Hành trình vỏ hộp sữa TH true MILK "hóa thân" thành bàn ghế, chậu cây, mắc áo…

Quang Vũ,
Chia sẻ

Vỏ hộp sữa trong chương trình: Thu gom vỏ hộp, lan tỏa sống xanh, của Tập đoàn TH được đưa tới các nhà máy tái chế xử lý thành vật liệu mới, tiếp tục "hóa thân" thành những sản phẩm sinh thái hữu ích, đẹp mắt và có độ bền không kém những sản phẩm sản xuất từ kim loại, nhựa truyền thống.

Thay đổi thói quen để tiêu dùng bền vững

Vỏ hộp sữa thu gom từ chuỗi cửa hàng TH true mart theo chương trình "Thu gom vỏ hộp, lan tỏa sống xanh" trong suốt năm 2024 tại khu vực Hà Nội được đưa về điểm tập kết khu vực phía Bắc của Trung tâm phân loại thuộc Công ty CP Lagom Việt Nam tại TT.Đông Anh, (H.Đông Anh, Hà Nội), để xử lý sơ bộ, làm sạch, ép thành kiện. Từ đây, những vỏ hộp mà TH thu gom bắt đầu hành trình "hóa thân" thành những sản phẩm hữu ích, sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày.

Hành trình vỏ hộp sữa TH true MILK hóa thân thành bàn ghế, chậu cây, mắc áo… - Ảnh 1.

Khách hàng mang vỏ hộp sữa đến thu gom tại một cửa hàng TH true mart trên phố Tràng Tiền, Hà Nội.

Các kiện vỏ sữa vuông vắn được đưa về nhà máy giấy để xử lý, bóc tách các thành phần trong vỏ hộp sữa, chia riêng hai phần: giấy và nhôm nhựa. Trong đó, phần nhôm và nhựa tách ra từ vỏ sữa được đưa về nhà máy tái chế sử dụng công nghệ hiện đại để phối trộn tạo ra vật liệu mới. 

Hành trình vỏ hộp sữa TH true MILK hóa thân thành bàn ghế, chậu cây, mắc áo… - Ảnh 2.

Hạt với thành phần là nhôm và nhựa tách ra từ vỏ hộp sữa. Đây là vật liệu để sản xuất ra nhiều sản phẩm tái chế.

Vật liệu mới này – kết quả của quá trình tái chế - là nguyên liệu đầu vào để sản xuất rất nhiều sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng, nhiều nhất là các sản phẩm gia dụng như: mắc áo, bình hoa, chậu cây hoặc những sản phẩm kích thước lớn như: bàn ghế, thùng rác…

Hành trình vỏ hộp sữa TH true MILK hóa thân thành bàn ghế, chậu cây, mắc áo… - Ảnh 3.

Một số sản phẩm tái chế từ vỏ hộp sữa: chậu cây, móc áo, khung cắm hoa,…

Theo thống kê, tại Việt Nam mỗi năm phát thải 10 - 15 tỷ vỏ hộp sữa, nhưng chỉ chưa đến 10% được thu gom, tái chế thành vật liệu mới. Trước thực trạng đó, TH true MILK tiên phong triển khai chương trình thu gom tại các cửa hàng TH true mart để tái chế vỏ hộp sữa.

"Ở vai trò là đối tác đồng hành, chúng tôi đánh giá cao sự hợp tác của TH trong chương trình này để lan tỏa lối sống xanh. Còn từ vị trí người tiêu dùng, đây cũng là chương trình góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen của họ. Họ sẽ hiểu tường tận bao bì vỏ sữa sau sử dụng có thể được thu hồi, xử lý ra sao. Đó cũng là một trong những cách khiến người tiêu dùng thay đổi thói quen, thay vì thải bỏ vỏ hộp sữa ra ngoài môi trường thì sẽ giữ lại để mang đi tái chế. Đó là lối sống xanh, tiêu dùng bền vững cần được nhân rộng", đại diện đối tác thu gom, Lagom nói về TH. Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, vì một Việt Nam xanh

Thu gom vỏ hộp, lan tỏa sống xanh là chương trình được Tập đoàn TH khởi xướng từ năm 2022, góp phần phần lan tỏa, hình thành lối sống xanh trong cộng đồng và thực thi trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR).

Trong năm đầu tiên triển khai, chương trình diễn ra trong 2 tháng, thu gom được 1,1 tấn vỏ hộp sữa. Từ năm 2023, chương trình kéo dài hơn. Năm 2023, số lượng vỏ sữa thu gom tăng lên 1,9 tấn. Năm 2024, đến thời điểm ngày 24/12, BTC tổng kết sơ bộ đã thu gom được gần 4 tấn vỏ hộp sữa. 

Bà Hoàng Thị Thanh Thủy, Giám đốc Phát triển bền vững Tập đoàn TH đánh giá, khối lượng thu gom tăng dần hàng năm là minh chứng cho thấy chương trình đã lan tỏa, thu hút ngày càng nhiều khách hàng tham gia, đặc biệt là trẻ em trực tiếp sử dụng sản phẩm. 

Ở Nhật Bản, trẻ em uống sữa xong đều chủ động làm sạch vỏ để đưa đi tái chế. Chương trình của TH cũng có ý nghĩa giúp thế hệ tương lai có dịp được trải nghiệm, nâng cao nhận thức và trực tiếp tham gia bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ, như làm sạch vỏ sữa, giữ lại để đưa đến điểm thu gom.

Hành trình vỏ hộp sữa TH true MILK hóa thân thành bàn ghế, chậu cây, mắc áo… - Ảnh 4.

Sổ tay với bìa làm bằng vật liệu tái chế từ vỏ hộp sữa.

Không chỉ khuyến khích thói quen tiêu dùng bền vững, chương trình "Thu gom vỏ hộp, lan tỏa sống xanh 2024" trực tiếp góp phần vào Dự án bảo tồn san hô tại Vườn quốc gia Cát Bà. Cụ thể, với mỗi kg vỏ hộp sữa mà khách hàng mang tới các điểm thu gom, TH sẽ đóng góp 100.000 đồng vào dự án.  Năm qua, nguồn ngân sách này đã giúp Vườn quốc gia Cát Bà thiết lập hệ thống phao neo phân vùng sinh thái bảo vệ rạn san hô tại đây.

Bà Hoàng Thị Thanh Thủy khẳng định môi trường luôn là trụ cột quan trọng trong chiến lược của TH, bởi ngay từ khi ra đời, Tập đoàn TH đã định hướng phát triển bền vững với tôn chỉ Trân quý Mẹ Thiên nhiên. Trong đó, chương trình "Thu gom vỏ hộp, lan tỏa sống xanh" được TH kiên trì triển khai nhiều năm qua là một trong những sáng kiến TH góp phần thực hiện khát vọng về một Việt Nam xanh - sạch - đẹp và nỗ lực thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn. 

Bên cạnh đó, việc thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất ở TH còn thể hiện qua các chương trình dài hơi khác, như tham gia Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Vietnam), hành động với mục tiêu sạch bóng rác thải bao bì trên mảnh đất hình chữ S.

Chia sẻ