Gia đình tôi đang thử nghiệm phương pháp 'ngắt chi tiêu' để tiết kiệm nhiều tiền hơn vào năm 2023
Thay vì không mua sắm, hai vợ chồng tôi quyết định bắt đầu với việc cắt giảm chi tiêu cho từng khoản nhỏ.
Jill Robbins và chồng đều đã nghỉ hưu, họ có một khoản thu nhập lương hưu. Chồng của Jill đã tìm được một công việc toàn thời gian sau khi nghỉ hưu còn cô là một nhà văn và người sáng tạo nội dung tự do. Hai vợ chồng hiện đang có hai con học cấp hai. Mục tiêu của hai vợ chồng là chuyển tới ngôi nhà khác trong vòng ba năm tới.
Để giảm các khoản chi tiêu bốc đồng, hai vợ chồng đặt ngân sách thực tế cho các khoản chi tiêu vào hàng tạp hóa và giải trí, đồng thời lập kế hoạch chỉ mua những thứ cần thiết thay vì chi tiêu dựa trên tình huống "thấy là muốn" hoặc "quên mất là chúng ta đã có thứ đó ở nhà". Hai vợ chồng cũng thống nhất với nhau là không chi tiêu trong tháng 11, tháng 12 và tháng Giêng.
"Đối với chúng tôi, sẽ có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với khoảng thời gian ngắt chi tiêu. Nó giúp chúng tôi thắt chặt tài chính trong thời gian nhất định để hướng tới các mục tiêu khác", Jill Robbins chia sẻ.
Dọn dẹp tủ quần áo, tắt thông báo mạng
Mặc dù chồng của Jill thỉnh thoảng sẽ mua sắm bốc đồng, nhưng phần lớn chi tiêu phù phiếm của gia đình là do Jill. "Tôi sẽ tiêu tiền vào quần áo (cho bản thân và gia đình) và các mặt hàng chăm sóc cá nhân, chẳng hạn như mỹ phẩm cao cấp, thường xuyên hơn mức nên làm. Tôi đã xem xét lại các giao dịch mua hàng trên Amazon của mình và thấy bản thân đã chi trung bình 400 đô la (9,5 triệu) mỗi tháng cho những thứ mà lẽ ra không nên".
Jill dành thời gian của mình đã thanh lọc lại tủ quần áo. Cô bắt gặp những món đồ thời trang tương tự nhau, vì nó được mua đi mua lại nhiều lần chỉ khác màu sắc. Điều đó khiến việc lạm chi trở nên nghiêm trọng.
Để khắc phục điều này, Jill hủy các đăng ký là thành viên của các cửa hàng. Cô cũng hủy đăng ký nhận email từ các cửa hàng đã mua sắm để loại bỏ sự cám dỗ mua những thứ không nằm trong kế hoạch.
Thay vì mua sắm bốc đồng các loại quần áo và giày dép như trước thì Jill hủy đăng ký nhận email từ các cửa hàng đã mua sắm để loại bỏ sự cám dỗ mua những thứ không nằm trong kế hoạch.
Tránh xa việc chi tiêu cho các nhà hàng
Hiện tại, chi tiêu cho hàng tạp hóa hàng tuần của gia đình Jill là khoảng 50 đô la (1,2 triệu). Hai vợ chồng đang lên kế hoạch cho bữa ăn của mình bằng cách sử dụng những gì có trong tủ đông và tủ đựng thức ăn. Đây vừa là một sáng kiến tiết kiệm tiền vừa là một nỗ lực để đảm bảo thực phẩm có sẵn của gia đình được sử dụng.
Hai vợ chồng đã quyết định không đi ăn tại nhà hàng, không đi xem phim hoặc hoạt động giải trí nào khác. Họ cũng bắt đầu tham gia các sự kiện miễn phí bằng cách tham dự triển lãm của bảo tàng, đi công viên,...
Tìm kiếm những cách để tiết kiệm tiền
Sau nhiều năm áp dụng cách chi tiêu chỉ để thỏa mãn sự tức thời, thật khó để hình thành thói quen chi tiêu tiết kiệm hơn. Chính vì thế, vợ chồng Jill dự tính sẽ áp dụng các cách này để hạn chế chi tiêu trong tương lai:
- Tìm đến các cửa hàng tiết kiệm và các trang web bán hàng đã qua sử dụng thường xuyên hơn.
- Thuê thay vì mua, đặc biệt đối với những món đồ hiếm khi sử dụng.
- Xem xét thật kỹ các gói đăng ký và tự động gia hạn.
- Nhận những món đồ được người khác cho.
Họ cũng bắt đầu tham gia các sự kiện miễn phí bằng cách tham dự triển lãm của bảo tàng, đi công viên, hoặc đạp xe quanh nhà mỗi cuối tuần...
Đây là cách mà vợ chồng Jill đang áp dụng. Hai vợ chồng sẽ đánh giá lại kết quả vào cuối tháng 1. Họ hy vọng sự tiết kiệm và kiểm soát kỹ càng hơn của mình sẽ là bước khởi đầu cho những thói quen tài chính tốt hơn nhằm giúp đạt được các mục tiêu và sống một lối sống đơn giản, ít lộn xộn hơn.
Theo businessinsider