Giải cứu cánh đồng trăm tấn bí "khủng", giúp người cha 6 con ở Đắk Nông thoát bi kịch mất nhà giữa đại dịch

Hoàng Lê,
Chia sẻ

Lặng lẽ nhìn từng quả bí khổng lồ đang hư hỏng, thối rữa, người cha đau đớn đến nghẹn ngào: Lẽ nào đại dịch COVID-19 sẽ đẩy gia đình nghèo với 6 con thơ dại của anh lâm vào bi kịch?

Tháng 8/2021, nhiều tỉnh thành tại khu vực phía Nam đang oằn mình chống chọi "cơn bão" COVID-19 hoành hành dữ dội.

Số ca nhiễm bệnh, số người tử vong tăng chóng mặt, đòi hỏi các biện pháp cứng rắn để sớm kiểm soát dịch.

Siết chặt giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và hạn chế lưu thông là cách mà TP.HCM, Bình Dương hay Đồng Nai đã thực hiện nhiều ngày qua.

Đó cũng là lúc mà cuộc sống của nhiều nông dân ở Tây Nguyên bị đảo lộn, khi nông sản, hoa màu không còn được tiêu thụ dễ dàng như trước.

Giải cứu cánh đồng trăm tấn bí "khủng", giúp người cha 6 con ở Đắk Nông thoát bi kịch mất nhà giữa mùa dịch - Ảnh 1.

Cánh đồng bí Đắk Nông mỏi mòn chờ người tiêu thụ mùa dịch.

"Cắm" sổ đỏ trồng bí, điêu đứng vì dịch bệnh

1 tháng nay, anh Nguyễn Văn Lâm (38 tuổi, ngụ huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông) như ngồi trên đống lửa.

Mỗi khi bước ra cánh đồng nhìn những trái bí lớn dần đến 2 bàn tay người ôm, anh lại đứt ruột nghĩ đến 6 đứa con thơ dại.

Giải cứu cánh đồng trăm tấn “bí khủng”, giúp người cha 6 con ở Đắk Nông thoát bi kịch mất nhà giữa mùa dịch - Ảnh 8.

Nỗi lo lắng phủ trùm lên đầu người cha 6 con.

Gương mặt lam lũ như hằn thêm vết nhăn, vì nỗi lo không có ai tiêu thụ bí. Mà nếu không có người mua, thì sổ đỏ "cắm" ngân hàng để thuê 5 hecta đất trồng trọt – coi như mất.

Độ này năm ngoái, xe của công ty đã vào tận rẫy để thu mua. Bí được mang về nhà máy để ép nước, hoặc làm mứt.

Cái giống bí "tộc" (cách gọi của người địa phương) lớn gấp mấy lần bí thường, mang theo khát vọng lớn lao dữ lắm. Ít nhất nếu vụ mùa bội thu, căn nhà ván gỗ đã nát lắm rồi của gia đình anh Lâm sẽ đổi màu gạch hoàn toàn.

Giải cứu cánh đồng trăm tấn “bí khủng”, giúp người cha 6 con ở Đắk Nông thoát bi kịch mất nhà giữa mùa dịch - Ảnh 7.

Những đứa con của anh Lâm còn rất nhỏ.

Giải cứu cánh đồng trăm tấn “bí khủng”, giúp người cha 6 con ở Đắk Nông thoát bi kịch mất nhà giữa mùa dịch - Ảnh 3.

Căn nhà cũ nát, nền nứt toác của gia đình anh Lâm.

Nhưng ước mơ đó giờ thay bằng sự thất thần, bất lực để hơn 100 tấn bí khổng lồ già đi, có nguy cơ hư úng sạch.

"Hồi trước tôi trồng hoa màu, cà tím đậu bắp. 2 năm gần đây có mấy người bạn ở Lâm Đồng nói trồng giống bí này công ty mua nhiều lắm nên mới chuyển sang. Năm ngoái rất ổn, năm nay vì dịch các nhà máy đóng cửa không sản xuất nữa.

Hơn trăm tấn bí đến giờ chưa bán được trái nào. Không bán được thì không biết lấy gì lo cho con, mấy đứa nó còn nhỏ quá. Đứa lớn mới học lớp 7, còn bé út đang tập đi…" – anh Lâm gượng cười.

Giải cứu cánh đồng trăm tấn “bí khủng”, giúp người cha 6 con ở Đắk Nông thoát bi kịch mất nhà giữa mùa dịch - Ảnh 6.

