Hà Nội: Đồ trang trí thủ công đắt khách dịp Noel
Dịp Noel, đồ trang trí thủ công khá đắt khách. Vốn có truyền thống là khu phố bán đồ trang trí cho các dịp lễ, Tết… nổi tiếng nhất Hà Nội, nhiều hộ kinh doanh ở phố cổ Hàng Mã cũng “chộp” dịp Noel để kinh doanh mặt hàng này.
Vào dịp Noel, không chọn bán đồ lưu niệm, trang trí công nghiệp, nhiều hộ tự sản xuất các mặt hàng trang trí thủ công bằng xốp.
Các hộ làm nghề ở hai khu phố này cho hay, họ bắt đầu làm những sản phẩm trang trí Noel bằng xốp khoảng hơn chục năm trước, khi lễ Noel trở thành một dịp vui chơi được người Hà Nội quan tâm.
Nhiều gia đình ở phố cổ sản xuất đồ trang trí Noel
Nhận thấy nhu cầu trang trí dịp Noel của các trung tâm thương mại, cửa hàng mua sắm, công sở… rất lớn, nhiều hộ kinh doanh, không ai bảo ai, đã “chế” ra những từ cây thông Noel, những chú tuần lộc, nhà tuyết, hang đá cho đến người tuyết, ông già Noel… từ những miếng xốp lớn nhỏ.
Nhà tuyết, hang đá, cây thông, người tuyết handmade…
Nhiều hộ làm nghề trên “khu phố đồ chơi” cho biết, nghề mới này không quá thách thức với họ, vì quanh năm họ kiếm sống bằng nghề cắt phông chữ xốp thủ công, đã quen với cách tạo hình, chỉnh dáng cho xốp rồi.
… tự tin đứng cạnh hàng lưu niệm sản xuất công nghiệp
Cái khó nhất trong nghề này không nằm ở chỗ tạo hình, vì nhìn chung, người tuyết, nhà cửa, hang đá hay cây thông, tuần lộc đều đã có mẫu sẵn, chỉ cần khéo tay một chút, người làm nghề có thể bắt chước ngay. Mỗi năm, các mô hình cũng phải được thay đổi chút chút về cách trang trí, màu sắc cho khác lạ để thu hút khách hàng.
Xốp được cắt bằng dao lưỡi mỏng
“Khó nhất là làm sao để những cục xốp vô tri này, sau quá trình tạo tác, trở nên những mô hình xốp có hồn, để khách hàng mua không chỉ vì đó là một vật trang trí cần thiết, mà còn bởi họ cảm nhận được không khí Noel, tinh thần Noel trong từng người tuyết, từng ngôi nhà, từng chú tuần lộc… Thế nên làm và bán mặt hàng này thì nhiều, nhưng không phải cửa hàng nào cũng đắt khách!” – một chủ cửa hàng ở phố Hàng Lược chia sẻ.
Phụ nữ thường đảm nhiệm khâu đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ này
Ngắm cách những người thợ thủ công này làm việc mới thấy, họ nói đúng thật. Những sản phẩm trang trí Noel, nhìn bề ngoài có vẻ được rập khuôn theo một mẫu hình có sẵn, nhưng không thể giống nhau 100%. Bởi lẽ, trong khi tạo tác, dường như họ đã mang cả cảm xúc và tâm hồn vào từng công đoạn.
Khâu chà mịn xốp cũng quan trọng không kém
Trông thì tưởng đơn giản, nhưng những món đồ trang trí Noel này được làm khá cầu kỳ. Thách thức đầu tiên là khâu chọn xốp. Xốp được sử dụng phải là loại xốp dẻo, có kết cấu chắc, hạt xốp mịn và to trung bình; nếu dùng xốp hạt to như xốp làm phông đám cưới, sản phẩm làm ra rất dễ bị gãy, mẻ còn nếu dùng xốp hạt nhỏ, độ dai được đảm bảo nhưng sẽ khó làm mịn bề mặt.
Người làm nghề thổi cả tâm hồn vào sản phẩm
Nhiều cửa hiệu cho biết, họ phải đặt các mối hàng từ cuối tháng 10, tháng 11 để có được loại xốp như ý, nếu hàng bán chạy họ cũng không bị động.
Những chiếc mũ vải sẽ “làm duyên” cho người tuyết
Tùy theo tạo hình sản phẩm mà xốp sẽ được cắt thành các hình thù khác nhau. Quan trọng nhất trong khâu này là dao dùng cắt xốp là dao dài như lá lúa được mài thật bén, thật ngọt toàn bộ lưỡi, để lướt trên bề mặt xốp mà không làm vỡ hạt. Để làm người tuyết, các thợ thủ công phải gọt xốp thành các khối cầu có thể tích tương ứng nhau rồi ráp mịn.
Không chỉ cần sự tỉ mỉ…
Nhà tuyết hay hang đá thì cầu kỳ hơn, sau khi cắt, người thợ còn phải trổ xốp theo dáng, rồi hoặc ráp mịn, hoặc làm xốp “nổ” để tạo kết cấu.
