Hà Nội: Sốc với video một người đàn ông "tự sướng" trên phố

Ross,
Chia sẻ

Ngày 24/4, cư dân mạng "sôi tiết" khi "nóng mắt" với video quay cảnh một người đàn ông "tự sướng" ngay trên đường phố do nhóm phụ nữ trẻ thực hiện với thái độ tán thưởng.

Video ghi lại cảnh một người đàn ông đội mũ bảo hiểm, bịt mặt, ngồi trên xe tay ga "làm chuyện ấy" một mình. Mặc dù một tay cầm cái hồ sơ che một bên, nhưng anh ta chỉ che được người đi đường phía tay phải mình, mà không biết phía tay trái, sau khe cửa đối diện có một cái máy camera đang nhòm ngó mình. Tất cả hành động của anh ta từ đầu đến khi "xong xuôi" đều được ghi lại bởi một nhóm phụ nữ có giọng nói rất trẻ đang cá cược nhau xem người đi đường nào bắt gặp đầu tiên.


Hành sự ngay trên đường phố.


Người đi đường không hay biết chuyện bậy bạ đang xảy ra.



Hình ảnh tồi tệ của người đàn ông.

Mỗi lần có người đi qua, nhóm phụ nữ "gào rú" lên xem họ có nhìn thấy hay không, đưa ra những câu bình luận rất "nóng" và cười cợt khả ố kháo nhau xem lúc nào anh chàng hành sự "đã đời". Chưa hết, một nhân vật trong nhóm bình luận: "Càng thấy con gái hắn càng sung sướng, làm sao cho hắn thấy con gái bây giờ."

Với tốc độ lan truyền chóng mặt của internet, cư dân mạng phẫn uất cực độ và phê phán gay gắt hành vi trái với thuần phong mĩ tục của nhân vật chính. Nhiều người đòi điều tra danh tính và dẹp loạn tất cả những đối tượng có hành vi "chốn phòng the" nơi công cộng. Nick Jindy phẫn nộ: "Làm chuyện này giữa ban ngày ban mặt thật khủng khiếp, bệnh hoạn đừng hỏi. Không thể hiểu nổi tại sao lại có người như thế."

Nick Black đồng tình: " Ôi phố phường Hà Nội thanh lịch sao lại có cái chuyện khùng này được chứ. Đàn ông làm sao lại đến mức khao khát như thế chứ."

Nick Hongnhung thì đỡ hơn: "Chắc loại người này không nhiều đâu, do bệnh ấy mà."

Vấn nạn thủ dâm nơi công cộng

Câu chuyện hôm nay gợi nhắc đến thời điểm cách đây nửa thập kỷ,  vấn nạn này đã rộ lên ở các khu kí túc xá sinh viên và công viên. Sự việc thường diễn ra theo trình tự như sau: lợi dụng lúc các bạn nữ đang không để ý, nam sinh vô tư "khoe súng" và cười cợt khả ố đe dọa hoặc tự hãnh. Những nạn nhân của trò đùa này thường bị ám ảnh lâu dài và tổn thương về tinh thần. Kể lại chuyện cũ, PGS. TS Nguyễn Hồi Loan, nguyên Chủ nhiệm khoa Tâm lý Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, cho biết, ông từng tận mắt chứng kiến cảnh một nam thanh niên tự cởi bỏ hết quần áo, dùng tay kích thích bộ phận sinh dục, ngước mắt nhìn các nữ sinh tại các phòng trong một khu ký túc xá với vẻ mặt thích thú. Những chuyện kể tương tự khẳng định một vấn nạn xã hội, được khoác một cái tên đích đáng - Tà dâm tâm sinh lý.

Dù hành vi này được các bộ phận dư luận chấp nhận hay chống đối, đây cũng là hành vi trái với thuần phong mỹ tục, gây ảnh hưởng lớn đến những nạn nhân mới lớn lần đầu tiên bắt gặp, bởi họ sẽ rất sợ hãi con người trong một khoảng thời gian dài. Đặc biệt hơn, với những nữ sinh đang du học ở nước ngoài, khi gặp những đối tượng tà dâm bệnh hoạn, tâm lý cô độc và hoảng sợ nơi đất khách quê người sẽ gây áp lực rất lớn cho các em.

P. (sinh viên từng du học ở Singapore) vẫn còn "hồn vía lên mây" khi nhớ lại sự việc tương tự. Một lần đi học khuya về từ thư viện, băng qua khu công viên phía sau kí túc xá, P gặp một người đàn ông hăng hái "khoe hàng" đuổi theo sau cô. Vắt giò lên cổ chạy, P may mắn gặp được một nam sinh đang đi ngược đường và cắt đuôi được "nòng nọc". Sau đó, P không dám ra đường buổi đêm, dù khuôn viên trường học ở Singapore rất an toàn.

Sự hưởng ứng bệnh hoạn của phái yếu

Thái độ quá khích và hành vi phát tán trên mạng của nhóm phụ nữ trẻ - người đã ghi lại clip nói trên - dẫu không phải là đại diện cho phái yếu nói chung - nhưng cũng đáng báo động về ý thức thuần phong mỹ tục và thái độ hợp tác với căn bệnh sinh lý của đàn ông bằng những tiếng la hét thích thú, những câu cá cược thô tục, những lời bình luận không mấy êm tai.

Theo nghiên cứu, chỉ có một số ít phụ nữ hăng hái với "trò chơi" này. Đó là những đối tượng có bệnh lý và được khuây khỏa khi thực hiện hành vi nơi công cộng. Những người này thường bị tác động bởi sự giáo dục tật nguyền hoặc lạm dụng văn hóa phẩm đồi trụy.
Chia sẻ