Giữ cơ thể cân đối, thon gọn
Để duy trì một cơ thể khỏe mạnh nhưng cân đối, thon gọn không phải là việc quá phức tạp.
1. Ăn cứ mỗi 3 đến 4 tiếng đồng hồ:
Như thế sẽ giữ cho lượng đường trong máu của bạn ổn định. Ngoài ra, tiêu hóa liên tục sẽ biến cơ thể bạn thành một cỗ máy tiêu hóa năng lượng. Cứ tưởng tượng hệ thống tiêu hóa của bạn như một ngọn lửa, càng cho nó nhiều nguyên liệu thì nó cháy càng lớn. Bạn đừng để mình cảm thấy đói: Điều này có nhiều tác dụng tích cực. Ngoài việc hỗ trợ cho luật thứ nhất, bạn sẽ khó đưa ra quyết định đúng khi đói. Đừng ăn trước khi ngủ 2-3 tiếng: Nếu phải ăn, đảm bảo đó là một bữa ăn giàu chất đạm.
2. Ăn các thức ăn có tinh bột tổng hợp:
Các loại tinh bột đơn có trong đồ ngọt hay trái cây có thể làm tăng lượng đường trong máu lên mức quá cao. Bạn nên ăn các loại thực phẩm có chứa tinh bột tổng hợp tự nhiên, thay vì ăn gạo trắng thì thay bằng gạo nâu/đỏ. Ăn đủ chất đạm: Có rất nhiều trong thịt, cá hay ngay cả trong các loại củ, đậu. Luôn phải có trong các bữa ăn chính. Ăn rau: Trong cuộc sống, cái gì cũng cần vừa phải, không nên làm quá. Nhưng không phải là điều bạn áp dụng cho việc ăn rau! Bạn ăn càng nhiều rau càng tốt, rau không chỉ cung cấp chất xơ mà còn giúp bạn có đủ các vitamin và chất khoáng. Ăn trái cây thay vì đồ ngọt: Mỗi lần thèm ngọt, bạn hãy ăn trái cây. Bạn cũng cần biết uống nước luôn tốt cho cơ thể. Một ly nước cho mỗi bữa ăn, và uống thêm giữa các bữa.
3. Đừng ăn quá no:
Thay vào đó, chỉ ăn cho đến khi bạn cảm thấy thỏa mãn mà thôi. Như thế bạn có thể sẵn sàng vận động ngay sau bữa ăn. Hãy ăn chậm: Đừng ăn quá vội vàng, hãy tận hưởng hương vị của từng miếng ăn một. 20 phút sau khi ăn não của bạn mới nhận ra rằng bạn đã ăn. Bạn không cần nhiều thức ăn như bạn nghĩ! Ăn vì đói hay ăn để thay đổi cảm xúc? Hãy tự hỏi điều này khi bạn chuẩn bị ăn. Nhiều người ăn khi tâm trạng thay đổi, điều xảy ra liên tục và bất ngờ. Trong khi đó cảm giác đói là một cảm giác từ từ tăng dần lên. Ăn những gì mà bạn cảm thấy tốt cho bản thân: nên hạn chế rượu, bia, đồ ăn vặt... vì chúng thường mang lại cảm giác khó chịu cho ngày hôm sau: mệt mỏi, đau bụng, chóng mặt... Hãy ăn những gì làm bạn cảm thấy khỏe khoắn trước, trong và sau khi ăn.
Không có gì là hoàn hảo: Điều bạn làm đều đặn mới mang lại kết quả. Đừng lo nếu hôm nay bạn không ăn uống hợp lý, hãy cố gắng để bữa ăn tiếp theo tốt hơn.
Vận động
1. Ít nhất 4 lần trong 1 tuần, mỗi lần 30 phút: Bất kỳ cách nào, dù là tập thể thao, chạy bộ hay hít đất. Nếu không có lý do nào làm bạn không thể tập, thì cứ cố gắng giữ nhịp này thật đều đặn. Luật 2 ngày: Đừng bỏ 2 buổi tập liên tiếp. Bạn có thể bỏ 1 buổi, nhưng đừng bỏ buổi tiếp theo. Đừng để "mặc cảm tội lỗi" chồng chất: Nếu bỏ tập bạn sẽ có cảm giác mặc cảm, bực mình, dẫn đến chán nản, ngại không muốn tiếp tục. Đừng quá lo lắng và hãy cố gắng quay lại với nhịp tập của mình, theo sát “Luật 2 ngày" ở trên. Tập bất cứ lúc nào: Đừng quá lo nghĩ tập lúc nào thì tốt, hãy lo tìm thời gian để tập.
2. Tận hưởng chúng: Hãy làm cho việc vận động của bạn là một việc bạn thật sự hứng thú. Hãy nghe nhạc, tập chung với bạn bè, tham gia các hoạt động cộng đồng... Tập trung vào mục đích: Nếu bạn cảm thấy quá mệt để tập? Nghỉ một chút nhưng đừng nghỉ tập. Nên nhớ bạn vận động nhiều cơ thể mới khỏe mạnh và dẻo dai, chịu đựng được mệt mỏi.