Gia vị xứ mộng mơ
Những món ăn bình dị của Đà lạt khiến bạn nhớ mãi. Có thể vì thiên nhiên đã gửi vào trong đó một loại gia vị đặc biệt...
"Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ. Màu lan tím Đà Lạt sương phủ mờ. Từng đôi đi trên phố vắng. Bước chân êm giữa không gian, hoàng hôn thay màn đêm..." (Minh Kỳ - Dạ Cầm).
Thầm ghen tỵ với những đôi tình nhân tay trong tay dạo bước, tôi âm thầm nếm trải "tấn bi kịch êm đềm" của kẻ đơn độc rong ruổi trên phố núi vào một chiều cuối tháng Ba. Như những lần du lịch... ta ba lô trước, tôi lại tìm vui bằng thú truy tìm các món ăn đặc sắc tại nơi mình đặt chân đến.
Thầm ghen tỵ với những đôi tình nhân tay trong tay dạo bước, tôi âm thầm nếm trải "tấn bi kịch êm đềm" của kẻ đơn độc rong ruổi trên phố núi vào một chiều cuối tháng Ba. Như những lần du lịch... ta ba lô trước, tôi lại tìm vui bằng thú truy tìm các món ăn đặc sắc tại nơi mình đặt chân đến.
Bánh bèo "cheo leo" và bánh căng nghệ sĩ
Mở đầu hành trình, tôi đến "chợ đồ sôn", nơi chuyên bán đủ thứ quần áo, giày dép, túi xách second-hand... ngay cạnh chợ Đà Lạt. Một mê cung ngoằn ngèo, bạt ngàn hàng hóa. Chúng được bày biện từ dưới sàn chợ, trong sạp đến treo lủng lẳng trên các sào giá. Nếu may mắn, bạn có thể tìm được một món hàng với giá rẻ bất ngờ. Chỉ cần... căng mắt nhìn và dốc sức lục lọi.
Sau khi tậu cho mình một túi xách da đẹp long lanh chỉ có 70 ngàn đồng, tôi tìm đến sạp bán bánh bèo độc nhất vô nhị mà mình từng biết.
Đó là một sạp nhỏ nằm trên địa thế vô cùng nguy hiểm, ngay dốc cầu thang dẫn thẳng xuống chợ rau Đà Lạt.
Nó được thiết kế như một nhà sàn nhỏ gọn với một cái bàn và vài chiếc ghế con.. Mỗi lần đến đây ăn, tôi đều có cảm giác sợ bị ngã chỏng vó. Vì thế, tôi quyết định đặt cho món bánh bèo nơi đây tên gọi: "Bánh bèo cheo leo".
Sạp hàng ăn này đông khách có lẽ không chỉ bởi vị ngon của món ăn mà còn do một phần của vị thế độc đáo ấy. Vẫn là những chiếc bánh tròn vành, thêm ít mỡ hành, tôm chấy, nước mắm ớt. Khác hơn một chút là bánh bèo ở đây còn hấp dẫn thực khách ở những miếng bì heo chiên giòn rụm.
Không bé tí và đóng vai phụ như trong món bánh bèo Huế, những miếng bì heo chiên giòn của bánh bèo Đà Lạt thật to. Nó dường như được tôn lên vai thứ chính bởi khách ăn thường bỏ nhỏ với chị chủ quán: "Nhiều bì heo chiên chút nghe". Dùng kèm là những khoanh chả lá mềm mại, thơm ngon. Ăn hoài vẫn không thấy ngán.
Thích một món nóng ư? Bạn hãy theo tôi đi ngược về phía ấp Ánh sáng, nơi có món mì Quảng phong cách Đà Lạt.
Món này được nấu khác với nơi xuất xứ của nó. Một ít nước dùng đậm đà nấu từ xương, thịt và củ sắn băm nhỏ chan vào những sợi mì bản to, màu hồng nhạt.
Những củ sắn mọng nước đã mang đến vị ngọt thanh nhưng sâu và thật tự nhiên cho món nước dùng này. Mì Quảng Đà Lạt dùng kèm với rau ghém gồm giá, rau húng, xà-lách thái sợi thật nhuyễn, một ít lạc rang vàng và bánh đa nướng giòn.