Những quả bí lớn khổng lồ như nỗi lo của người nông dân.

Hỏi mọi năm có thương lái vô tới nơi bán bao nhiêu, anh Lâm nói: tầm 4.000 đồng/kg.

Ngạc nhiên với cái cái giá "như cho" trước kia bao nhiêu, lại càng ngỡ ngàng khi bây giờ, người nông dân ấy chỉ rao bằng phân nửa mức cũ.

Hỏi bán vậy sao có lời? Mà hỏi xong thì cũng tự có đáp án. Hoàn cảnh buộc người ông dân phải chọn lựa. Muốn gỡ gạc chút ít, hay là để cho đống "thù lù" kia nằm thối rữa trong đau đớn.

Bèo bọt là thế, nhưng với anh Lâm và nhiều dân làm rẫy khác ở huyện, còn bán được thì vẫn phải hi vọng.

Giải cứu cánh đồng trăm tấn “bí khủng”, giúp người cha 6 con ở Đắk Nông thoát bi kịch mất nhà giữa mùa dịch - Ảnh 9.

Bán bằng nửa giá so với năm trước là cách anh Lâm mong bán hết 5 hecta bí của mình.

Hành trình gian nan đưa hàng trăm "cục tạ" về Sài Gòn

Câu chuyện vườn bí đẩy gia đình anh Lâm vào cảnh khánh kiệt được một phóng viên địa phương chia sẻ với tôi bằng một bài viết trong tối muộn.

Nhìn hình ảnh khu vườn dần héo úa, nghe giọng kể chân chất thật thà của người nông dân khi bảo rằng đã dồn hết tâm huyết, sức lực và tài chính vào cánh đồng mà thắt lòng.

"Phải tìm cách giúp họ thôi" – đầu tôi lóe lên suy nghĩ đó khi đồng nghiệp ở phương xa đang căng mình tìm kiếm từ người mua đến xe tải chở bí xuống đồng bằng.

Giải cứu cánh đồng trăm tấn “bí khủng”, giúp người cha 6 con ở Đắk Nông thoát bi kịch mất nhà giữa mùa dịch - Ảnh 10.

Người lớn, trẻ nhỏ cùng nhau thu hoạch bí sau khi nghe có người "giải cứu".

Một công đôi việc. Vừa giúp cho gia đình 8 miệng ăn quanh năm chỉ bám đất không phải mất nhà, cũng là cách để hỗ trợ phần nào bà con đang bị phong tỏa hay những người lao động khó khăn tại TP.HCM có thêm cái ăn mùa dịch.

Tôi đem chuyện "trăm tấn bí" cần cứu nói cho một mạnh thường quân. Nghe xong, anh gần như đồng ý ngay, rằng sẽ mua hết cánh đồng bí trên.

Vui sướng tột độ, nhưng vấn đề lại nảy sinh nhanh chóng: Tìm đâu ra xe để chở số lượng rất lớn bí như vậy bây giờ?

Tôi tiếp tục thông báo với đầu mối ở Đắk Nông trong việc tìm kiếm phương tiện vận chuyển. Sau 5 lần, 7 lượt dò hỏi, một nhà xe đã đồng ý chỉ lấy chi phí xăng dầu và công tài xế. Bởi họ biết việc chúng tôi sắp thực hiện là để giúp bà con ở địa phương.

Giải cứu cánh đồng trăm tấn bí "khủng", giúp người cha 6 con ở Đắk Nông thoát bi kịch mất nhà giữa mùa dịch - Ảnh 8.

Nhà xe chỉ tính nửa giá để vận chuyển bí về Sài Gòn trong mùa dịch.

3 ngày kể từ khi lời kêu gọi giải cứu nông sản được phát lên, chuyến xe bí được nhổ khẩn cấp đã lên thùng.

"Nhân công và mọi người nhổ không nghỉ cả ngày. Xin anh chuyển giúp vài triệu trước để trả tiền công nhật cho họ" – giọng anh Lâm gấp gáp thông báo qua điện thoại.

Tôi chuyển tiền ứng và không quên hỏi thăm giá nhân công. Người nông dân ấy nói phải thuê 15 người với giá 200 ngàn đồng/ngày. Nếu ai làm cực phải trả 300 ngàn đồng.

Tức là chỉ một phần nhỏ của cánh đồng đã mất gần 5 triệu tiền đưa bí lên xe. Một cái giá quá đắt so với những gì được thu hoạch.