… mà còn cần con mắt thẩm mỹ…
“Để sản phẩm có màu sắc rực rỡ và lung linh, ngoài việc sử dụng phụ kiện, phải chọn màu lớp phủ kim tuyến rất kỹ. Khi phết keo lên xốp, phải phết thật đều tay, thật mịn và khi phun kim tuyến cũng phải đều tay…
… và sự chỉn chu trong từng công đoạn…
…Với những sản phẩm có hình dáng đặc biệt như hang đá, cây thông, những chi tiết nhỏ trên người tuyết, tuần lộc, phải sơn màu rất tỉ mỉ từng chút một, mà không được dùng màu có gốc dầu, sẽ làm cháy xốp. Để sản phẩm không đơn điệu, có khi phải phủ bông gòn ở các mép hoặc trên bề mặt nữa.” – chị Hoa, chủ cửa hàng trang trí Noel trên phố Hàng Mã cho biết.
… như một nghệ sĩ hội họa…
Nhiều hộ kinh doanh sản phẩm xốp trang trí Noel chia sẻ, năm nay, có lẽ do ảnh hưởng suy thoái kinh tế nên họ mới túc tắc có khách từ đầu tháng 12, chứ mọi năm, giữa tháng 11 là không khí sản xuất, buôn bán nhộn nhịp lắm rồi. Năm nay, sản phẩm người tuyết vẫn “hot” nhất; tuy nhiên, nhiều hộ cũng không dám sản xuất đại trà mà chỉ làm cầm chừng theo đặt hàng của khách.
… như một stylist, tất cả kết hợp để làm ra một sản phẩm đẹp
Với giá giao động từ 300 nghìn đến 1,5 triệu cho một người tuyết, 5 – 9 triệu hoặc hơn nữa cho một gói trang trí trọn bộ (cây thông, nhà tuyết, tuần lộc, hang đá, người tuyết… bằng xốp), khách hàng chủ yếu của loại hình dịch vụ này là các khách sạn, công ty, trung tâm thương mại hoặc chủ nhân của các ngôi biệt thự.
Nụ cười của khách hàng…
… và sự trân trọng sản phẩm sẽ là món quà Noel quý giá với người làm nghề
“Nghe thì có vẻ đắt thế, nhưng chúng tôi cũng không kiếm được nhiều tiền đâu. Giá nguyên liệu thì tăng vùn vụt, công cũng mất khá nhiều, cả nhà xúm vào làm, mỗi người một công đoạn, tỉa tót, uốn nắn mãi mới ra được sản phẩm hoàn chỉnh chứ! Nghề này chỉ lấy công làm lãi thôi, không giàu được!” – chị Minh, một người làm nghề nói như phân bua.
Các hộ làm nghề ở hai khu phố này cho hay, họ bắt đầu làm những sản phẩm trang trí Noel bằng xốp khoảng hơn chục năm trước, khi lễ Noel trở thành một dịp vui chơi được người Hà Nội quan tâm.
Nhiều gia đình ở phố cổ sản xuất đồ trang trí Noel
Nhận thấy nhu cầu trang trí dịp Noel của các trung tâm thương mại, cửa hàng mua sắm, công sở… rất lớn, nhiều hộ kinh doanh, không ai bảo ai, đã “chế” ra những từ cây thông Noel, những chú tuần lộc, nhà tuyết, hang đá cho đến người tuyết, ông già Noel… từ những miếng xốp lớn nhỏ.
Nhà tuyết, hang đá, cây thông, người tuyết handmade…
Nhiều hộ làm nghề trên “khu phố đồ chơi” cho biết, nghề mới này không quá thách thức với họ, vì quanh năm họ kiếm sống bằng nghề cắt phông chữ xốp thủ công, đã quen với cách tạo hình, chỉnh dáng cho xốp rồi.
… tự tin đứng cạnh hàng lưu niệm sản xuất công nghiệp
Cái khó nhất trong nghề này không nằm ở chỗ tạo hình, vì nhìn chung, người tuyết, nhà cửa, hang đá hay cây thông, tuần lộc đều đã có mẫu sẵn, chỉ cần khéo tay một chút, người làm nghề có thể bắt chước ngay. Mỗi năm, các mô hình cũng phải được thay đổi chút chút về cách trang trí, màu sắc cho khác lạ để thu hút khách hàng.
Xốp được cắt bằng dao lưỡi mỏng
“Khó nhất là làm sao để những cục xốp vô tri này, sau quá trình tạo tác, trở nên những mô hình xốp có hồn, để khách hàng mua không chỉ vì đó là một vật trang trí cần thiết, mà còn bởi họ cảm nhận được không khí Noel, tinh thần Noel trong từng người tuyết, từng ngôi nhà, từng chú tuần lộc… Thế nên làm và bán mặt hàng này thì nhiều, nhưng không phải cửa hàng nào cũng đắt khách!” – một chủ cửa hàng ở phố Hàng Lược chia sẻ.
