Giáo sư lừng danh: "Cha mẹ TRÔNG COI tốt 3 điểm này của con, lớn lên có muốn không thành tài cũng khó"
Giáo dục luôn là chủ đề muôn thuở mà nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Có câu "3 tuổi thấy lớn, 7 tuổi đã thấy già", việc giáo dục trẻ nhỏ phải được bắt đầu từ khi còn nhỏ chứ đừng đợi đến tuổi cắp sách, giáo dục trong gia đình cũng là một điều vô cùng quan trọng đối với con.
"Nuôi con lớn trăm tuổi, lo đến chín mươi chín". Ngay từ khi đứa trẻ được sinh ra, cha mẹ nào cũng lo lắng cho sự phát triển và học hành của con. Khi còn bé, thì lo lắng con mình ăn không đủ dinh dưỡng sẽ không được cao lớn, khi lớn lên rồi lại lo con ra đường sẽ bị bắt nạt. Chỉ cần ở gần con thì cha mẹ nào cũng đều sẽ nhịn không nổi mà lo đông lo tây, cuối cùng kết quả là lo đến bạc đầu vẫn không hết chuyện.
Theo tôi thì chỉ cần bạn trông coi tốt 3 điểm này thôi là được.
1. Trông tốt dục vọng của con
Bây giờ điều kiện sống của tất cả đều đã tốt hơn nhiều, các bậc cha mẹ đã bắt đầu đáp ứng các yêu cầu khác nhau của con cái họ, chỉ cần bọn trẻ cảm thấy hạnh phúc thì dù là có sứt đầu mẻ trán thì họ cũng cảm thấy đáng giá.
Nhưng đa số đều không biết, chính kiểu nuông chiều này sẽ khiến con bị nhấn chìm trong dục vọng ngày càng sâu, và cuối cùng sẽ dẫn đến giáo dục thất bại.
Hồi đại học tôi có một người bạn thân, vì quá trình sinh rất khó khăn và nguy hiểm nên phải mất 12 tiếng đồng hồ thì cô ấy mới sinh ra được cậu con trai, chính vì lẽ đó mà vợ chồng cô rất cưng chiều đứa con này. Có thể nói, ở nhà thì hô mưa gọi gió, sống đúng như một "tiểu bá vương".
Khi đứa trẻ lên 8 tuổi, nó rất thích taekwondo nên nhất quyết nhờ bạn bè đưa đi đăng ký học. Lúc đó, bạn tôi khá mừng, nghĩ cuối cùng con cũng tìm được một môn tài nghệ mà mình yêu thích, nên liền đưa con đi tham gia lớp huấn luyện taekwondo. Nhưng thời gian êm đềm chẳng kéo dài được bao lâu, chưa đầy một tuần thì con đã khóc nháo không chịu đi, bao biện là mình đau lưng, sưng tay.
Vài ngày sau, nó thấy bạn bè rủ nhau học nhảy hip-hop, thì cũng năn nỉ bạn bè đưa mình đi đăng ký học. Không ngờ, trong lúc tập luyện, do động tác quá mạnh nên nó đã bị gãy tay. Sau một vài tháng nghỉ ngơi, cứ tưởng là đứa trẻ đó sẽ tiếp tục luyện tập, nhưng không, nó đã chuyển sang vẽ tranh.
Nháy mắt đã mấy năm trôi qua, những đứa bạn cùng lứa đều đã có những sở trường riêng rồi, thế mà con của bạn tôi thì vẫn đang trong tình trạng bóc cái này vứt cái kia, chẳng gì ra hồn.
Dục vọng của trẻ em luôn rất nhiều, phức tạp, thiếu kiên nhẫn và không cố định, nên đòi hỏi cha mẹ phải để tâm đến vấn đề này nhiều hơn.
Có câu: "Những thứ dễ dàng có được thì sẽ không bao giờ biết quý trọng; còn những thứ khó lắm mới có được thì ta sẽ thấy nó như là bảo vật trời ban".
2. Trông tốt cái miệng của con
Là cha mẹ, bạn đã bao giờ gặp loại phiền não như thế này chưa?
"Mẹ, con muốn về nhà xem tivi!".
"Chờ một chút, mẹ có chuyện cần bàn với dì Thu".
"Không chịu, con muốn đi ngay bây giờ, phim hoạt hình đã bắt đầu chiếu rồi".
"Sao con lì vậy? Con có thể im lặng một chút được không?".
