Hồ sơ xin việc bị tung lên mạng, nữ sinh trường đại học danh tiếng bị chỉ trích: Chưa trúng tuyển đã làm mất mặt ngành nghề
Bất kể trình độ học vấn của cô gái có xác thực hay không, chỉ riêng bức ảnh xin việc này đã bộc lộ một vấn đề lớn.
Hiện nay, số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học quá đông, sự cạnh tranh việc làm vì thế các trở nên gay gắt. Muốn nổi bật giữa nhiều đối thủ thì bạn phải thật xuất sắc. Đặc biệt, việc chăm chút cho một CV (Curriculum Vitae - Tạm dịch: Sơ yếu lý lịch) là điều vô cùng cần thiết. Thông thường, một vị trí sẽ có khá nhiều hồ sơ ứng tuyển, nhà tuyển dụng không có đủ thời gian và nhân lực phỏng vấn từng người, vì thế, CV xin việc sẽ giúp họ loại ra những ứng viên chưa thích hợp.
Trong bộ hồ sơ xin việc, CV đưa ra cái nhìn khái quát, tổng quan nhất về ứng viên bao gồm cả thông tin cá nhân, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc… Ngoài ra, một hình ảnh bắt mắt cũng thu hút và để lại ấn tượng tốt với người tuyển dụng.
Tuy nhiên, một nữ sinh viên Đại học Phục Đán (Là trường đại học top 5 tốt nhất Trung Quốc) tên Liu đã gây tranh cãi khi bị rò rỉ bức ảnh đính kèm CV quá "lố". Qua sơ yếu lý lịch có thể thấy, cô gái này chỉ mới 23 tuổi và đã làm việc ở hai công ty sau khi tốt nghiệp. Bởi vì công việc trước đây là thư ký và trợ lý cho giám đốc nên mục đích công việc của cô lần này vẫn liên quan đến thư ký và hành chính.
Thông thường, những người tìm việc sẽ đưa những bức ảnh mặc trang phục lịch sự vào sơ yếu lý lịch, nhưng cô Liu đã có cách tiếp cận khác, đó là đính kèm bức ảnh mặc áo lót màu hồng. Trang phục hở hang này không chỉ khiến cô "nổi tiếng" mà còn khiến Đại học Phúc Đán trở thành tâm điểm chú ý.
Phía dưới ảnh lý lịch của cô gái, tràn ngập bình luận trái chiều. Một số người cho rằng việc mặc áo lót là bình thường và không có gì sai khi ứng tuyển vào một vị trí đòi hỏi bạn phải khoe dáng. Một số lại nhận định, hành động này quá thiếu tôn trọng nhà tuyển dụng và hạ thấp phẩm giá bản thân.
Nhận thấy sự việc ngày càng trở nên căng thẳng, Ban giám hiệu Đại học Phúc Đán không thể ngồi yên, các bộ phận liên quan vào cuộc. Sơ yếu lý lịch của Liu ghi rằng cô tốt nghiệp Khoa Kinh tế của Đại học Phúc Đán, nhưng nhà trường cho biết không tìm thấy người này: "Liu không phải là sinh viên của trường và những thông tin cô ấy điền là không đúng sự thật".
Giả mạo bằng cấp học vấn không phải là chuyện nhỏ. Sau khi được tuyển dụng, nếu công ty phát hiện ra, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Sinh viên nên coi đây như một lời cảnh báo và dựa vào nỗ lực của bản thân để vào được một trường đại học tốt hoặc học kiến thức chuyên môn để phục vụ cho công việc sau này.
Nhiều người cũng cho rằng, bất kể trình độ học vấn của cô gái có xác thực hay không, chỉ riêng bức ảnh xin việc đã bộc lộ một vấn đề lớn. Mặc dù tình hình việc làm hiện nay rất khó khăn nhưng sinh viên không nên cố gắng thay đổi cuộc sống bằng cách đi đường tắt. Dù hoàn cảnh ra sao, chúng ta vẫn nên giữ đạo đức và phẩm giá của chính mình.
Những gia đình có giáo dục, dù nghèo hay giàu, vẫn luôn dạy con cháu trong nhà về phẩm giá và giữ gìn phẩm giá. Cho dù nghèo hay giàu, con người vẫn cần sống tự trọng và ứng xử sao cho người khác phải tôn trọng mình. Ngoài trau dồi kiến thức, cha mẹ hãy dạy con những bài học về cách sống tự lập, tự trọng, yêu thương, tôn trọng, trách nhiệm...