìm cách ly hôn.
Sau rất nhiều khó khăn ngăn cản từ những người không thể thông cảm cho cảnh ngộ của chị, cuối cùng chị cũng được tòa án giải quyết cho ly hôn. Nhưng vì còn một đứa con chung nên thỉnh thoảng chị vẫn phải để anh chồng cũ đón con, thăm con và không tránh khỏi có những trao đổi bất đồng quan điểm về cách chăm sóc con trai. Mỗi lần như vậy chị cố gắng nói chuyện nhẹ nhàng và thẳng thắn với chồng cũ, bởi chị vốn là một người đầy nữ tính nên chẳng bao giờ chị to tiếng , càng không muốn to tiếng với anh khi đã ly hôn rồi.
Xong vốn tính hẹp hòi, ích kỷ và chẳng bao giờ chịu nghe ý kiến của người khác, anh lại càng tỏ ra bực bội, hằn học với chị. Và sau mỗi lần như vậy, thỉnh thoảng khi anh đến đón con và gặp chị ở lớp học là anh lại xấn tới cho chị vài cái tát. Thậm chí, có lần anh đánh chị rách hết cả môi, chảy đầm đìa máu, vừa đánh vừa mắng chị vì cái tội… “hôm trước qua điện thoại mày nói ai là người bố vô trách nhiệm”.
Mà quả thật chị đâu có gắn câu nói đó một cách vô cớ cho anh, sự thật là từ khi ly hôn với nhau anh chẳng bao giờ đóng góp một đồng nào nuôi con, chỉ thỉnh thoảng hứng lên thì anh đòi đón con, thậm chí có hôm anh đón con về nhà anh ở qua đêm và cho con chứng kiến cảnh bố đánh bạc. Chính vì vậy chị Huyền mới nói anh thế và không muốn cho anh đón con đi qua đêm nữa.
Với chị Thu, cuộc hôn nhân với người chồng cũ cũng là một nỗi ám ảnh kinh khủng. Khi ly hôn xong rồi, chị vẫn tiếp tục phải chịu nỗi khiếp sợ, hiếm có ngày được yên thân vì một ông chồng tai quái, luôn dằn vặt và bạo hành tinh thần chị.
Chồng chị Thu vốn là một người “đàn ông mặc váy”. Dù người ngoài nhìn vào ai cũng bảo anh hào hoa, phong nhã, anh lại đang có một chút chức vị nên bao cô gái ngưỡng mộ. Nhưng chỉ "người trong chăn mới biết chăn có rận", chị Thu hàng ngày phải chứng kiến cái tính “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành” đến khổ, thậm chí anh căn ke từng đồng với cả chị mỗi khi giúp đỡ mẹ. Đôi khi vợ chồng mâu thuẫn về tiền nong, anh cũng giở vài bài “tập thể dục” với chị.
Khi còn chung sống đã vậy, khi anh chị ly dị, đường ai nấy đi, anh cũng không cho chị yên thân được ngày nào. Đôi khi anh lấy cớ đến thăm con để bắt chị phải mở cửa cho vào nhà rồi án ngữ hàng tiếng đồng hồ trong nhà chị, gây khó dễ cho chị khi muốn nghỉ ngơi sớm lúc mệt mỏi. Một lần như vậy, chị nhắc nhẹ anh về sớm, hoặc bảo anh muốn chơi với con thì lần sau nên đón đưa con đi rồi sau đó trả về cho chị. Ngay lập tức chị được nghe một tràng thóa mạ của anh: “À, dạo này chắc mày có thằng nào rồi nên tinh tướng, tao đố thằng nào đến và động được vào mày. Tao sẽ cho nát xương”.
Nghe cái thứ ngôn ngữ đó phát ra từ mồm anh, chị Thu giận sôi lên, đuổi anh ra khỏi nhà và đóng sầm cửa lại, rồi nước mắt chị trào ra vì tức tưởi, cả đêm hôm đó chị lại mất ngủ, sáng hôm sau đến cơ quan với đôi mắt còn đỏ hoe.
Không chỉ dừng lại ở những chuyện như vậy, đến khi chị có một người bạn trai mới thường lui tới chia sẻ cùng chị và muốn đi tới hôn nhân, anh chồng cũ lại bắt đầu giở những thủ đoạn gây khó dễ cho chị.
Hắn tìm đến bạn trai của chị nói xấu chị đủ điều, đặt cho chị những cái tội tày trời như trước đây thường lẳng lơ, trai gái nên anh mới bỏ. Khi bạn trai chị bỏ ngoài tai tất cả những chuyện đó và tỏ rất thông cảm, thương yêu chị, thì hắn càng hậm hực, quyết “không ăn được thì đạp đổ”. Hắn chặn xe giữa đường, mượn rượu chửi bới, gây gổ với anh.
Nhiều lúc nhìn thấy người bạn trai bị quấy rầy, khổ sở, chị Thu lại rơi nước mắt, đã có lúc chị trộm nghĩ hay rời xa anh để anh khỏi bị phiền phức.
*Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi.