EVN gợi ý đặt một vật vào tủ lạnh, hóa đơn tiền điện tháng này của nhà bạn sẽ giảm được một khoản

Minh Anh,
Chia sẻ

Đây là phương pháp gia đình nào cũng có thể thực hiện.

Tủ lạnh là món đồ điện tử quen thuộc của nhiều gia đình. Công dụng chính của tủ lạnh là bảo quản thực phẩm, giữ cho chúng tươi ngon lâu hơn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, đây lại là một trong những thiết bị điện gia dụng tiêu thụ nhiều năng lượng, chiếm một phần không nhỏ trong hóa đơn tiền điện hàng tháng của gia đình.

Do đó, việc tìm hiểu và áp dụng các biện pháp tiết kiệm điện cho tủ lạnh là cần thiết. Chỉ cần thay đổi một chút thói quen, bạn không những có thể giảm bớt gánh nặng chi phí tiền điện mà còn góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn năng lượng quý giá.

Theo trang thông tin điện tử của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), một trong những mẹo giúp tiết kiệm điện cho tủ lạnh là đặt một bát nước vào trong. Cụ thể, mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, bạn chỉ cần đặt một bát/khay/cốc nước vào ngăn đá tủ lạnh và để qua đêm. Sáng hôm sau di chuyển bát nước đã đông đá xuống ngăn mát của tủ lạnh và lặp lại công việc này hàng ngày.

Theo giải thích của chuyên gia, giải pháp này tuy đơn giản nhưng lại rất hiệu quả trong việc tiết kiệm điện năng cho tủ lạnh. Bởi lẽ, thông thường tủ lạnh không sử dụng vào ban đêm, nên khi cho bát nước vào ngăn đá thì sẽ rút ngắn thời gian làm lạnh, giảm tiêu hao điện năng hơn so với ban ngày.

Tiếp đến, việc di chuyển bát nước đá xuống ngăn mát sẽ làm chúng rã đông dần dần. Trong quá trình bát nước tan ra sẽ cung cấp khí mát để ngăn mát nhanh chóng đạt đến nhiệt độ cài đặt mà không cần tiêu hao nhiều điện năng. Hơn nữa, trong quá trình bát nước làm lạnh ngăn mát đã cung cấp thêm hơi nước cho thực phẩm, giúp rau củ quả không bị héo nhanh, duy trì được độ tươi ngon và dưỡng chất trong thời gian dài.

Ngoài ra, bạn còn có thể kết hợp áp dụng với một số phương pháp sau.

8 mẹo giúp tiết kiệm điện khi dùng tủ lạnh

1. Điều chỉnh nhiệt độ

Đối với ngăn mát nhiệt độ nên đặt từ mức nhiệt 37 độ F – 40 độ F (tương đương 2 độ C – 4 độ C), còn ngăn đông thì mức nhiệt độ phù hợp là từ 5 độ F (~-15 độ C).

Người dùng nên tùy theo lượng thực phẩm mà tăng giảm nhiệt độ tủ lạnh cho phù hợp. Nếu nhiệt độ quá ấm thì thực phẩm sẽ nhanh chóng mất độ tươi. Còn nếu nhiệt độ quá lạnh thì thực phẩm có thể bị hỏng.

2. Thêm nhựa xốp vào ngăn giữ lạnh

Khi thực phẩm cần giữ chỉ chiếm một diện tích nhỏ trong buồng giữ lạnh, bạn có thể đặt các miếng nhựa xốp vào ngăn giữ lạnh để giảm dung tích cần làm lạnh, từ đó tiết kiệm điện.

3. Dùng mảnh nylon trong làm rèm

Bạn cũng có thể sử dụng một mảnh nylon trong, lớn hơn cửa khoang giữ lạnh một chút, làm rèm che để ngăn chặn sự đối lưu giữa không khí lạnh bên trong và không khí nóng bên ngoài khi mở cửa tủ lạnh.

4. Đặt tủ lạnh ở nơi thông gió, thoáng mát

Theo các chuyên gia, bạn nên để tủ lạnh ở nơi thoáng mát, cách tường ít nhất 15-20cm để tận dụng không khí mát xung quanh giúp tủ hoạt động hiệu quả hơn.

5. Chừa khoảng không gian trong tủ lạnh

Các gia đình cũng không nên chất đầy tủ lạnh với thực phẩm để giữ cho không khí lạnh có thể lưu thông đều khắp tủ, giúp tiết kiệm điện.

6. Để thực phẩm nguội trước khi cất

Đặt thực phẩm nóng vào tủ lạnh sẽ làm tăng nhiệt độ bên trong và tủ lạnh sẽ tiêu hao nhiều điện năng hơn để làm mát lại.

7. Sử dụng đồ đựng bằng kim loại

Kim loại dẫn nhiệt tốt hơn nhựa nên sử dụng đồ đựng bằng kim loại giúp thực phẩm làm lạnh nhanh hơn, giảm thời gian và điện năng cần thiết.

8. Vệ sinh tủ lạnh định kỳ

Làm sạch bộ phận dàn nóng, dàn lạnh và lưới lọc để tủ hoạt động hiệu quả hơn và không bị hao tổn điện năng không cần thiết.

Tổng hợp

EVN gợi ý đặt một vật vào tủ lạnh, hóa đơn tiền điện tháng này của nhà bạn sẽ giảm được một khoản - Ảnh 1.

Chia sẻ