Tùy thích, bạn có thể chọn thịt nạc thái lát hoặc thưởng thức những miếng sườn ngọt lừ: gia vị phụ họa thêm là tí ớt, nước mắm nguyên chất hay sa tế. Trong buổi chiều chạng vạng, lạnh giá, rủ nhau đi ăn một tô mì Quảng là có thể tìm được một niềm vui ấm áp.
Thế nhưng, thú vị nhất đối với nhiều thực khách chuyên đi săn lùng món ăn như tôi là đến quán bánh căng nằm ở khu Trương Công Định - Tăng Bạt Hổ. Có thể bạn phải đi vài bận mới ăn được món này. Lý do vì quán khá... nghệ sĩ, lúc thì hết sớm, lúc thì nghỉ bán!
Trong khi chờ phục vụ, tôi vui thích nhìn bà chủ quán tay thoăn thoắt đổ bột gạo vào những chiếc khuôn đất nhỏ trên cái bếp tự chế. Bàn tay của bà đổ thêm chút trứng, cạy khuôn mỡ bánh, úp hai cái vào nhau, nhanh nhẹn như một nghệ sĩ xiếc. Những cái bánh thơm lừng mùi gạo, trứng với độ mềm mại và hơi giòn nhẹ lớp bên ngoài. Nhúng chúng vào chén mắm nêm pha loãng hoặc nước mắm chua ngọt có vài viên xíu mại, cho vào miệng. Thật là nóng hổi vừa thổi vừa ăn!
Gia vị lạnh
Có lẽ chính không gian yên tĩnh và thơ mộng của Đà Lạt làm du khách cảm thấy mình trở nên lười biếng. Họ bước chậm, thích ngắm nhìn và trầm lặng hơn. Không khí lạnh làm người ta muốn co mình lại. Vị giác có thể bị nhạt đi và ít nhạy bén hơn. Thế nhưng, người ta lại nhanh đói. Một khi cái bao tử ngái ngủ ấy được đánh thức, họ sẽ ăn nhiều hơn.
Tôi đã lý giải như thế với cô phục vụ tại nhà hàng Thanh Thủy. Khi cô gái xinh xinh ấy thắc mắc rằng, chỉ có một mình, sao tôi lại gọi một cái lẩu Tứ Xuyên to với vô số thịt, cá, hải sản và rau xanh?
Nhiều thực khách e ngại thời tiết lạnh của Đà Lạt. Khi đi ăn, họ rút vào trong nhà kính ấm áp. Riêng tôi, để hưởng trọn vẹn không khí lạnh tê tái, tôi chọn một chiếc bàn ngoài trời. Dường như cái lạnh kéo làn khói tỏa ra từ nồi nước dùng trĩu xuống, khiến nó dày hơn, cô đọng và quyến rũ lạ thường.
Húp một thìa nước lẩu chua cay nóng hổi, các gai vị giác của tôi bừng tỉnh. Một cảm giác hăng hái xuất hiện. Nhúng thức ăn vào nồi nước sôi nghi ngút, tôi nhâm nhi thưởng thức. Vừa ăn, tôi vừa xuýt xoa nhận thấy hơi nóng từ từ chuyển vào cơ thể.
Thật ra, món này cũng giống những món lẩu ở Sài Gòn thế nhưng tôi vẫn cảm thấy nó có cái gì đó khác và ngon hơn. Ngẫm nghĩ mãi, tôi phát hiện ra, thiên nhiên đã hào phóng rắc vào món lẩu của tôi một thứ gia vị độc đáo mang tên: cái lạnh Đà Lạt.
Đúng vậy, chính không gian đặc biệt của nơi này đã mang đến sự ngon miệng cho mọi người. Sự chênh lệch nhiệt độ, cái giá lạnh ẩm ướt làm vị nóng ấm của các món ăn tăng thêm bội phần. Vị ngon như đậm đà, sâu lắng hơn.
Để chứng minh điều này, tôi tìm đến gánh sữa đậu nành ở khu vực chợ Đà Lạt. Cũng món sữa giản đơn với đậu, nước, lá dừa và đường cát nhưng cảm giác thật khác lạ.
Cầm ly sữa nóng, tôi cảm nhận đôi bàn tay mình ấm hẳn lên. Ngồi co ro trong không gia giá lạnh, áp ly sữa nóng vào đôi má đỏ ửng, hớp một ngụm sữa ngọt thơm, tôi thấy lòng mình thật khoan khoái, dễ chịu. Nhìn xung quanh, ai cũng uống một cách chậm rãi. Họ nhấm nháp sự ngọt thơm tinh tế từ dòng sữa ấm. Thật khác hẳn khi uống ùng ục cốc sữa đậu nành đá nhạt nhẽo để giải khát như ở Sài Gòn.
