Hãy cắt giảm 11 mặt hàng này khi đi chợ, bạn chỉ cần 100 nghìn/ngày mà vẫn có những bữa ăn ngon bổ

An Du,
Chia sẻ

Chẳng những chúng ta tiết kiệm được tiền chi tiêu mà còn có được những bữa ăn lành mạnh và bổ dưỡng cho cả gia đình.

Trang web livingonthecheap đã đưa ra loạt gợi ý khi mua sắm thực phẩm để bạn có thể thiết kế các bữa ăn chỉ với chi phí 4 USD/ngày (chưa tới 100 nghìn đồng). Bạn hoàn toàn có thể làm được điều đó bằng việc cắt giảm những mặt hàng sau đây ra khỏi danh sách khi đi siêu thị.

1. Nước đóng chai

Nước đóng chai là một khoản chi thừa thãi, không có lợi ích gì nhiều ngoài việc khiến chúng ta tốn thêm tiền đồng thời gây ra nhiều rác thải nhựa cho môi trường. Bạn chỉ cần đầu tư một chiếc máy lọc nước chất lượng, rồi sử dụng nó nhiều năm, rất tiết kiệm tiền.

Tránh xa những thực phẩm này khi đi chợ, bạn chỉ cần 100 nghìn/ngày tiền ăn mà vẫn ngon bổ  - Ảnh 1.

2. Loại bỏ phần lớn nước ép trái cây

Nước ép trái cây bán sẵn ở siêu thị chứa nhiều đường, lượng calo cao, vừa không tốt cho sức khỏe lại làm bạn tốn thêm tiền chi tiêu. Nếu đó là loại thức uống khoái khẩu của bạn thì hãy giảm kích thước ly nước hoặc hạ tần suất uống nước trái cây xuống nhé.

3. Loại bỏ đáng kể lượng tiêu thụ cà phê, trà

Cà phê và trà sẽ khiến tiền chi tiêu mỗi ngày tăng thêm nếu như đó là thói quen khó bỏ buổi sáng của bạn. Hãy giảm bớt lượng tiêu thụ cà phê và trà, sẽ giúp tiết kiệm tiền hơn. Cà phê không uống hết, bạn nên bảo quản trong tủ lạnh và sẽ có một ly cà phê mát lạnh thơm ngon.

4. Loại bỏ phần lớn bia, rượu và đồ uống có cồn

Nhiều người có thói quen uống một ly cocktail trước bữa tối hoặc 1, 2 ly rượu vang trong bữa ăn. Điều này sẽ làm chi phí ăn uống mỗi ngày tăng cao. Cắt giảm phần lớn đồ uống có cồn và bạn sẽ tiết kiệm được kha khá tiền.

5. Loại bỏ nước ngọt và đồ uống chứa đường khác

Muốn chi tiêu với 100 nghìn mỗi ngày thì bạn không thể đặt nước ngọt và đồ uống có đường khác vào danh sách mua sắm. Đó cũng là những loại thức uống không tốt cho sức khỏe, cần thiết phải loại bỏ.

6. Không mua trái cây, rau củ trái vụ

Trái cây tươi vào mùa có sẵn ở địa phương luôn được bán với mức giá hợp túi tiền. Rau củ, hoa quả trái vụ sẽ có mức giá cao hơn, nếu muốn tiết kiệm thì bạn nên tránh xa sản phẩm này.

7. Cân nhắc kỹ khi mua đồ ăn nhẹ

Bánh quy, khoai tây chiên, kẹo và các món ăn vặt khác có giá thành không quá rẻ. Hãy cân nhắc kỹ trước khi mua mặt hàng này sao cho phù hợp với ngân sách bạn đặt ra.

Tránh xa những thực phẩm này khi đi chợ, bạn chỉ cần 100 nghìn/ngày tiền ăn mà vẫn ngon bổ  - Ảnh 3.

8. Thay đổi thói quen sử dụng gia vị đắt tiền

Với 100 nghìn mỗi ngày cho ngân sách thực phẩm, thật khó để bạn mua được các loại gia vị, thảo mộc đắt tiền, dầu oliu, sốt mayonnaise hay các loại nguyên liệu tương tự.

Bạn hãy thay đổi thói quen sử dụng quá nhiều gia vị, nguyên liệu bổ sung khi nấu nướng. Ngoài ra với gia vị, nước sốt thì bạn hãy làm mẻ lớn ở nhà khi thực phẩm vào mùa và trữ tủ đông dùng dần để tiết kiệm.

9. Giảm thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn

Bạn sẽ phải trả thêm tiền cho các khâu đóng gói, sơ chế và chế biến khi mua thực phẩm dạng này. Nếu muốn tiết kiệm, lời khuyên cho bạn là hãy mua thực phẩm thô về nhà tự cắt gọt, sơ chế và nấu nướng theo ý thích.

Tránh xa những thực phẩm này khi đi chợ, bạn chỉ cần 100 nghìn/ngày tiền ăn mà vẫn ngon bổ  - Ảnh 4.

10. Giảm thịt

Hãy xem xét chế độ ăn của gia đình bạn có đang chứa quá nhiều thịt không. Nếu có, bạn nên giảm bớt lượng thịt trong khẩu phần ăn, vừa thân thiện với ngân sách lại có lợi cho sức khỏe hơn.

11. Kiểm soát lượng tiêu thụ sữa tươi

Nếu nhà có trẻ nhỏ, sữa tươi gần như trở thành một mặt hàng thiết yếu trong ngân sách thực phẩm. Tuy nhiên không ít gia đình đang cho con uống lượng sữa tươi nhiều quá mức cần thiết. Chẳng những tiền chi tiêu bị đội lên, mà khi trẻ uống quá nhiều sữa tươi thì sẽ chẳng mặn mà với các bữa cơm nữa.

Ngoài ra bạn cũng cần nhớ 2 mẹo sau đây để tiết kiệm hơn trong chi tiêu:

Tận dụng mua thực phẩm với số lượng lớn: Đây là một mẹo mua sắm tuyệt vời nếu bạn muốn giảm tiền chi tiêu cho thực phẩm. Bạn phải bỏ ra số tiền lớn lúc đầu nhưng khi chia nhỏ thành các bữa ăn thì chi phí giảm bớt đáng kể.

Nấu nướng đủ khẩu phần ăn: Khi đã mua sắm có kế hoạch thì việc nấu nướng đủ khẩu phần ăn không thừa thãi cũng rất quan trọng. Đành rằng bạn có thể bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh để đến bữa sau, thế nhưng nấu đủ nhu cầu vẫn là cách tiết kiệm và giúp chúng ta có những bữa ăn ngon hơn cả.

Theo: livingonthecheap

Chia sẻ