Hàng nghìn người đội mưa dự khai ấn đền Trần

MINH NGỌC,
Chia sẻ

Theo chương trình, lễ khai ấn diễn ra vào đêm 23/2 (14 tháng Giêng). Tuy nhiên từ 4h chiều nay, du khách thập phương đổ về khu vực đền Trần khá đông. Bãi xe được ban tổ chức lễ hội sắp xếp cách đền khoảng 1km.

Lễ hội khai ấn đền Trần (TP Nam Định) tổ chức từ ngày 11 đến 16 tháng Giêng, là một trong những lễ hội lớn dịp đầu xuân của cả nước. Theo chương trình, lễ khai ấn diễn ra vào đêm 23/2 (14 tháng Giêng).

Theo ghi nhận của PV, 4h chiều, ngày 23/2, du khách thập phương đổ về khu vực đền Trần rất đông. Do thời tiết buổi chiều có mưa và bãi xe được bố trí từ xa để không bị tắc đường nên phải đi bộ một đoạn đường khá xa, nhiều người mang theo lễ phải đội lên đầu.

Hàng nghìn người đội mưa dự khai ấn đền Trần- Ảnh 1.

Lễ khai ấn đền Trần 2024 được tổ chức vào giờ Tý (23h) đêm 14 tháng Giêng (23/2) với các nghi lễ thiêng truyền thống. 5h sáng 15 tháng Giêng (24/2), nhà đền tổ chức phát ấn cho nhân dân ở bốn địa điểm.

Hàng nghìn người đội mưa dự khai ấn đền Trần- Ảnh 2.

Nhiều bãi xe được ban tổ chức lễ hội sắp xếp cách đền khoảng 1km.

Theo ước tính của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong dịp Lễ hội Khai ấn Đền Trần Xuân Giáp Thìn 2024 có khoảng 170 nghìn lượt khách tới tham quan, du lịch.

Theo ước tính của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong dịp Lễ hội Khai ấn Đền Trần Xuân Giáp Thìn 2024 có khoảng 170 nghìn lượt khách tới tham quan, du lịch.

Người dân thập phương đã vào dâng hương

Người dân thập phương đã vào dâng hương

Hàng nghìn người đội mưa dự khai ấn đền Trần- Ảnh 5.
Hàng nghìn người đội mưa dự khai ấn đền Trần- Ảnh 6.
Hàng nghìn người đội mưa dự khai ấn đền Trần- Ảnh 7.
Hàng nghìn người đội mưa dự khai ấn đền Trần- Ảnh 8.

Người dân mang theo con nhỏ và lễ vật chuẩn bị chu đáo

Lực lượng an ninh có mặt ở để đảm bảo an ninh

Lực lượng an ninh có mặt để đảm bảo an ninh

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghi lễ khai ấn đền Trần với ý nghĩa nhân văn lớn lao là cầu mong cho thiên hạ thái bình, thịnh trị.

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghi lễ khai ấn đền Trần với ý nghĩa nhân văn lớn lao là cầu mong cho thiên hạ thái bình, thịnh trị.

Ấn của nhà Trần khắc chữ “Trần triều điển cố” và “Tích phúc vô cương." Bản chất của bốn chữ “Tích phúc vô cương” trên ấn là nhà Trần ban cho con cháu cái phúc, dạy con cháu, bách gia trăm họ phải biết giữ gìn phẩm chất đạo đức, tích phúc thật tốt, phúc đức càng dày thì được hưởng lộc càng bền vững.

Ấn của nhà Trần khắc chữ “Trần triều điển cố” và “Tích phúc vô cương". Bản chất của bốn chữ “Tích phúc vô cương” trên ấn là nhà Trần ban cho con cháu cái phúc, dạy con cháu, bách gia trăm họ phải biết giữ gìn phẩm chất đạo đức, tích phúc thật tốt, phúc đức càng dày thì được hưởng lộc càng bền vững.

Đền Trần ( Trần Miếu) là một quần thể đền thờ tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định (sát quốc lộ 10), là nơi thờ các vua Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần. Đền Trần được xây dựng từ năm 1695, trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ XV.

Đền Trần bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường (hay đền Thượng), đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Trước khi vào đền, phải qua hệ thống cổng ngũ môn (Trên cổng ghi các chữ Hán Chính nam môn - cổng chính phía nam) và Trần Miếu (Miếu thờ nhà Trần). Qua cổng là một hồ nước hình chữ nhật. Chính giữa phía sau hồ nước là khu đền Thiên Trường. Phía Tây đền Thiên Trường là đền Trùng Hoa, phía Đông là đền Cố Trạch.

Cả ba đền đều có kiến trúc chung, và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Nối tiền đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu.

Theo Bách khoa toàn thư mở.


Chia sẻ