Giày cao gót: Đi sao cho thật "hot" mà không bị đau chân?
Chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn từng bước một cách đi giày cao gót thật đẹp mà không bị đau chân với ảnh minh họa...
Phần vòm (The Breast): Đây là phần uốn cong của gót giày mà ảnh hưởng đến việc bạn có di chuyển vững vàng trên đôi giày đó hay không. Phần này càng thấp thì bạn sẽ càng ít cảm thấy mất thăng bằng.
Đế (Sole): Nếu bạn hay bị trượt ngã khi đi trên sàn trơn, hãy mua một đôi bảo vệ gót giày hoặc dùng chìa khóa cọ vào đế để tạo độ ma sát.
Mũi giày (The toe box): Nếu ngón chân cái của bạn bị co quặp, hãy đến hiệu giày để kéo giãn phần này ra.
Tư thế: Gót giày sẽ đẩy trọng lượng cơ thể của bạn dồn về phía trước. Vì thế, để giữ thăng bằng, hãy ngẩng cao đầu và đẩy vai về phía sau.
Bước đi: Đi giày cao gót mà sải bước dài, bạn sẽ dễ bị trật khớp cá chân hoặc làm gãy gót giày. Do đó, hãy chuyển sang những bước ngắn và đều nhau nếu có thể.
Trọng lượng cơ thể: Khi trọng lượng cơ thể đã dồn hẳn lên một bàn chân, bên trong giày bạn hãy duỗi ngón chân cái một chút. Điều này sẽ giúp bạn đứng vững hơn.
Lớp lót chuyển trọng lượng: Lớp lót này được đặt ở phần vòm của đôi giày, giúp chuyển trọng lượng ra khỏi phần nửa đầu của gót chân sang phần nửa sau.
Lót mũi giày: Lớp lót này được đặt ở phần nửa đầu của bàn chân, vốn là khu vực mà trọng lượng của bạn dồn lên, giúp mũi chân của bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Lớp lót cho giày hở mũi: Lớp lót này ngắn hơn lớp lót toàn phần và có tác dụng tạo cảm giác thoải mái cho bạn chân mà không bị lồi ra bên ngoài mũi giày.
Lót hỗ trợ phần vòm: Nếu phần uốn cong thấp hoặc bạn muốn boost, những miếng lót này sẽ giúp giảm áp lực lên phần đầu của bàn chân.
Miếng dán gót: Đây là những miếng lót giữ cho chân của bạn không bịt trượt lên trượt xuống bên trong giày.
Thụy Vân
(Tổng hợp)