Giáo sư Đại học Harvard nói: Trẻ THÔNG MINH hay không, nhìn vào 3 chi tiết này là biết, không phải xem thành tích học tập
Nhiều cha mẹ có sự hiểu nhầm về trí thông minh của con.
Những đứa trẻ không thể tập trung vào việc học, phải chăng là do không đủ chỉ số thông minh? - Một nghiên cứu của Đại học Harvard đã tiết lộ câu trả lời.
"Những đứa trẻ năng động bẩm sinh có phản ứng não bộ nhanh hơn, tư duy nhanh nhẹn hơn và chỉ số IQ cao hơn" - Đây dường như là định nghĩa về những đứa trẻ thông minh đối với hầu hết mọi người. Nhưng kết luận có vẻ hợp lý này lại hoàn toàn trái ngược với kết quả nghiên cứu mới nhất của Đại học Harvard.
Một giáo sư tâm lý học tại Harvard đã từng thực hiện một cuộc khảo sát về chỉ số IQ của trẻ em và nhận thấy rằng: Những đứa trẻ trông càng hoạt bát thì sự phát triển của não bộ càng bị hạn chế. Ngược lại, một số đứa trẻ trông có vẻ "lập dị" lại có mức độ phát triển trí não cao hơn và sẽ thông minh hơn.
Sự khác biệt về chỉ số thông minh này không thể hiện ngay trong điểm số nhưng về lâu dài, những đứa trẻ có vẻ không thông minh khi còn nhỏ cuối cùng lại trở thành những người thành công và sở hữu trí thông minh cao.
Trái ngược với kết luận rằng trẻ "trông lập dị" lại thông minh hơn, hầu hết các bậc cha mẹ trong cuộc sống sẽ ngăn cản khi nhìn thấy trẻ có những tính cách này. Suy nghĩ tưởng như tốt này thực sự sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển IQ của trẻ.
Theo vị giáo tâm lý học tại Harvard, những đứa trẻ có 3 điều "lập dị" này sẽ không có chỉ số IQ thấp trong tương lai
1. Tự động bỏ qua mọi thứ xung quanh khi làm việc
Bạn đã bao giờ gặp một đứa trẻ sẽ làm mọi việc tập trung đến mức ngay cả khi cha mẹ bảo chúng, chúng cũng không đáp lại? Thực ra đây là do trẻ đang đắm chìm vào những thứ trước mắt. Trạng thái tập trung này sẽ tạm thời tách trẻ ra khỏi môi trường xung quanh, và não bộ sẽ hoạt động với tốc độ cao để xử lý những thứ trước mặt.
Có một số ít trẻ mắc chứng “kỳ quặc” như vậy. Cha mẹ không biết sẽ vô tình làm gián đoạn khả năng tập trung của trẻ, và cuối cùng khiến trẻ mất đi khả năng tập trung. Đối với các bậc cha mẹ, nếu khả năng tập trung của con cái chưa mạnh thì cần phải làm tốt công tác rèn luyện cho con thông qua các trò chơi, chẳng hạn các trò chơi về con số, trò chơi mê cung,...
2. Thích tháo dỡ, làm xáo trộn đồ chơi
Trong mắt các bà mẹ, một số em bé có thể nói là "con ma nghịch ngợm, không chịu ngồi yên". Trẻ thích làm xáo trộn căn phòng, tháo dỡ hết đồ chơi khiến bố mẹ nhiều khi không khỏi bực mình, khó chịu khi nhìn thấy khung cảnh bừa bộn. Tuy nhiên bố mẹ đừng vội tức giận. Nghiên cứu cho thấy, những em bé như vậy có sự phát triển thần kinh hoàn hảo hơn và chúng có ham muốn khám phá. Quá trình khám phá cũng là quá trình trẻ phát triển trí não.
Mặc dù các chuyên gia không khuyến cáo cha mẹ làm phiền con một cách tùy tiện nhưng vẫn cần có sự hướng dẫn trẻ khả năng tự chăm sóc bản thân, quản lý cảm xúc và khả năng dọn dẹp.
3. Thường xuyên ngồi ngơ ngác, ngây người
Xin chúc mừng, bạn đã có một em bé IQ cao. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 90% nguyên nhân khiến trẻ bị ngơ ngác, ngây người là do bận suy nghĩ. Vì sự hạn chế phát triển trí não của trẻ nên trẻ không thể làm các hoạt động khác trong khi bận suy nghĩ về vấn đề nào đó như người lớn. Những em bé tỏ ra ngơ ngác trong mắt người lớn thực ra đang trong thời kỳ hoạt động não với tốc độ cao.
Lúc này cha mẹ không nên làm gián đoạn suy nghĩ của con. Sau khi để con yên lặng vượt qua giai đoạn này, cha mẹ hãy bày tỏ sự quan tâm của mình với con.
Nếu cha mẹ muốn tham gia vào quá trình tư duy não bộ của con thì đừng bỏ qua những trò chơi yêu thích của trẻ. Hãy cùng trẻ chơi một số trò chơi nhỏ, vừa giúp phát triển trí não của trẻ vừa có thể tận hưởng niềm vui cả gia đình ở bên nhau.