Khi bạn đang bàn chuyện quan trọng với người khác thì con sẽ luôn ở một bên khóc nháo ăn vạ, rất mất lịch sự, khiến cho bầu không khí xung quanh trở nên khó xử vô cùng.
Trước đây, khi tôi còn đứng lớp, mỗi lúc giảng đến đoạn cao trào thì chắc chắn sẽ có một số em học sinh phát biểu linh tinh lạc đề, chỉ trong vài phút, cả lớp cũng bắt đầu hùa theo chủ đề đó, làm cả giảng đường đều ồn ào hết cả lên, hoàn toàn cắt đứt mạch suy nghĩ của tôi. Có thể nói, giáo viên không thích những học sinh hay nói leo, ngay cả khi em học sinh đó là một học sinh xuất sắc.
Những thói quen của trẻ sẽ theo chúng lâu dài đến tận khi trưởng thành, nếu tính nói leo không được thay đổi thì sẽ rất bất lợi cho công việc sau này của trẻ. Thử hỏi, một người sếp có muốn một nhân viên nói leo, không biết tôn trọng người khác không?
3. Trông tốt sự lười biếng của con
Sự thành công của một người không phải ngẫu nhiên mà có, mà đó là nhờ vào sự chịu khó, làm việc và học tập chăm chỉ. Đại đa số trẻ em hiện nay đều có tính lười biếng.
Có một lần, dì tôi đột nhiên gọi điện cho tôi và nói rằng dì ấy đang đi du lịch ở thành phố khác, muốn nhờ tôi qua nhà nấu cơm cho cháu ngoại của dì, tránh cho nó quen tay gọi đồ ăn bên ngoài, như vậy sẽ không tốt cho sức khỏe.
Cũng không có khó khăn gì nên tôi đã đồng ý.
Cúp điện thoại, tôi vội vàng chạy qua nhà dì, vừa vào cửa đã thấy vớ vứt ngổn ngang trên đất, hộp đựng đồ ăn thì bốc mùi, trên mặt đất phủ một lớp bụi mỏng rất nhám chân.
Dì mới ra ngoài chơi có hai ngày mà đứa nhỏ đã làm cho căn nhà loạn xạ như vậy rồi, không dọn dẹp nhà cửa thì thôi đi, ngay cả rèm cửa còn không mở. Trong ánh đèn mờ ảo, tôi lờ mờ nhìn thấy được hình bóng của đứa cháu đang nằm đắp chăn chơi điện tử.
Tôi hỏi nó, tại sao không mở rèm cửa cho sáng rồi chơi game? Và câu trả lời của nó là: "Lười quá!".
Tôi thực sự cảm thấy điều kiện sống của trẻ em ngày nay tốt hơn rất nhiều so với hồi tôi còn nhỏ, có người đón đi chơi, đi học thì có người soạn sách vở thay, có người giặt quần áo cho mặc, có người dọn giường cho ngủ, chỉ cần đứa trẻ mở miệng, thì lập tức sẽ có người giúp nó mọi thứ, hạnh phúc chết đi được!
Nhưng liệu để một đứa trẻ lười biếng như vậy có thực sự tốt? Liệu một đứa trẻ quá lười biếng có thể tạo nên cuộc sống xán lạn trong tương lai?
Đương nhiên là không thể, trong một kỳ thi giữa kỳ gần đây, đứa cháu đó của tôi đã bị bắt quả tang gian lận vì quá lười tư duy để tự trả lời câu hỏi. Mà bây giờ nó đã học lớp 3 rồi, đâu còn quá nhỏ để có thể đổ lỗi là không biết gì nữa, nhưng ngay cả khi còn quá nhỏ thì chúng ta cũng không nên giúp trẻ viện cái cớ này để hình thành thói quen xấu.
Cho nên, các bậc cha mẹ nếu muốn con có tiền đồ rộng mở thì hãy tập cho con bỏ tính lười biếng nhé!
Tuy nhiên, để một đứa trẻ trở nên toàn tài không phải là chuyện một sớm một chiều mà cần phải tích lũy lâu dài. Người thông minh sẽ biết cách chia tổng thể thành nhiều mảnh và hoàn thành mục tiêu của họ từng bước một. Dù con bạn có những điểm xấu nào, tôi tin chỉ cần bạn thương và kiên nhẫn đồng hành thì mọi thứ đều sẽ có thể tốt lên từng ngày.