Giáo sư đại học nói: 3 kiểu trẻ bị đánh giá "khó ưa" nhưng tương lai lại có tiềm năng thành công hơn hẳn
Cha mẹ đừng vội "gán nhãn" trẻ.
Hầu hết người lớn đều thích những đứa trẻ thông minh, lịch sự và ngoan ngoãn. Tuy nhiên, một số trẻ lại không như vậy. Chúng có thể nghịch ngợm, bướng bỉnh hơn, hoặc thường nói những lời vô nghĩa khiến người lớn không hiểu nổi. Có nhiều đứa trẻ lại "kiệm lời", không chịu chào hỏi người lớn,... Những đứa trẻ này trong mắt người lớn bị đánh giá là "hư", "khó ưa",...
Tuy nhiên, theo một vị giáo sư tại Đại học Bắc Kinh, nhiều đứa trẻ nhìn thì "khó ưa" nhưng thực chất lại rất có tiềm năng thành công trong tương lai. Cha mẹ cần phải nhìn ra được tiềm năng của con, từ đó có phương pháp dạy dỗ đúng cách.
- Đầu tiên, trẻ thường nói một mình, nói những điều vô nghĩa
Một số trẻ thường rất thích nói chuyện người khác và thích bày tỏ quan điểm về mọi việc gặp phải. Nhiều khi, không có người xung quanh để nói chuyện cùng nhưng trẻ vẫn lẩm bẩm nói một mình và nói những điều không liên quan. Hành động này khiến cha mẹ cảm thấy khó hiểu, một số vội ngăn cản không cho con nói chuyện một mình. Nhiều người thậm chí sợ con có vấn đề về não bộ nên mới hành động kỳ quặc như vậy.
Thực tế, cha mẹ không cần vội vàng ngăn chặn hành động của con. Việc trẻ nói chuyện một mình cho thấy kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ mạnh mẽ. Trẻ thường có thể tự nghĩ ra tình huống và đặt mình vào tình huống đó. Ví dụ, một số trẻ tự chơi ở nhà, cầm hai món đồ chơi và tự bắt chước, tạo ra một cuộc hội thoại.
Cha mẹ không cần phải lo lắng quá, việc trẻ cư xử như vậy khi còn nhỏ là điều bình thường. Thông thường hành vi đó sẽ trở nên rõ ràng hơn khi trẻ được ba, bốn tuổi. Lớn hơn một chút, trẻ sẽ không hành động như vậy nữa.
Ngoài việc có khả năng diễn đạt bằng lời nói tốt, những đứa trẻ thường xuyên nói một mình có khả năng tư duy khác biệt, biết cách vui chơi giải trí, không bị mắc các vấn đề tâm lý do cô đơn, biết cách giải tỏa cảm xúc của bản thân.
Ngược lại, có những đứa trẻ khi chơi với bạn bè thì rất vui. Nhưng một khi không có người xung quanh, trẻ trở nên lo lắng, căng thẳng. Những đứa trẻ như vậy thường đặc biệt dễ bị tổn thương về mặt tâm lý.
- Thứ hai, những đứa trẻ im lặng
Một số trẻ khi còn nhỏ rất im lặng, ít nói. Khi cha mẹ dẫn đi chơi, gặp người quen và yêu cầu con chào hỏi, con thường không nói một lời, im thin thít. Hành động này của con khiến bầu không khí trở nên ngượng ngùng, khó xử. Nhiều cha mẹ nhắc nhở, dạy con phải chào hỏi người lớn, nhưng đến lần sau khi gặp, con vẫn im lặng như vậy.
Sự hướng nội của con khiến cha mẹ lo sợ, sợ rằng tương lai con sẽ gặp nhiều khó khăn. Thực tế, thế giới nội tâm của những đứa trẻ này lại rất phong phú. Trong tâm chúng không hề ngốc nghếch như người lớn tưởng. Hơn nữa, chúng hành động rất thận trọng và sẽ không xốc nổi khi gặp vấn đề. Kiểu tính cách này cũng khiến trẻ rất quyết tâm với mỗi bước phát triển và sẽ không đi chệch hướng vì những sự việc bất ngờ.
- Thứ ba, một đứa trẻ bướng bỉnh
Một số bậc cha mẹ đau đầu khi nói về con cái mình. Họ than con còn nhỏ nhưng bướng bỉnh, nhiều khi cha mẹ nói không được. Ví dụ, đôi khi, khi có khách đến nhà, cha mẹ mong con ngồi chơi với khách nhưng con lại không chịu, chỉ muốn chạy về phòng chơi hoặc làm công việc riêng, khiến bầu khí trở nên khó xử. Bố mẹ cảm thấy ngại ngùng với khách và cho rằng con mình cư xử kém.
Thực tế, những đứa trẻ như vậy thường rất quyết tâm, tin vào quyết định, hành động của mình. Chỉ cần cho rằng mình làm đúng thì trẻ sẽ kiên trì, dù là học tập hay công việc. Tính cách này khiến trẻ dễ đạt được thành công hơn.
Ngược lại, một số trẻ khi còn nhỏ có thể rất ngoan ngoãn, gần như không có suy nghĩ riêng, cha mẹ nói gì thì làm nấy. Khi lớn lên, trẻ không biết phải đi theo hướng nào, thường nghe theo hoặc dễ dàng chấp nhận ý kiến của người khác.
Vì vậy, việc trẻ có tính cách bướng bỉnh chưa hẳn đã là xấu.