Khám phá này của tôi có vẻ trùng hợp với một du khách người anh ngồi uống sữa cạnh bên. Cao hứng, tôi rủ anh ta bước sang hàng bán bắp, khoai lang nướng bên lề đường.
Hai chúng tôi chăm chú nhìn cô bán hàng nướng từng trái bắp vàng ươm. Mỗi lần có khách ăn, cô lại phết lên những hạt bắp nếp dẻo bùi một lớp mỡ hành béo ngậy. "Thanh toán" xong hai trái bắp, tôi chia tay anh chàng người nước ngoài. Trước khi nhảy lên chuyến xe điện đi dạo quanh bờ hồ Xuân Hương, tôi còn kịp mua cho mình một củ khoai lang nướng.
Tách lớp vỏ cháy đen, nhón miếng khoai thơm lừng bỏ vào miệng nhấm nháp. Vị ngọt đậm và bùi ngon của nó thật không thể tả.
Dành cho người can đảm hay... người điên
Có người bảo phải có chút điên điên và can đảm mới khám phá hết cái ngon ẩm thực Đà Lạt. Tôi cũng tự nhận mình có một chút điều đó lúc gọi món kem trái thơm. Một cô bé đang co ro, tay ôm tách trà a-ti-sô ngồi ở bàn bên cạnh nhìn tôi chăm chăm. Miệng cô bé lẩm bẩm: "Trời, lạnh còn cong râu mà ăn kem!". Tôi tủm tỉm cười, không đáp lời mà chỉ đứng tỏ sự vui thích của mình trước quả thơm đầy ắp kem sô-cô-la, kem dâu.
Càng ăn, tôi càng thấm thía câu nói: "Ăn kem để biết thế nào là tâm hồn giá buốt tê tái". Quả thật, khi tay chân run lẩy bẩy, răng đánh vào nhau cầm cập mà còn ngồi ăn kem thì... quá điên! Nhưng nó cũng quá ngon. Không gian đêm thật lạnh và kem cũng rất lạnh, lạnh đến ê răng, một sự cộng hưởng độ lạnh tuyệt vời.
Có rất nhiều tiệm cà-phê trên con đường trung tâm Nguyễn Chí Thanh như Piano, Nghệ sĩ, Gia Nguyễn... tại đây, bạn có thể tha hồ chọn cho mình các loại kem hấp dẫn như kem dâu tươi, kem trái bơ, kem cà-phê mocha... Ngoài ra, các loại sinh tố làm từ hoa quả đặc sản Đà Lạt sẽ góp phần làm cho bạn... thở ra khói.
Nếu có dịp đến thăm Đà Lạt, sau khi tham quan thỏa thích, bạn đừng nhốt mình ở khách sạn. Mặc kệ đôi chân mỏi nhừ, hãy tự mình làm một chuyến khám phá thú vị như tôi nhé. Bạn sẽ nhớ mãi khi xa Đà Lạt!
Sau khi tậu cho mình một túi xách da đẹp long lanh chỉ có 70 ngàn đồng, tôi tìm đến sạp bán bánh bèo độc nhất vô nhị mà mình từng biết.
Đó là một sạp nhỏ nằm trên địa thế vô cùng nguy hiểm, ngay dốc cầu thang dẫn thẳng xuống chợ rau Đà Lạt.
Nó được thiết kế như một nhà sàn nhỏ gọn với một cái bàn và vài chiếc ghế con.. Mỗi lần đến đây ăn, tôi đều có cảm giác sợ bị ngã chỏng vó. Vì thế, tôi quyết định đặt cho món bánh bèo nơi đây tên gọi: "Bánh bèo cheo leo".
Sạp hàng ăn này đông khách có lẽ không chỉ bởi vị ngon của món ăn mà còn do một phần của vị thế độc đáo ấy. Vẫn là những chiếc bánh tròn vành, thêm ít mỡ hành, tôm chấy, nước mắm ớt. Khác hơn một chút là bánh bèo ở đây còn hấp dẫn thực khách ở những miếng bì heo chiên giòn rụm.
