Gia đình nạn nhân MH370 kiện hãng hàng không Malaysia Airlines
Đây là vụ kiện đầu tiên nhằm vào hãng hàng không vì sự biến mất bí ẩn của chuyến bay MH370.
Luật sư đại diện cho hai người con trai của một hành khách trên chuyến bay MH370, Jee Jing Hang, đã đệ đơn kiện hãng hàng không Malaysia Airlines vì đã cẩu thả trong hoạt động dẫn đến sự biến mất của chiếc máy bay MH370.
Chuyến bay MH370 mất tích bí ẩn ngày 8/3/2014 (ảnh chụp từ tháng 2 tại Ba Lan).
Thân chủ trong vụ kiện là hai con trai của Jee Jing Hang, Jee Kinson (13 tuổi) và Jee Kinland (11 tuổi). Vụ kiện đã được luật sư đưa lên tòa án Malaysia hôm thứ 6 vừa qua.
Gia đình khởi kiện hãng Malaysia Airlines vì đã vi phạm hợp đồng, không làm đủ trách nhiệm để đưa ông Jee về đến đích an toàn.
Gia đình Jee cũng kiện Chính phủ Malaysia, các nhà chức trách hành không dân dụng, cơ quan nhập cư và lực lượng không quân vì những sơ suất trong quá trình tìm kiếm.
Hai con trai của ông Jee yêu cầu đòi bồi thường vì những thiệt hại về tinh thần và hỗ trợ vật chất sau sự biến mất của cha mình. Trước khi mất tích, ông Jee điều hành một doanh nghiệp Internet có thu nhập hàng tháng vào khoảng 17.000 ringgit (109 triệu VND).
“Chúng tôi đã chờ đợi tám tháng. Sau khi nói chuyện với nhiều chuyên gia, chúng tôi tin rằng mình có đủ bằng chứng cho một vụ kiện nghiêm trọng. Một chiếc máy bay lớn mất tích trong thời đại công nghệ là điều không thể chấp nhận.” – Arunan Selvarạ, một luật sự đại diện nói.
Một luật sư đại diện khác của gia đình, ông Gay Chong, cho biết gia đình muốn được bồi thường thiệt hại nhưng từ chối đưa ra một con số cụ thể.
Một nhân viên Malaysia Airlines viết lời cầu nguyện cho các nạn nhân MH370.
Chiếc máy bay MH370 bị mất tích bí ẩn ngày 8/3/2014. Trên máy bay có 239 người đang trên đường bay từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh. Vụ mất tích này đến nay vẫn là một trong những bí ẩn lớn nhất trong lịch sử hàng không thế giới. Chính phủ Malaysia tin rằng, chuyến bay đã chuyển hướng đến khu vực phía nam Ấn Độ Dương. Tín hiệu vệ tinh của chiếc máy bay khá sơ sài và thậm chí không hề có một dấu vết nào của MH370 dù đã được tìm kiếm rộng rãi.
Cả Chính phủ và Malaysia Airlines đều không tiết lộ bất kỳ kết quả gì từ cuộc điều tra về thảm họa này và chỉ khẳng định sẽ cung cấp đầy đủ câu trả lời khi nào tìm được chiếc Mh370.
Có nhiều cáo buộc cho rằng chính phủ và hãng hành không đã phản ứng vụng về và có ý đồ che dấu thông tin trong vụ thảm họa. Lực lượng không quân Malaysia cũng bị chỉ trích khi thừa nhận radar quân sự đã theo dõi và phát hiện chuyến bay chuyển hướng quay lại không phận Malaysia sau khi cất cánh. Tuy nhiên, khi đó, không quân Malaysia đã không có hành động gì khi cho rằng điều này không được coi là mối đe dọa an ninh.
Hiện cơ hội thành công cho vụ kiện vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, các chuyên gia hàng không cho rằng, theo luật quốc tế, vụ mất tích sẽ là trách nhiệm của hãng Malaysia Airlines khi không thể chứng minh đây là một tai nạn.
Steve Wang, một người đàn ông Trung Quốc có mẹ là thành khách trên máy bay, cho biết nhiều gia đình Trung Quốc cũng đã mời luật sư. Tuy nhiên, chưa có một gia đình nào đệ đơn kiện.
Chuyến bay MH370 mất tích bí ẩn ngày 8/3/2014 (ảnh chụp từ tháng 2 tại Ba Lan).
Gia đình khởi kiện hãng Malaysia Airlines vì đã vi phạm hợp đồng, không làm đủ trách nhiệm để đưa ông Jee về đến đích an toàn.
Gia đình Jee cũng kiện Chính phủ Malaysia, các nhà chức trách hành không dân dụng, cơ quan nhập cư và lực lượng không quân vì những sơ suất trong quá trình tìm kiếm.
Hai con trai của ông Jee yêu cầu đòi bồi thường vì những thiệt hại về tinh thần và hỗ trợ vật chất sau sự biến mất của cha mình. Trước khi mất tích, ông Jee điều hành một doanh nghiệp Internet có thu nhập hàng tháng vào khoảng 17.000 ringgit (109 triệu VND).
“Chúng tôi đã chờ đợi tám tháng. Sau khi nói chuyện với nhiều chuyên gia, chúng tôi tin rằng mình có đủ bằng chứng cho một vụ kiện nghiêm trọng. Một chiếc máy bay lớn mất tích trong thời đại công nghệ là điều không thể chấp nhận.” – Arunan Selvarạ, một luật sự đại diện nói.
Một luật sư đại diện khác của gia đình, ông Gay Chong, cho biết gia đình muốn được bồi thường thiệt hại nhưng từ chối đưa ra một con số cụ thể.
Một nhân viên Malaysia Airlines viết lời cầu nguyện cho các nạn nhân MH370.
Chiếc máy bay MH370 bị mất tích bí ẩn ngày 8/3/2014. Trên máy bay có 239 người đang trên đường bay từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh. Vụ mất tích này đến nay vẫn là một trong những bí ẩn lớn nhất trong lịch sử hàng không thế giới. Chính phủ Malaysia tin rằng, chuyến bay đã chuyển hướng đến khu vực phía nam Ấn Độ Dương. Tín hiệu vệ tinh của chiếc máy bay khá sơ sài và thậm chí không hề có một dấu vết nào của MH370 dù đã được tìm kiếm rộng rãi.
Cả Chính phủ và Malaysia Airlines đều không tiết lộ bất kỳ kết quả gì từ cuộc điều tra về thảm họa này và chỉ khẳng định sẽ cung cấp đầy đủ câu trả lời khi nào tìm được chiếc Mh370.
Có nhiều cáo buộc cho rằng chính phủ và hãng hành không đã phản ứng vụng về và có ý đồ che dấu thông tin trong vụ thảm họa. Lực lượng không quân Malaysia cũng bị chỉ trích khi thừa nhận radar quân sự đã theo dõi và phát hiện chuyến bay chuyển hướng quay lại không phận Malaysia sau khi cất cánh. Tuy nhiên, khi đó, không quân Malaysia đã không có hành động gì khi cho rằng điều này không được coi là mối đe dọa an ninh.
Hiện cơ hội thành công cho vụ kiện vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, các chuyên gia hàng không cho rằng, theo luật quốc tế, vụ mất tích sẽ là trách nhiệm của hãng Malaysia Airlines khi không thể chứng minh đây là một tai nạn.
Steve Wang, một người đàn ông Trung Quốc có mẹ là thành khách trên máy bay, cho biết nhiều gia đình Trung Quốc cũng đã mời luật sư. Tuy nhiên, chưa có một gia đình nào đệ đơn kiện.
(Theo Dailymail)