Cúi đầu ngưỡng mộ trước những tài năng khiếm thị

ĐT,
Chia sẻ

Sự thiệt thòi của tạo hóa không làm cho tài năng của họ bị chôn vùi.

Với những nghệ sỹ khiếm thị, họ không nhìn bằng đôi mắt mà bằng cả trái tim. Tiếng hát của họ cất lên từ một nơi sâu thẳm và chạm đến đáy tim của tất cả mọi người. Câu chuyện của họ là câu chuyện của tài năng, câu chuyện của nghị lựa, của niềm tin, sức mạnh.

1. Andrea Bocelli

Andrea Bocelli (22/9/1958) là một nam ca sĩ pop-opera nổi tiếng người Italia. Dù hát bẳng ngôn ngữ mà đa số đều không hiểu (tiếng Italia) nhưng những lời ca của ông đã chạm đến trái tim của một số lượng khổng lồ những người yêu âm nhạc trên toàn thế giới. Bẩm sinh đã có tật ở mắt và bị mù hoàn toàn từ năm 12 tuổi nhưng ông không gục ngã trước hoàn cảnh khó khăn. Tốt nghiệp tiến sĩ ĐH Pisa, Andrea là luật sư trong vòng 1 năm trước khi dành hoàn toàn tâm trí cho âm nhạc và gặt hái được rất nhiều thành công trong lĩnh vực này với nhiều album nổi tiếng.

Cúi đầu ngưỡng mộ trước những tài năng khiếm thị 1

Nghe Andrea Bocelli hát, khán giả không chỉ được thưởng thức âm nhạc mà còn cảm nhận được tình yêu cuộc sống, được tiếp thêm năng lượng để sống tốt đẹp hơn. Celine Dion từng nói về giọng hát của Andrea Bocelli rằng: "Nếu Chúa cất tiếng hát thì ắt hẳn giọng của Người sẽ rất giống Andrea Bocelli".

Andrea giành được vô số giải thưởng, trong đó có thể kể tới các giải như: Ca sĩ hát opera xuất sắc nhất, Ca sĩ xuất sắc nhất Italia năm 1998. Tháng 6/1999 Andrea Bocelli trở thành nghệ sĩ đầu tiên chiếm cả 3 vị trí dẫn đầu trong top ten các đĩa nhạc cổ điển của Mỹ với 3 album Sacred Arias, Aria - The Opera Album Viaggio Italiano

2. Stevie Wonder

Stevie Wonder là một ca sĩ-nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc và nghệ sĩ chơi đa nhạc cụ người Mỹ. Bị mù bẩm sinh nhưng ngay từ nhỏ, Stevie Wonde đã tự học được 3 nhạc cụ cùng một lúc là dương cầm, trống Conga và khẩu cầm (hay còn gọi là Harmonica).

Khi mới 13 tuổi, Stevie Wonder đã được hãng đĩa Motown Records ký hợp đồng. Bài hát đầu tay của ông với tên gọi Fingertips vừa phát hành đã nhận được sự hưởng ứng của mọi người và đứng số một trong bảng xếp hạng bài hát hay ở Hoa Kỳ. Tên của Stevie được khắc trên cả Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll lẫn Đại sảnh Danh vọng Nhạc sĩ. Tạp chí âm nhạc Mỹ Rolling Stone từng bầu ông ở vị trí thứ 9 trong danh sách những ca sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại.

Cúi đầu ngưỡng mộ trước những tài năng khiếm thị 2
 Stevie Wonder và Whitney Houston

Stevie Wonder nổi tiếng không chỉ nhờ tài năng của mình mà còn cả các hoạt động từ thiện. Ông tham gia tích cực vào hoạt động của một loạt các quỹ giúp đỡ những người bị những căn bệnh khác nhau. Nhà hoạt động âm nhạc này thường xuyên tổ chức các buổi biểu diễn ở Mỹ cũng như nước ngoài để quyên tiền giúp đỡ những người có hoàn cảnh bất hạnh.

Hiện tại, Stevie được coi là ca sĩ-nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc và nghệ sĩ chơi đa nhạc cụ  hàng đầu Hoa Kỳ. Ông đã giành được 22 giải Grammy (nhiều nhất cho một nghệ sĩ solo) cũng như Giải Thành tựu trọn đời và giải Oscar cho ca khúc trong phim hay nhất.


3. Ray Charles

Ray Charles sinh ngày 23/9/1930 trong một gia đình da đen nghèo ở vùng Albany, Georgia. Ray bị mù từ năm lên 7 và mồ côi khi tròn 16 tuổi.

Ông là hiện thân của âm nhạc, hiện thân của tinh thần “dám là mình” mà không sợ những tinh thần xung quanh lấn át và trên hết ông biết cách đem tinh thần đó đến cho con người bằng tài năng âm nhạc bẩm sinh. Tuy ánh sáng mặt trời chưa bao giờ tỏa sáng trên con ngươi nhưng ông lại gần như là ánh sáng của biết bao người có đôi mắt lành lặn khác. Ông đem đến cho họ thứ âm nhạc qua cách cảm nhận của một người mù, đem đến cho họ một thế giới lung linh muôn ngàn màu mà nào ai cũng có thể nhìn thấu được.

Cúi đầu ngưỡng mộ trước những tài năng khiếm thị 3

“Từ lúc bị mù tôi không còn được chiêm ngưỡng cảnh người ta nhảy múa, vui đùa vì thế tôi mong ước mình sẽ sáng tác những bài ca mà khi nó cất lên có thể khiến tôi nhảy suốt ngày”, ông đã từng bảo thế. Và năm 1961, “Hit the road Jack” của ông đã ngập tràn trong các sàn nhảy, quán bar. Không những thế, người ta mang nó ra nhảy ở ngoài đường, ở chốn công cộng, từ già đến trẻ, ai cũng bị thôi thúc bởi giai điệu tươi vui, dồn dập của nó. “Hit the road Jack” cũng được xem như là một trong những ca khúc “lôi con người ra ngoài đường”, tránh những nhàm chán thường gặp trong 4 bức tượng rặt đầy những khuôn phép gia đình kiểu Mỹ. Và năm ấy, ở tuổi 31 ông đã giành tượng vàng Grammy thứ 4 trong sự nghiệp âm nhạc của mình. 

Melanie Martinez của The Voice với "Hit the Road Jack"

Dù ông đã ra đi ở tuổi 73, âm nhạc của ông vẫn luôn nhận được sự trân trọng của người nghe mọi giới, mọi màu da, tên tuổi ông được xem như tài sản quốc gia. Những “I can’t stop loving you”, “I gotta woman”, "Busted", “Crying time”, “Living For the City", “You are my sunshine”, “What’d I say”… đến nay vẫn sống và vẫn là những cột mốc đáng nhớ nhất trong sự nghiệp âm nhạc của ông. 
Chia sẻ