Gwyneth Paltrow khuyên không nên ăn dưa chuột vì tăng nguy cơ bị bệnh mất trí nhớ: Chuyên gia nói gì?
Nữ diễn viên hàng đầu Hollywood gây sốc khi đưa ra cảnh báo về tác hại gây bệnh mất trí nhớ của dưa chuột, nhưng theo các nhà khoa học thì sao?
Tuyên bố gây sốc: Ăn dưa chuột có thể làm suy giảm trí nhớ
Mới đây, trên trang web về sức khoẻ mang tên Goop của Gwyneth Paltrow, một khách mời đã khẳng định, loại protein tìm thấy trong dưa chuột có thể gây bệnh Alzheimer. Vị khách mời này là Steven Gundry, bác sĩ phẫu thuật tim và chuyên gia về tim mạch tại California.
Ông tuyên bố đã tìm ra mối liên hệ giữa bệnh mất trí nhớ và lectin – loại protein có trong dưa chuột, cà chua và ngũ cốc nguyên cám. "Một số lectin giống với protein trong cơ thể, trong khi số khác được thiết kế để trông như các hợp chất mà cơ thể coi là có hại, như lipopolysaacharides (LPSs) – là các mẩu vi khuẩn thường xuyên được sản sinh ra do sự phân chia của vi khuẩn và chết trong đường ruột. Việc lectin giống với những protein khác trong cơ thể và LPSs có thể khiến hệ miễn dịch tấn công, gây ra phản ứng viêm trong cơ thể và các vấn đề về sức khoẻ như hội chứng rò rỉ ruột, hội chứng não mù sương, bệnh thần kinh và bệnh tự miễn", ông cho biết.
Với lời khuyên không nên ăn dưa chuột vì tăng nguy cơ bị bệnh mất trí nhớ, lần này Gwyneth Paltrow đã có thể ngẩng đầu hãnh diện vì mình đúng.
Bài viết trên nhanh chóng gây bão trên mạng xã hội. Rất nhiều độc giả bày tỏ sự chế giễu dành cho gợi ý "thô thiển, lố bịch" này.
Ý kiến trái chiều của các chuyên gia
Các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ thường ngày vẫn chỉ trích Goop đã thừa nhận rằng, có bằng chứng cho thấy, lectin gây hại cho đường ruột và có thể dẫn tới nhiều rắc rối khác nhau, trong đó, có thể bao gồm cả chứng mất trí nhớ.
Bác sĩ Tom Greenfield, người đã tiến hành xem xát tác động của lectin lên các nhóm máu khác nhau, cho biết, loại protein này thực sự có thể đóng vai trò nhất định trong các hội chứng rối loạn chức năng não. Ông chia sẻ: "Có mối liên hệ cụ thể giữa lectin và nhóm máu. Bạn không thể nói ‘sẽ tránh xa mọi loại lectin’ vì một số tốt cho người và số khác thì không. Lectin có thể thay đổi cơ thể bạn, hệ miễn dịch và lượng máu. Chúng có thể khoá các cơ quan thụ cảm insulin và theo thời gian, việc này sẽ ảnh hưởng tới mạch máu, thậm chí ảnh hưởng tới não. Do đó, nếu mạch máu không hoạt động, não sẽ bị tổn thương".
Lectin là chất gây hại cho đường ruột và có thể dẫn tới nhiều rắc rối khác nhau, trong đó, có thể bao gồm cả chứng mất trí nhớ.
Bác sĩ David Jockers cũng tiết lộ, lectin đã được chứng minh là ngăn chặn quá trình hấp thụ dưỡng chất, từ đó, dẫn tới các vấn đề về sức khoẻ. "Nói chung, chúng gây áp lực cho cơ thể. Lectin có áp lực để gắn kết với các cơ quan thụ cảm insulin và leptin. Tôi không nghĩ lectin là nguyên nhân chính gây bệnh sa sút trí tuệ và Alzheimer nhưng tôi có thể thấy, chúng cũng là một phần của nguyên nhân".
Nikki Ostrower, chuyên gia dinh dưỡng và người sáng lập NAO Nutrion & Wellness, bày tỏ rằng, việc tránh mọi loại thực phẩm có chứa lectin rất phổ biến trong giới chuyên gia nhưng với cộng đồng lại ít người biết tới. "Trước khi có thuốc trừ sâu, thực vật phát triển cách thực tự bảo vệ mình khỏi các mối nguy hiểm. Khi chúng ta tiêu thụ những thực phẩm này ở dạng sống, chúng ta đã đưa vào cơ thể cả những chất có tác dụng trừ sâu tự nhiên ấy. Chúng là những chất kháng dưỡng chất, có thể gây các vấn đề về rò rỉ ruột và thậm chí có thể là thủ phạm dẫn tới các bệnh tự miễn".
Có thể tìm thấy lectin trong rất nhiều thực phẩm vốn được coi là tốt cho sức khoẻ như cà chua, hạt tiêu, dưa chuột, đậu nành, ngũ cốc, ngũ cốc nảy mầm, đậu và một số sản phẩm từ sữa. Chuyên gia Ostrower cho biết thêm, với một số người, việc loại bỏ hoàn toàn những thực phẩm này là điều bất khả thi, nhưng cô gợi ý nên nấu chín chúng. "Nếu bạn nấu chín chúng, bạn sẽ làm giảm nhẹ gánh nặng của sự nguy hại. Ngoài ra, ngâm nước và ủ men cũng sẽ giúp ích".
Còn chuyên gia dinh dưỡng Mary Jane Detroyer bày tỏ, lectin có mối liên hệ với các mảng thoái hoá của bệnh Alzheimer nhưng ông cũng cho biết thêm rằng cần nhiều nghiên cứu hơn nữa về chủ đề này.
Chia sẻ về vấn đề này, TS Trần Hồng Côn – Khoa Hóa Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) cho biết: Lectins là chất không tích tụ lại trong cơ thể mà được chuyển hóa, phân giải, tiêu hóa như thức ăn. Người tiêu dùng có thể yên tâm vì chỉ khi ăn quá nhiều đồ ăn chứa lectins thì mới phải lo lắng đến nguy cơ mắc bệnh. Các nghiên cứu của nước ngoài đưa ra như vậy nhằm mục đích cảnh báo không nên ăn quá nhiều dẫn đến dư thừa chất đó trong cơ thể.
Những thực phẩm chứa lectin
Bác sĩ phẫu thuật tim, chuyên gia tim mạch Steven Gundry, cảnh báo bệnh nhân nên tránh xa lectin. Đây là protein có trong thực vật, hoạt động với tư cách hệ thống phòng vệ tự nhiên của thực vật.
Bác sĩ cho biết, lectin có thể dẫn tới các vấn đề đường ruột, từ đó gây bệnh về não.
Một số thực phẩm chứa lectin:
- Dưa chuột
- Cà tím
- Cà chua
- Khoai tây
- Đậu nành
- Ngũ cốc toàn phần
- Sữa
Theo chế độ ăn dựa trên nhóm máu (Blood Tyle Diet), một số lectin nhất định ảnh hưởng khác nhau tới các nhóm máu khác nhau. Do đó, nên tránh xa những thực phẩm chứa lectin, tuỳ vào nhóm máu, như sau:
- Nhóm máu O: Lúa mỳ, dầu đậu nành, lạc, đậu thận
- Nhóm máu A: Đậu Lima, cà chua, cà tìm, đậu gà
- Nhóm máu B: Gà, ngô, đậu nành, đậu lăng
- Nhóm máu AB: Gà, ngô, chuối, đậu răng ngựa
(Nguồn: DailyMail)