Gói gia vị mì ăn liền: những "hiểu lầm" thường gặp

Saga,
Chia sẻ

Hầu như bất cứ gia đình nào ở Việt Nam đều có vài gói mì ăn liền để sẵn trên kệ bếp. Như một bữa ăn “nhanh gọn” cung cấp được dinh dưỡng tối thiểu, tiện dụng và ngon miệng, mì ăn liền trở thành món yêu thích của rất nhiều người.

Thế nhưng, món ăn cực kỳ phổ biến này lại cũng là một trong những món chịu nhiều “tiếng oan” nhất. Đơn cử như sự đồn thổi về gói gia vị của mì ăn liền, cho rằng đây là “thủ phạm” chứa nhiều chất không tốt cho sức khỏe. Điều này có đúng?

Trong gói gia vị của mì ăn liền có gì?

Theo GS. Đống Thị Anh Đào - Bộ môn Công Nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa ĐHQG TP.HCM cho biết: “Mì gói ở Việt Nam thông thường có ba gói gia vị chính là: gói súp, gói dầu sa tế và gói rau. Thành phần các gói gia vị được nhà sản xuất công bố và ghi rõ trên bao bì sản phẩm, bao gồm cả nguyên liệu có khả năng gây dị ứng cho một số đối tượng nhất định (nếu có)”.

Gói gia vị mì ăn liền: những hiểu lầm thường gặp - Ảnh 1.

Các loại gia vị trong gói mì ăn liền.

Cũng chia sẻ về vấn đề trên, Chị Dương Thị Bích Đào – Trưởng phòng đảm bảo chất lượng công ty Acecook Việt Nam cho biết thêm, thành phần trong gói gia vị của mì ăn liền là một hỗn hợp các loại gia vị (muối, đường, bột ngọt, tiêu, tỏi, ớt…) nhằm tạo nên hương vị đặc trưng cho từng sản phẩm. Những thành phần và hàm lượng các nguyên liệu sử dụng trong gói gia vị này đều được các công ty sản xuất mì ăn liền, trong đó có Acecook Việt Nam nghiên cứu phù hợp với từng loại sản phẩm, tuân thủ các quy định Việt Nam, có công bố đầy đủ thành phần trên bao bì và được Cục ATTP xác nhận phù hợp thông qua “Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm”.

Thành phần bột ngọt trong gói gia vị là đạt chuẩn

Giải thích về e ngại của nhiều người khi cho rằng các gói gia vị của mì ăn liền (cụ thể là gói bột súp) chứa nhiều bột ngọt, GS Đống Thị Anh Đào phân tích: “Một số gói gia vị trong mì ăn liền có thể chứa bột ngọt (mì chính) và được ghi rõ trên thành phần sản phẩm với tên gọi theo khoa học là chất điều vị Mononatri glutamat (hoặc viết tắt là chất 621)”.

Thực tế, bột ngọt là muối sodium của axit glutamic, một trong hơn 20 loại axit amin để kiến tạo nên protein cơ thể. Chất này cũng có sẵn trong các thực phẩm tự nhiên như thịt, cá, sữa (kể cả sữa mẹ) và có trong nhiều loại rau quả như cà chua, đậu hà lan, bắp, cà rốt…

GS Anh Đào cũng cho biết thêm, bột ngọt là một phụ gia thực phẩm đã được nghiên cứu sâu rộng và chuyên sâu nhất với hàng trăm cuộc thí nghiệm toàn diện trên động vật và cả cơ thể người. Các nghiên cứu này được thực hiện bởi các viện nghiên cứu hàng đầu trên thế giới trong thời gian rất dài và các viện nghiên cứu đã kết luận bột ngọt an toàn sử dụng nếu không quá lạm dụng. Bột ngọt sử dụng trong thực phẩm tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới đã được quy định sử dụng với hàm lượng GMP (Good Manufacturing Practices - theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt) trong sản phẩm mì và gia vị.

Gói dầu gia vị - đơn thuần là để gia tăng hương vị sản phẩm

Liên quan tới thắc mắc về gói dầu gia vị, Chuyên gia Dương Thị Bích Đào cho biết: “Về gói dầu gia vị trong mì ăn liền, thường là dầu sa tế với thành phần chính là dầu tinh luyện và chiết xuất hương vị từ thành phần tự nhiên của các loại rau, củ, gia vị. Gói dầu có tác dụng làm gia tăng hương vị sản phẩm, do đó nếu thiếu một trong các gói gia vị cấu thành, hương vị đặc trưng của sản phẩm sẽ bị giảm đi”.

Gói gia vị mì ăn liền: những hiểu lầm thường gặp - Ảnh 2.

Gia vị trong gói dầu.

Thực tế, hàm lượng chất béo của mỗi gói mì ăn liền (bao gồm cả gói dầu) đều được ghi rõ trên bao bì. Thế nên tùy thuộc vào tình trạng cơ thể mà người dùng có thể chọn bổ sung chất béo nhiều hay ít…

Gói gia vị mì ăn liền: những hiểu lầm thường gặp - Ảnh 3.

Gói gia vị mì ăn liền: những hiểu lầm thường gặp - Ảnh 4.

Rau ăn kèm với mì.

Ngoài chất béo, mì ăn liền còn cung cấp các chất dinh dưỡng khác là chất đạm, chất bột đường và một ít chất xơ. Do mỗi ngày cơ thể cần nhiều loại chất dinh dưỡng thiết yếu khác nhau như: chất đạm (protein), chất béo (lipid), chất bột đường (glucid) và các vitamin, khoáng chất và nước. Nên người dùng có thể chế biến mì ăn liền cùng các loại rau xanh, củ quả để bổ sung thêm nước, vitamin, khoáng chất để đảm bảo cân bằng đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Chia sẻ