Không bé tí và đóng vai phụ như trong món bánh bèo Huế, những miếng bì heo chiên giòn của bánh bèo Đà Lạt thật to. Nó dường như được tôn lên vai thứ chính bởi khách ăn thường bỏ nhỏ với chị chủ quán: "Nhiều bì heo chiên chút nghe". Dùng kèm là những khoanh chả lá mềm mại, thơm ngon. Ăn hoài vẫn không thấy ngán.
Thích một món nóng ư? Bạn hãy theo tôi đi ngược về phía ấp Ánh sáng, nơi có món mì Quảng phong cách Đà Lạt.
Món này được nấu khác với nơi xuất xứ của nó. Một ít nước dùng đậm đà nấu từ xương, thịt và củ sắn băm nhỏ chan vào những sợi mì bản to, màu hồng nhạt.
Những củ sắn mọng nước đã mang đến vị ngọt thanh nhưng sâu và thật tự nhiên cho món nước dùng này. Mì Quảng Đà Lạt dùng kèm với rau ghém gồm giá, rau húng, xà-lách thái sợi thật nhuyễn, một ít lạc rang vàng và bánh đa nướng giòn.
Tùy thích, bạn có thể chọn thịt nạc thái lát hoặc thưởng thức những miếng sườn ngọt lừ: gia vị phụ họa thêm là tí ớt, nước mắm nguyên chất hay sa tế. Trong buổi chiều chạng vạng, lạnh giá, rủ nhau đi ăn một tô mì Quảng là có thể tìm được một niềm vui ấm áp.
Thế nhưng, thú vị nhất đối với nhiều thực khách chuyên đi săn lùng món ăn như tôi là đến quán bánh căng nằm ở khu Trương Công Định - Tăng Bạt Hổ. Có thể bạn phải đi vài bận mới ăn được món này. Lý do vì quán khá... nghệ sĩ, lúc thì hết sớm, lúc thì nghỉ bán!
Trong khi chờ phục vụ, tôi vui thích nhìn bà chủ quán tay thoăn thoắt đổ bột gạo vào những chiếc khuôn đất nhỏ trên cái bếp tự chế. Bàn tay của bà đổ thêm chút trứng, cạy khuôn mỡ bánh, úp hai cái vào nhau, nhanh nhẹn như một nghệ sĩ xiếc. Những cái bánh thơm lừng mùi gạo, trứng với độ mềm mại và hơi giòn nhẹ lớp bên ngoài. Nhúng chúng vào chén mắm nêm pha loãng hoặc nước mắm chua ngọt có vài viên xíu mại, cho vào miệng. Thật là nóng hổi vừa thổi vừa ăn!
Gia vị lạnh
Có lẽ chính không gian yên tĩnh và thơ mộng của Đà Lạt làm du khách cảm thấy mình trở nên lười biếng. Họ bước chậm, thích ngắm nhìn và trầm lặng hơn. Không khí lạnh làm người ta muốn co mình lại. Vị giác có thể bị nhạt đi và ít nhạy bén hơn. Thế nhưng, người ta lại nhanh đói. Một khi cái bao tử ngái ngủ ấy được đánh thức, họ sẽ ăn nhiều hơn.
Tôi đã lý giải như thế với cô phục vụ tại nhà hàng Thanh Thủy. Khi cô gái xinh xinh ấy thắc mắc rằng, chỉ có một mình, sao tôi lại gọi một cái lẩu Tứ Xuyên to với vô số thịt, cá, hải sản và rau xanh?
Nhiều thực khách e ngại thời tiết lạnh của Đà Lạt. Khi đi ăn, họ rút vào trong nhà kính ấm áp. Riêng tôi, để hưởng trọn vẹn không khí lạnh tê tái, tôi chọn một chiếc bàn ngoài trời. Dường như cái lạnh kéo làn khói tỏa ra từ nồi nước dùng trĩu xuống, khiến nó dày hơn, cô đọng và quyến rũ lạ thường.
Húp một thìa nước lẩu chua cay nóng hổi, các gai vị giác của tôi bừng tỉnh. Một cảm giác hăng hái xuất hiện. Nhúng thức ăn vào nồi nước sôi nghi ngút, tôi nhâm nhi thưởng thức. Vừa ăn, tôi vừa xuýt xoa nhận thấy hơi nóng từ từ chuyển vào cơ thể.
