Hiệu trưởng trường mẫu giáo phát hiện trẻ em trước 6 tuổi có 4 loại hành vi cho thấy tương lai học rất giỏi!
Câu hỏi để bạn suy ngẫm: Bé nhà bạn là tiềm năng nào dưới đây?
Tuần trước, tôi đã đi uống trà chiều với cô bạn thân là hiệu trưởng một trường mầm non. Khi đang trò chuyện, cô ấy bỗng nhìn chằm chằm vào một cậu bé bàn bên với ánh mắt sáng rực: "Thấy không? Đứa trẻ này sau này chắc chắn là học sinh giỏi!".
Tôi quay theo ánh mắt của cô ấy và thấy cậu bé đang cầm que kem, vừa ăn vừa hỏi mẹ: "Nếu con ăn một nửa que kem bây giờ, thì nửa còn lại sẽ tan nhanh hơn nguyên cây đúng không mẹ?".
Bạn tôi cười bí hiểm: "Những bé kiểu như vậy, mỗi năm trường mình đều "dự đoán trúng" vài học sinh giỏi tương lai".
Biết tư duy logic, khả năng diễn đạt tốt
Bạn tôi kể: Năm ngoái, lớp nhỏ của trường có một bé gái bị ngã mà không hề khóc, chỉ đứng dậy kéo tay cô giáo nói: "Lúc nãy đầu gối của con va chạm không đàn hồi với sàn nhà, động năng biến thành nội năng và âm thanh!".
Hóa ra bố của bé là giáo viên vật lý, thường xuyên lấy ví dụ đời sống để dạy con.
Trẻ có khả năng diễn đạt tốt là những em biết liên kết thông tin rời rạc thành chuỗi logic. Ví dụ cùng một cảnh "trời mưa", có bé chỉ biết nói "ông trời khóc rồi", nhưng có bé lại kể: "Mẹ Mây làm đổ ly nước, các giọt mưa xếp hàng nhảy dù xuống đất mở tiệc".
Những cách diễn đạt giàu hình ảnh và logic như thế giống như xây cho bộ não một đường cao tốc.
Gợi ý nuôi dạy: Trẻ biết diễn đạt thường có tư duy linh hoạt, phản ứng nhanh, biết điều chỉnh cách nói theo đối phương - đây là nền tảng để phát triển nhiều kỹ năng khác sau này.

Ảnh minh họa
Biết tập trung, có khả năng ngồi yên
Bạn tôi kể tiếp về một trường hợp "chơi tập trung cao độ". Một lần đến nhà người quen chơi, bạn tôi thấy cậu bé 5 tuổi ngồi ghép bộ xếp hình khủng long 300 mảnh suốt ba tiếng không rời chỗ.
Bà nội gọi bé ra ăn trái cây, bé chỉ đáp mà không rời mắt: "T-Rex còn thiếu 12 đốt xương sống nữa!".
Những đứa trẻ có thể ngồi yên như thế, khi vào lớp học sẽ có lợi thế rất lớn. Tôi từng thấy nhiều bé thông minh nhưng vì không tập trung, thường bỏ sót bước quan trọng.
Gợi ý nuôi dạy: Tập trung giống như ánh đèn rọi, giúp soi chiếu trí tuệ trẻ vào đúng chỗ. Cha mẹ nên hạn chế gián đoạn khoảnh khắc "dòng chảy" của trẻ, dù chỉ là khi bé đang quan sát kiến tha mồi.
Tò mò mạnh, liên tục đặt câu hỏi "vì sao"
"Vì sao khóc lại chảy nước mũi?", "Thang máy biết mình ở tầng mấy bằng cách nào?", "Có con gà trước hay con khủng long trước?",...
Những đứa trẻ làm cả nhà và thầy cô quay cuồng vì câu hỏi chính là đang xây dựng mạng lưới nhận thức trong đầu.
Một điều thú vị là, trẻ hay hỏi "vì sao" sẽ chủ động tra cứu sách khi biết đọc. Như một đứa trẻ nọ ở trường, vì muốn biết "sao cầu vồng lại cong", đã đọc hết truyện tranh và làm thí nghiệm hơi nước cùng ông nội.
Gợi ý nuôi dạy: Trẻ có lòng hiếu kỳ sẽ chủ động khám phá và học hỏi vì yêu thích, có khả năng quan sát cao. Mỗi câu hỏi là công cụ tìm kiếm mà trẻ tự vận hành – hãy trân trọng điều đó.
Có động lực nội tại, đam mê tìm tòi
Bạn tôi tiếp tục kể về 1 học sinh cũ ở trường mẫu giáo. Năm 4 tuổi, bé mê khủng long đến mức tự phân loại hơn 30 loài dựa theo sách ảnh. 5 tuổi học làm bánh qua video, thất bại 5 lần nhưng cuối cùng đã nướng thành công mẻ cookie hoàn hảo.
Giờ bé học lớp 3, mỗi chiều sau học là dành nửa tiếng xem tài liệu khoa học.
Điều "đáng sợ" nhất ở những đứa trẻ tự học là chúng coi việc học như trò chơi vượt ải: Học thuộc thơ là mở khóa trang phục mới, làm toán là đấu boss.
Gợi ý nuôi dạy: Trẻ có động lực nội tại không cần ép buộc học, tự có định hướng và mục tiêu rõ ràng. Cha mẹ chỉ cần là "trạm tiếp tế", đừng để lửa đam mê của con bị dập tắt.
Bạn tôi kết luận: "Thực ra đứa trẻ nào cũng có "gien học giỏi", chỉ khác là đã được kích hoạt hay chưa". Có bé như tự kết nối Wi-Fi, nhận tín hiệu mọi lúc; có bé thì cần cha mẹ giúp bấm nút "khởi động".
Lần sau, khi bé kéo tay bạn hỏi "Mây có bị cảm lạnh không?" hay đang mê mẩn xếp xe đồ chơi, đừng vội ngắt lời - rất có thể bạn đang đứng trước vạch xuất phát của một học sinh giỏi tương lai!
Câu hỏi để bạn suy ngẫm: Bé nhà bạn là tiềm năng nào dưới đây?
- "Thánh kể chuyện" – Biết biến chuyện nhỏ thành phim hành động
- "Cây cột trụ" – Ngồi chơi lego ba tiếng không chán
- "Bé vì sao" – Câu nào cũng bắt đầu bằng "Tại sao"
- "Chiến binh tự đốt" – Không ai ép vẫn miệt mài tìm tòi
Bố mẹ hãy suy nghĩ nhé!