Hành trình theo đuổi "Giấc mơ Mỹ" tại "thành phố không ngủ"
Cuộc sống chật chội, tù túng của một gia đình Trung Quốc trong một căn hộ vỏn vẹn 30 m2 trong hành trình đi tìm “Giấc mơ Mỹ” đã được lưu lại trong bộ ảnh tư liệu đầy chân thực.
Những bức ảnh đầy chiều sâu về cuộc sống của một gia đình Trung Quốc trong căn nhà trọ vỏn vẹn có 32 m2 trong khu Phố Tàu ở New York được nhiếp ảnh gia Thomas Holton ghi lại trong suốt một thập kỷ.
Năm 2003, Thomas Holton tình cờ gặp Steven và Shirley Lam cùng 3 đứa con của họ, Michael, Franklin và Cindy tại một văn phòng nhà đất địa phương và biết được gia đình 5 người đang sống trong một căn hộ tầng 5 một khu tập thể ở đường Ludlow.
Lúc đó, Holton đang lang thang trong khu Phố Tàu chụp ảnh đường phố và những sinh hoạt thường ngày của người dân nơi đây những mong hiểu hơn về nền văn hóa Trung Quốc, quê hương của mẹ anh.
Năm 2003, Thomas Holton tình cờ gặp Steven và Shirley Lam cùng 3 đứa con của họ, Michael, Franklin và Cindy tại một văn phòng nhà đất địa phương.
Những đứa trẻ nhà Lam đang tắm. Ảnh chụp năm 2004.
Mới đầu bộ ảnh này đơn thuần chỉ là một khóa luận về chủ đề văn hóa nhưng nó nhanh chóng biến thành một sản phẩm có chiều sâu hơn, ghi lại mọi hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của gia đình Lam trong căn hộ chật hẹp.
13 năm sau đó, tác phẩm của Holton đã được Kehrer Verlag xuất bản dưới dạng sách ảnh với tựa đề “The Lams of Ludlow Street” (tạm dịch Nhà Lam ở phố Ludlow).
Bà Lam vừa chuẩn bị nấu ăn vừa xem phim truyền hình Trung Quốc.
Một bữa ăn tại nhà Lam năm 2004.
Khi nhiếp ảnh gia Holton bắt đầu dự án của mình, bên cạnh nếp sinh hoạt thường ngày, anh đã rất ngạc nhiên và bị hấp dẫn bởi lối sắp xếp đồ đạc trong nhà như trò chơi xếp hình tại căn hộ của gia đình Lam.
Những bức hình đầu tiên chỉ đơn thuần ghi lại cuộc sống hàng ngày và các mối quan hệ đơn giản của gia đình Lam như việc ông Lam làm việc cho một công ty xuất nhập khẩu trong khi bà Lam ở nhà nội trợ.
Tuy nhiên khi mối quan hệ thân thiết tới nỗi Holton có thể đến trường đón bọn trẻ, cùng dùng bữa, qua Hong Kong và Trung Quốc để thăm họ hàng nhà Lam và thậm chí Cindy còn làm phù dâu cho anh trong ngày cưới thì dự án này mang tính riêng tư hơn rất nhiều.
Quần áo nhà Lam giăng đầy trên sân thượng khu tập thể ở New York.
Ông Lam và hai con trai.
Thay vì những hoạt động hàng ngày, Holton có thể hiểu hơn về động lực khiến gia đình này có thể bám trụ tại căn hộ chật hẹp nơi đất khách quê người xa xôi vạn dặm này, đó chính là "Giấc mơ Mỹ".
“Khi chúng tôi trở nên thân thiết hơn thì tôi không còn mấy hứng thú với căn hộ nhỏ nữa mà hiếu kì hơn về cuộc sống, mối quan hệ của gia đình họ cũng như những điều xảy ra trong cuộc sống của họ.
Chính vì vậy, những bức ảnh của tôi cũng thay đổi theo – nhiều sắc thái biểu cảm và tinh tế hơn”, nhiếp ảnh gia Holton cho biết.
Ảnh chụp trước cửa nhà Lam năm 2005.
Cảnh tượng chật chội trong căn hộ được phản ánh rõ nét nhất trong bức ảnh này.
Giường ngủ của cả gia đình, không một chút riêng tư.
Bà Lam ngồi nghỉ uống chén nước. Ảnh chụp năm 2010.
Ba mẹ con Lam nằm chen chúc trên chiếc giường chật hẹp.
Hai anh em Cindy đang đợi cơm năm 2011.
Hai bố con ông Lam nằm nghỉ ngơi trên trường trong khi 2 con trai đang chơi game trên máy tính.
Ảnh chụp Cindy và anh trai Michael 5 ngày trước khi cậu chuẩn bị xa nhà đi học đại học năm 2014.
Cảnh tượng chen chúc của gia đình 5 người trong căn hộ chật hẹp.
Cindy đang cắm mặt vào điện thoại trong khi chờ ngoài hành lang.
Cindy và anh trai trong căn hộ mới của ông Lam ở New Jersey năm 2014.
Con trai cả của ông Lam, Michael, trong phòng kí túc xá Đại học New York, Binghamton năm 2014.
Thay vì những hoạt động hàng ngày, Holton có thể hiểu hơn về động lực khiến gia đình này có thể bám trụ tại căn hộ chật hẹp nơi đất khách quê người xa xôi vạn dặm này, đó chính là "Giấc mơ Mỹ".