Gửi những người trẻ sắp cưới: Đừng bao giờ kết hôn chỉ vì yêu, thôi ảo tưởng tiền bạc không quan trọng và hãy học cách cãi nhau mà không phải kết thúc bằng câu 'Cô im đi'
Tình yêu là những cảm xúc chớp nhoáng, vồn vã, cao trào; mặt khác, hôn nhân cần sự chậm rãi, từ tốn và thấu hiểu. Yêu nhau có thể không cần tiền, nhưng cưới nhau chắc chắn sẽ cần. Ảo tường rằng hôn nhân sẽ mãi đẹp như những bức ảnh cưới nhiều "Like" trên Facebook là con đường dẫn đến cuộc sống gia đình trong địa ngục.
Ai cũng đã từng ảo tưởng về những cuộc hôn nhân "có cánh"
Anh và em, mình cứ cưới nhau đã, chuyện nhà cửa, tiền bạc, công việc, mâu thuẫn... để mai tính. Ôi nghe thật lãng mạn làm sao!
Hẳn ai cũng từng mơ về điều này trong những khoảnh khắc tình yêu lên ngôi chiếm lấy toàn bộ con tim và lấn át hoàn toàn lí trí. Chúng ta nghĩ về khoảng thời gian bên nhau thật hạnh phúc, có cơm ăn cơm, có rau ăn rau, miễn anh có em là được.
Những suy nghĩ ấy dường như xuất hiện rất nhiều trong tâm trí của các cặp đôi. Và đặc biệt hơn khi họ tiến gần hơn với hôn nhân, họ vạch ra những dự định, đại loại như năm đầu tiên lấy nhau sẽ đi du lịch ở ba nước, năm thứ hai sẽ mua một căn nhà riêng thật ấm cúng, và họ sẽ có những đứa trẻ í ới gọi họ là ba, là mẹ.
Nghe thật thú vị.
Các cặp vợ chồng mới cưới thường sẽ mang những tư tưởng như thế. Nhà xã hội học Andrew Cherlin đã quan sát và đưa đến kết luận rằng kết hôn thời hiện đại dần trở thành một mục tiêu tối thượng nhất trong cuộc sống của mỗi người, hơn là quan tâm đến việc xây dựng một nền tảng vững chắc mà đôi bên cần vun đắp mỗi ngày.
Vì lẽ đó, lễ cưới của các cặp nhân tình đôi khi không còn là những lời cam kết trách nhiệm về việc san sẻ cho nhau mà đã biến thành những bức ảnh đẹp-nhưng-ảo trên Instagram.
Liệu hôn nhân chỉ dừng lại ở tình yêu nồng cháy?
Căng thẳng và áp lực là những dấu hiệu đầu tiên của cuộc sống gia đình khoảng một tháng sau hôn nhân.
Tất nhiên, cuộc sống hôn nhân luôn cần sự mặn nồng để tình yêu được vun đắp mỗi ngày. Thế nhưng hôn nhân không dừng lại tại đó. Căng thẳng và áp lực là những dấu hiệu đầu tiên của cuộc sống gia đình khoảng một tháng sau hôn nhân.
Nhà tâm lý học trị liệu Daphne de Marneffe, người đã điều trị tâm lí cho các cặp vợ chồng hơn 20 năm nay nhận xét: "Tôi nhìn thấy những cặp đôi có những cử chỉ nguội lạnh khi họ nói ra những điều khó khăn đáng lẽ ra phải được nói trước đó từ lâu", ông chia sẻ.
Tiền bạc - trái bom nổ chậm dẫn đến sự đổ vỡ
Ví như chuyện tiền bạc, một trái bom nổ chậm thường dẫn đến sự đổ vỡ trong hôn nhân. Ba phần tư các cặp vợ chồng chi trả vượt mức tiền mà họ đã vạch ra cho ngày lễ cưới.
Theo một cuộc khảo sát được, các cặp vợ chồng đã phải gồng mình trả nợ cho chính đám cưới của họ. Một phần tư còn lại thì cảm thấy nuối tiếc kinh khủng vì đã lãng phí quá nhiều tiền.
Đám cưới là một khoảng thời gian rộng mở (và cả tốn kém nữa), và những cuộc tranh luận về tiền nong đôi khi lấn át cả những lãng mạn vốn nằm ở đấy.
Theo một cuộc khảo sát được thực hiện tại đất nước Anh quốc, các cặp vợ chồng đã phải gồng mình trả nợ cho chính đám cưới của họ.
Những quyết định về tiền nong luôn là một thử thách lớn. "Tôi đã từng nhiều lần nghe được những cuộc tranh luận nảy lửa về cách chi tiêu tiền bạc sao cho hợp lí - người vợ muốn đi du lịch, còn người chồng muốn mua một chiếc xe", ông Daphne de Marneffe chia sẻ.
Những quyết định tài chính cần được đặt trong nhiều ngữ cảnh, tức phải nghĩ đến những trăn trở của đối phương (thường thì nó sẽ trái nghịch với mong muốn của mình!). Các cặp vợ chồng nên có những cuộc nói chuyện thẳng thắn về tiền bạc.
Đó là lí do vì sao những nhà điều trị tâm lý hôn nhân như Daphne de Marneffe thường sẽ bắt tín hiệu cho các gặp vợ chồng biết thời điểm hoàn hảo để bắt đầu một cuộc trò chuyện (vì thường các cuộc tranh luận sẽ kết thúc bằng câu nói "Cô/Anh im đi!").
Họ còn cố tạo ra sự cân bằng cảm xúc trong việc giải quyết các vấn đề. Nếu người bạn đời của bạn là một người lảng tránh phiền phức, hãy kết nối với họ. Nếu người bạn đời của bạn là người cảm tính, hãy luôn cảm thông và san sẻ. "Chúng ta luôn có thể hạ xuống một vài bậc để hạnh phúc luôn đong đầy", ông Daphne de Marneffe chia sẻ.
Tranh luận và lắng nghe có lí trí là nền tảng của hôn nhân
Tình yêu là những cảm xúc chớp nhoáng, vồn vã, cao trào; mặt khác, hôn nhân cần sự chậm rãi, từ tốn và thấu hiểu.
Thật ra, hôn nhân không phải là trốn tránh các cuộc cãi vã, mà là tranh luận và lắng nghe có lí trí. Đã từng có rất nhiều cuộc hôn nhân lâu bền, vì những cặp đôi có thể mạnh mẽ chống lại những cảm xúc tiêu cực.
Họ hiểu về cuộc tranh luận đang diễn ra trong căn nhà của mình. Họ không né tránh sự tức giận, họ thưởng thức nó. Họ đi thẳng vào vấn đề hơn là đóng sầm cánh cửa lại. Họ xin lỗi vì những hành động chưa đúng của mình. Đó là những nền tảng vững chắc của một cuộc hôn nhân lâu bền.
Tình yêu là những cảm xúc chớp nhoáng, vồn vã, cao trào; mặt khác, hôn nhân cần sự chậm rãi, từ tốn và thấu hiểu. Một người luôn mong muốn một người bạn tri kỉ trong hôn nhân.
Mấu chốt cuối cùng của hôn nhân là thời gian để thấu hiểu và tương tác. Lễ cưới là một ngày trọng đại, nhưng hôn nhân mới là hành trình của việc tháo gỡ những hiểu lầm, những giận hờn.