Giải mã cơn 'thèm ăn' ở bà bầu
Thèm ăn có nghĩa là bà bầu đang thiếu một số chất tương ứng. Bà bầu thèm ăn thịt đỏ thì dường như cơ thể cần protein, thèm ăn kem hoặc khoai tây khô liên quan tới việc thiếu sắt...
Nhiều bà bầu thèm đồ ngọt, một số thèm đồ mặn và đồ chua… Tại sao bà bầu lại thèm ăn và thèm ăn các vị khác nhau?
Câu trả lời của các chuyên gia dưới đây sẽ phần nào thỏa mãn trí tò mò của bạn.
Thực tế, bà bầu không thèm ăn tất cả những thứ đồ ngọt hoặc đồ chua. Sự thay đổi hormone mạnh mẽ trong khi mang thai có thể ảnh hưởng không nhỏ tới khẩu vị của bà bầu (điều này cũng giải thích vì sao mà phụ nữ mãn kinh thường thèm ăn hoặc ghét ăn). Nhưng các nhà khoa học cuối cùng thì vẫn khẳng định, chưa có cách giải thích nào đúng đắn nhất cho trường hợp này.
Một điều chúng ta biết rằng, việc thèm ăn hoặc chán ghét thức ăn đến một cách tự nhiên và song song. Số phụ nữ chán ăn gấp 2 lần số phụ nữ thèm ăn và hầu như thèm đồ ngọt hơn là đồ mặn.
Những cơn thèm ăn có ý nghĩa như thế nào?
Một vài nhà dinh dưỡng học và chăm sóc sức khỏe tin tưởng những cơn thèm ăn có ý nghĩa rất quan trọng với bà bầu. Ví dụ, việc bạn thèm ăn kem hoặc khoai tây khô… có liên quan tới việc cơ thể bạn thiếu sắt. Những thức ăn khác cũng cần được chú ý như việc hấp thu một lượng magiê từ các loại thực phẩm như bột mì, đậu đỗ, hạt có dầu, rau xanh (rau bina).
Cũng có rất nhiều bà bầu cần axit béo chủ yếu trong bữa ăn của mình vì thế mà họ bắt đầu ăn những thực phẩm chứa dầu cá, dầu thực vật, song song với đó là những cơn thèm ăn biến mất.
Tương tự, nếu bà bầu thèm ăn thịt đỏ thì dường như cơ thể bà bầu cần bổ sung lượng protein.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơ chế sinh học của cơ thể cũng gây ra chứng thèm ăn. Điều đó cũng giải thích vì sao một số bà bầu lại ghét thức ăn và nước uống có thể làm hại thai nhi như nước sô đa, cà phê, rượu…
Ngoài ra, có ý kiến trái chiều như không thực sự có sự liên quan giữa việc thèm ăn của bà bầu và những gì cơ thể bà bầu cần. Họ đưa ra giả thiết, nếu con người thèm ăn những gì mà cơ thể họ cần thì có thể tất cả chúng ta sẽ ăn nhiều rau cải xanh hơn là sô cô la. Và một bằng chứng quan trọng khiến chúng ta khó có thể bỏ qua là trong lịch sử không có bất cứ một giải thích khoa học nào cho việc thèm ăn ở bà bầu lại có liên quan tới việc cơ thể bà bầu thiếu chất gì.
Chúng ta có thể làm gì với chứng thèm ăn này?
Phần lớn chứng thèm ăn này không gây hại cho bà bầu nếu họ thèm ăn những thứ tốt cho sức khỏe.
Nhưng cũng có bà bầu thèm ăn những thứ không có lợi cho thai nhi hoặc cho bản thân, cần phải dừng lại ngay bằng cách: Ăn sáng hàng ngày, tập thể dục và chắc chắn rằng, bạn nên có sự ổn định về mặt tâm lý. Đó là điều quan trọng nhất.
Câu trả lời của các chuyên gia dưới đây sẽ phần nào thỏa mãn trí tò mò của bạn.
Thực tế, bà bầu không thèm ăn tất cả những thứ đồ ngọt hoặc đồ chua. Sự thay đổi hormone mạnh mẽ trong khi mang thai có thể ảnh hưởng không nhỏ tới khẩu vị của bà bầu (điều này cũng giải thích vì sao mà phụ nữ mãn kinh thường thèm ăn hoặc ghét ăn). Nhưng các nhà khoa học cuối cùng thì vẫn khẳng định, chưa có cách giải thích nào đúng đắn nhất cho trường hợp này.
Một điều chúng ta biết rằng, việc thèm ăn hoặc chán ghét thức ăn đến một cách tự nhiên và song song. Số phụ nữ chán ăn gấp 2 lần số phụ nữ thèm ăn và hầu như thèm đồ ngọt hơn là đồ mặn.
Những cơn thèm ăn có ý nghĩa như thế nào?
Một vài nhà dinh dưỡng học và chăm sóc sức khỏe tin tưởng những cơn thèm ăn có ý nghĩa rất quan trọng với bà bầu. Ví dụ, việc bạn thèm ăn kem hoặc khoai tây khô… có liên quan tới việc cơ thể bạn thiếu sắt. Những thức ăn khác cũng cần được chú ý như việc hấp thu một lượng magiê từ các loại thực phẩm như bột mì, đậu đỗ, hạt có dầu, rau xanh (rau bina).
Cũng có rất nhiều bà bầu cần axit béo chủ yếu trong bữa ăn của mình vì thế mà họ bắt đầu ăn những thực phẩm chứa dầu cá, dầu thực vật, song song với đó là những cơn thèm ăn biến mất.
Tương tự, nếu bà bầu thèm ăn thịt đỏ thì dường như cơ thể bà bầu cần bổ sung lượng protein.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơ chế sinh học của cơ thể cũng gây ra chứng thèm ăn. Điều đó cũng giải thích vì sao một số bà bầu lại ghét thức ăn và nước uống có thể làm hại thai nhi như nước sô đa, cà phê, rượu…
Ngoài ra, có ý kiến trái chiều như không thực sự có sự liên quan giữa việc thèm ăn của bà bầu và những gì cơ thể bà bầu cần. Họ đưa ra giả thiết, nếu con người thèm ăn những gì mà cơ thể họ cần thì có thể tất cả chúng ta sẽ ăn nhiều rau cải xanh hơn là sô cô la. Và một bằng chứng quan trọng khiến chúng ta khó có thể bỏ qua là trong lịch sử không có bất cứ một giải thích khoa học nào cho việc thèm ăn ở bà bầu lại có liên quan tới việc cơ thể bà bầu thiếu chất gì.
Chúng ta có thể làm gì với chứng thèm ăn này?
Phần lớn chứng thèm ăn này không gây hại cho bà bầu nếu họ thèm ăn những thứ tốt cho sức khỏe.
Nhưng cũng có bà bầu thèm ăn những thứ không có lợi cho thai nhi hoặc cho bản thân, cần phải dừng lại ngay bằng cách: Ăn sáng hàng ngày, tập thể dục và chắc chắn rằng, bạn nên có sự ổn định về mặt tâm lý. Đó là điều quan trọng nhất.
Theo Eva