Phụ nữ thường đảm nhiệm khâu đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ này
Ngắm cách những người thợ thủ công này làm việc mới thấy, họ nói đúng thật. Những sản phẩm trang trí Noel, nhìn bề ngoài có vẻ được rập khuôn theo một mẫu hình có sẵn, nhưng không thể giống nhau 100%. Bởi lẽ, trong khi tạo tác, dường như họ đã mang cả cảm xúc và tâm hồn vào từng công đoạn.
Khâu chà mịn xốp cũng quan trọng không kém
Trông thì tưởng đơn giản, nhưng những món đồ trang trí Noel này được làm khá cầu kỳ. Thách thức đầu tiên là khâu chọn xốp. Xốp được sử dụng phải là loại xốp dẻo, có kết cấu chắc, hạt xốp mịn và to trung bình; nếu dùng xốp hạt to như xốp làm phông đám cưới, sản phẩm làm ra rất dễ bị gãy, mẻ còn nếu dùng xốp hạt nhỏ, độ dai được đảm bảo nhưng sẽ khó làm mịn bề mặt.
Người làm nghề thổi cả tâm hồn vào sản phẩm
Nhiều cửa hiệu cho biết, họ phải đặt các mối hàng từ cuối tháng 10, tháng 11 để có được loại xốp như ý, nếu hàng bán chạy họ cũng không bị động.
Những chiếc mũ vải sẽ “làm duyên” cho người tuyết
Tùy theo tạo hình sản phẩm mà xốp sẽ được cắt thành các hình thù khác nhau. Quan trọng nhất trong khâu này là dao dùng cắt xốp là dao dài như lá lúa được mài thật bén, thật ngọt toàn bộ lưỡi, để lướt trên bề mặt xốp mà không làm vỡ hạt. Để làm người tuyết, các thợ thủ công phải gọt xốp thành các khối cầu có thể tích tương ứng nhau rồi ráp mịn.
Không chỉ cần sự tỉ mỉ…
Nhà tuyết hay hang đá thì cầu kỳ hơn, sau khi cắt, người thợ còn phải trổ xốp theo dáng, rồi hoặc ráp mịn, hoặc làm xốp “nổ” để tạo kết cấu.
… mà còn cần con mắt thẩm mỹ…
“Để sản phẩm có màu sắc rực rỡ và lung linh, ngoài việc sử dụng phụ kiện, phải chọn màu lớp phủ kim tuyến rất kỹ. Khi phết keo lên xốp, phải phết thật đều tay, thật mịn và khi phun kim tuyến cũng phải đều tay…
… và sự chỉn chu trong từng công đoạn…
…Với những sản phẩm có hình dáng đặc biệt như hang đá, cây thông, những chi tiết nhỏ trên người tuyết, tuần lộc, phải sơn màu rất tỉ mỉ từng chút một, mà không được dùng màu có gốc dầu, sẽ làm cháy xốp. Để sản phẩm không đơn điệu, có khi phải phủ bông gòn ở các mép hoặc trên bề mặt nữa.” – chị Hoa, chủ cửa hàng trang trí Noel trên phố Hàng Mã cho biết.
… như một nghệ sĩ hội họa…
Nhiều hộ kinh doanh sản phẩm xốp trang trí Noel chia sẻ, năm nay, có lẽ do ảnh hưởng suy thoái kinh tế nên họ mới túc tắc có khách từ đầu tháng 12, chứ mọi năm, giữa tháng 11 là không khí sản xuất, buôn bán nhộn nhịp lắm rồi. Năm nay, sản phẩm người tuyết vẫn “hot” nhất; tuy nhiên, nhiều hộ cũng không dám sản xuất đại trà mà chỉ làm cầm chừng theo đặt hàng của khách.
… như một stylist, tất cả kết hợp để làm ra một sản phẩm đẹp
Với giá giao động từ 300 nghìn đến 1,5 triệu cho một người tuyết, 5 – 9 triệu hoặc hơn nữa cho một gói trang trí trọn bộ (cây thông, nhà tuyết, tuần lộc, hang đá, người tuyết… bằng xốp), khách hàng chủ yếu của loại hình dịch vụ này là các khách sạn, công ty, trung tâm thương mại hoặc chủ nhân của các ngôi biệt thự.
Nụ cười của khách hàng…
… và sự trân trọng sản phẩm sẽ là món quà Noel quý giá với người làm nghề
“Nghe thì có vẻ đắt thế, nhưng chúng tôi cũng không kiếm được nhiều tiền đâu. Giá nguyên liệu thì tăng vùn vụt, công cũng mất khá nhiều, cả nhà xúm vào làm, mỗi người một công đoạn, tỉa tót, uốn nắn mãi mới ra được sản phẩm hoàn chỉnh chứ! Nghề này chỉ lấy công làm lãi thôi, không giàu được!” – chị Minh, một người làm nghề nói như phân bua.