Giải cứu cánh đồng trăm tấn “bí khủng”, giúp người cha 6 con ở Đắk Nông thoát bi kịch mất nhà giữa mùa dịch - Ảnh 1.

Các chiến sĩ ở quân khu 7 hỗ trợ chúng tôi bốc bí vào kho.

"Gia đình giờ thoát cảnh suy kiệt rồi"

15h30' chiều, xe bí về đến kho ở quận 6 (TP.HCM). Và sự "đồ sộ" của nó khiến tôi cùng các thành viên chuyển bí thiện nguyện ngỡ ngàng.

Gần 10 người không quen bê vác, 2 tiếng đồng hồ bốc mãi không hết 1/3. Ai cũng đổ mồ hôi, thở hồng hộc và đất đỏ dính lem quần áo. Chỉ một buổi ngắn ngủi mà ai cũng như bị cắt cạn sức lực.

Giải cứu cánh đồng trăm tấn “bí khủng”, giúp người cha 6 con ở Đắk Nông thoát bi kịch mất nhà giữa mùa dịch - Ảnh 2.

Những trái bí khổng lồ nhanh chóng được vận chuyển vào xe đưa về doanh trại nuôi quân.

Nó giúp tôi mường tượng ra, cuộc sống của người làm nông trên cao nguyên nắng gió vất vả thế nào.

Tôi đem xe bí đầu tiên gửi đến vài bếp ăn 0 đồng, một số điểm phong tỏa và một doanh trại quân đội để nuôi quân.

Những chuyến xe miễn phí giao hàng thiết yếu vào khu phong tỏa, xóm nhà trọ nghèo khắp các quận huyện từ các tài xế nhiệt thành của Be trong thời điểm siết chặt giãn cách đã giúp mọi thứ trở nên thuận tiện hơn rất nhiều.

Giải cứu cánh đồng trăm tấn “bí khủng”, giúp người cha 6 con ở Đắk Nông thoát bi kịch mất nhà giữa mùa dịch - Ảnh 11.

Anh tài xế Be chở 5 quả bí to tướng làm tôi liên tưởng đến hình ảnh "tải đạn" đánh giặc ngày xưa.

Chuyến xe hi vọng đầu tiên cuối cùng cũng được giải quyết suôn sẻ.

Và dường như đó là nguồn cảm hứng để các câu chuyện đẹp khác được viết nên.

3 ngày sau khi đang chờ container 40 tấn bí tiếp theo về Sài Gòn, một tin cực vui được thông báo!

Rằng công an huyện Đắk R'Lấp (tỉnh Đắk Nông) sẽ trưng thu hết số bí còn lại của huyện bạn, cũng như cử quân đến hỗ trợ vận chuyển.

Giải cứu cánh đồng trăm tấn bí "khủng", giúp người cha 6 con ở Đắk Nông thoát bi kịch mất nhà giữa mùa dịch - Ảnh 12.

Các chiến sĩ phụ khuân vác bí lên xe ở Đắk Nông.

Giải cứu cánh đồng trăm tấn bí "khủng", giúp người cha 6 con ở Đắk Nông thoát bi kịch mất nhà giữa mùa dịch - Ảnh 13.

Và đây là lúc vận chuyển khi bí đã xuống Sài Gòn. Dù bốc mấy chục tấn bí rất tốn sức và người dính đầy đất đỏ nhưng tinh thần của người lính là vô cùng tuyệt vời.

Gánh nặng của chúng tôi giảm gần một nửa số tấn bí. Còn gánh nặng tương lai mờ mịt của gia đình anh Lâm thì đã được xóa bỏ hoàn toàn.

"Bí được mua hết rồi, mừng quá, tôi không biết nói gì hơn nữa. Các con tôi được cứu rồi, Gia đình giờ thoát cảnh suy kiệt rồi" – người cha tên Lâm nói như reo bằng chất giọng "lơ lớ" đặc trưng vùng núi rừng.

Giải cứu cánh đồng trăm tấn bí "khủng", giúp người cha 6 con ở Đắk Nông thoát bi kịch mất nhà giữa mùa dịch - Ảnh 14.

Nụ cười đã lại nở trên môi người cha nghèo.

Còn chúng tôi thì vừa chúc mừng anh Lâm, vừa cảm ơn cuộc đời đã không triệt đi đường sống của một người nông dân lương thiện.

Và cũng thở phào khi bí đã kịp về TP.HCM để phân phát cho những nơi đang cần thực phẩm, trước ngày siết chặt giãn cách chống dịch.

Chia sẻ