Thật ra, món này cũng giống những món lẩu ở Sài Gòn thế nhưng tôi vẫn cảm thấy nó có cái gì đó khác và ngon hơn. Ngẫm nghĩ mãi, tôi phát hiện ra, thiên nhiên đã hào phóng rắc vào món lẩu của tôi một thứ gia vị độc đáo mang tên: cái lạnh Đà Lạt.
Đúng vậy, chính không gian đặc biệt của nơi này đã mang đến sự ngon miệng cho mọi người. Sự chênh lệch nhiệt độ, cái giá lạnh ẩm ướt làm vị nóng ấm của các món ăn tăng thêm bội phần. Vị ngon như đậm đà, sâu lắng hơn.
Để chứng minh điều này, tôi tìm đến gánh sữa đậu nành ở khu vực chợ Đà Lạt. Cũng món sữa giản đơn với đậu, nước, lá dừa và đường cát nhưng cảm giác thật khác lạ.
Cầm ly sữa nóng, tôi cảm nhận đôi bàn tay mình ấm hẳn lên. Ngồi co ro trong không gia giá lạnh, áp ly sữa nóng vào đôi má đỏ ửng, hớp một ngụm sữa ngọt thơm, tôi thấy lòng mình thật khoan khoái, dễ chịu. Nhìn xung quanh, ai cũng uống một cách chậm rãi. Họ nhấm nháp sự ngọt thơm tinh tế từ dòng sữa ấm. Thật khác hẳn khi uống ùng ục cốc sữa đậu nành đá nhạt nhẽo để giải khát như ở Sài Gòn.
Khám phá này của tôi có vẻ trùng hợp với một du khách người anh ngồi uống sữa cạnh bên. Cao hứng, tôi rủ anh ta bước sang hàng bán bắp, khoai lang nướng bên lề đường.
Hai chúng tôi chăm chú nhìn cô bán hàng nướng từng trái bắp vàng ươm. Mỗi lần có khách ăn, cô lại phết lên những hạt bắp nếp dẻo bùi một lớp mỡ hành béo ngậy. "Thanh toán" xong hai trái bắp, tôi chia tay anh chàng người nước ngoài. Trước khi nhảy lên chuyến xe điện đi dạo quanh bờ hồ Xuân Hương, tôi còn kịp mua cho mình một củ khoai lang nướng.
Tách lớp vỏ cháy đen, nhón miếng khoai thơm lừng bỏ vào miệng nhấm nháp. Vị ngọt đậm và bùi ngon của nó thật không thể tả.
Dành cho người can đảm hay... người điên
Có người bảo phải có chút điên điên và can đảm mới khám phá hết cái ngon ẩm thực Đà Lạt. Tôi cũng tự nhận mình có một chút điều đó lúc gọi món kem trái thơm. Một cô bé đang co ro, tay ôm tách trà a-ti-sô ngồi ở bàn bên cạnh nhìn tôi chăm chăm. Miệng cô bé lẩm bẩm: "Trời, lạnh còn cong râu mà ăn kem!". Tôi tủm tỉm cười, không đáp lời mà chỉ đứng tỏ sự vui thích của mình trước quả thơm đầy ắp kem sô-cô-la, kem dâu.
Càng ăn, tôi càng thấm thía câu nói: "Ăn kem để biết thế nào là tâm hồn giá buốt tê tái". Quả thật, khi tay chân run lẩy bẩy, răng đánh vào nhau cầm cập mà còn ngồi ăn kem thì... quá điên! Nhưng nó cũng quá ngon. Không gian đêm thật lạnh và kem cũng rất lạnh, lạnh đến ê răng, một sự cộng hưởng độ lạnh tuyệt vời.
Có rất nhiều tiệm cà-phê trên con đường trung tâm Nguyễn Chí Thanh như Piano, Nghệ sĩ, Gia Nguyễn... tại đây, bạn có thể tha hồ chọn cho mình các loại kem hấp dẫn như kem dâu tươi, kem trái bơ, kem cà-phê mocha... Ngoài ra, các loại sinh tố làm từ hoa quả đặc sản Đà Lạt sẽ góp phần làm cho bạn... thở ra khói.
Nếu có dịp đến thăm Đà Lạt, sau khi tham quan thỏa thích, bạn đừng nhốt mình ở khách sạn. Mặc kệ đôi chân mỏi nhừ, hãy tự mình làm một chuyến khám phá thú vị như tôi nhé. Bạn sẽ nhớ mãi khi xa Đà Lạt!
Theo Tìm nhanh/Tiếp thị & Gia đình