Em trai 15 tuổi ra đi vì bệnh trầm cảm, anh nhờ chuyên gia hội họa giám định bức tranh cậu để lại và phát hiện sự thật ngỡ ngàng

Vân Anh,
Chia sẻ

Trong nhiều trường hợp, nét vẽ của trẻ có thể là tín hiệu cho thấy trẻ đang gặp vấn đề tâm lý.

"Em trai 15 tuổi của tôi vừa qua đời vì trầm cảm. Em chỉ để lại vài bức tranh đã vẽ, xin hãy giải nghĩa chúng giúp tôi" - đây là lời mở đầu của một chủ đề đang nhận được nhiều quan tâm trên nền tảng Zhihu (Trung Quốc).

Theo chia sẻ từ chủ tài khoản, sau khi em trai "ra đi", anh đã tìm đến vợ - một hoạ sĩ chuyên nghiệp để nhờ giải đáp các bức tranh mà người em để lại. Để người vợ có thể đưa ra phán đoán khách quan nhất, anh chọn không tiết lộ bất kỳ thông tin nào về chủ nhân của bức vẽ.

Vợ anh nhận định: Hầu hết bức tranh ở đây đều là tranh chép (tranh chép là tác phẩm mà người sáng tác vẽ lại tác phẩm đã tồn tại trước đó, nhưng không cùng một động cơ với tác giả của tác phẩm - PV). Do đó, rất khó để phân tích được tâm tư, thông điệp mà chủ nhân muốn truyền đạt. Mặt khác, có có thể thấy vật thể trong tranh đều rất "vô hồn", không có cảm xúc. 

Còn riêng bức tranh được vẽ bằng mực xanh, nó được vẽ từ nhiều nét khoanh, cũng là phong cách vẽ tranh phổ biến trong thời gian gần đây. Cách vẽ này được khá nhiều người mắc bệnh trầm cảm ưa chuộng. 

Sau cùng, mặc dù không được chồng tiết lộ danh tính chủ nhân, song cô vợ cho rằng người vẽ có thể mắc bệnh trầm cảm. Người đó vẽ tranh trong lúc tâm trạng thiếu ổn định, còn trẻ tuổi và có thể thích ăn đồ ngọt. Nghe đến đây, người anh vô cùng bất ngờ vì chỉ thông qua một bức tranh, cô vợ đã có thể phát hiện dấu hiệu bệnh lý của em trai. 

Em trai 15 tuổi qua đời vì bệnh trầm cảm: Anh nhờ chuyên gia hội hoạ giám định bức tranh cậu để lại và phát hiện sự thật ngỡ ngàng   - Ảnh 2.

Dù không tiết lộ danh tính chủ nhân song thông qua bức tranh, người vợ đã đoán được bệnh tâm lý của đứa trẻ

Cũng theo chia sẻ từ người vợ: Trong nhiều trường hợp, không nên dùng tác phẩm để đánh giá tâm lý của một người, bởi hoàn toàn có thể dẫn đến sai lệch về kết quả. Tuy nhiên, với những trẻ nhỏ có năng lực diễn đạt còn hạn chế, hội hoạ có thể là công cụ để chúng thể hiện suy nghĩ thực sự từ bên trong.

Thực tế, bức tranh của trẻ có thể nói với cha mẹ rất nhiều điều, bao gồm cả nội tâm, tâm trạng cũng như trạng thái hiện tại của trẻ. Do đó, để phòng ngừa trường hợp xấu nhất, cha mẹ có thể thường xuyên xem tranh vẽ của con, từ đó nắm bắt thay đổi trong cảm xúc của các con.

Theo lời khuyên của chuyên gia tâm lý, trong trường hợp phát hiện con mình thường xuyên vẽ 3 kiểu tranh dưới đây, phụ huynh cần đặc biệt cảnh giác. Bởi chúng được xem là dấu hiệu về những bất ổn tâm lý cần phải được phát hiện và khắc phục sớm ở trẻ.

- Dấu hiệu 1: Vẽ tranh có sắc thái u ám

Bức tranh của các trẻ em gặp vấn đề về tâm lý thường mang màu sắc u ám và đặc biệt là có sự xuất hiện của một vài hình tượng kỳ lạ, đáng sợ. Điều này cho thấy trẻ đang cảm thấy cô độc hoặc uất ức về một điều gì đó.

Đối với trường hợp như trên, việc đầu tiên mà phụ huynh nên làm đó chính là duy trì trao đổi, tâm sự cùng con cái. Đồng thời, cha mẹ cũng cần nghiêm khắc kiểm điểm lại bản thân xem mình có làm gì kích động các em hoặc khiến cho các em cảm thấy thiếu thốn tình cảm hay không.

Em trai 15 tuổi qua đời vì bệnh trầm cảm: Anh nhờ chuyên gia hội hoạ giám định bức tranh cậu để lại và phát hiện sự thật ngỡ ngàng   - Ảnh 3.

- Dấu hiệu 2: Vẽ tranh có sắc thái bạo lực

Nếu bức họa của trẻ xuất hiện những tổ hợp màu hỗn loạn hoặc nhân vật bị tô đen gương mặt thì đây chính là dấu hiệu cho thấy tâm trí của các em tràn đầy sắc thái bạo lực hoặc đang bị tư tưởng lệch lạc, tiêu cực nào đó hủy hoại.

Đối với trường hợp như vậy, những trẻ có tính cách bất đồng sẽ có biểu hiện khác nhau trên phương diện hội họa. Thế nhưng nếu thấy con cái thường xuyên vẽ những bức tranh kiểu này, cha mẹ cần tránh việc trực tiếp phê bình. Bởi hành động này sẽ kích động sự nhạy cảm của các em, khiến con nảy sinh lòng bất mãn và dễ phát sinh những hành vi kháng cự kịch liệt.

Em trai 15 tuổi qua đời vì bệnh trầm cảm: Anh nhờ chuyên gia hội hoạ giám định bức tranh cậu để lại và phát hiện sự thật ngỡ ngàng   - Ảnh 4.

- Dấu hiệu 3: Vẽ tranh có hỏa hoạn, lũ lụt

Với trẻ đã phải chịu tổn thương tâm lý sâu sắc, tranh của con thường có sự xuất hiện của thiên tai, tai nạn giống như hỏa hoạn, lũ lụt, thậm chí trong đó còn có động vật hoặc người nào đó đang phải chịu đau đớn. Những bức vẽ này được xem như một cách biểu đạt mức độ tổn thương mà các em đã phải chịu đựng.

Điều đó cũng cho thấy có một vài chuyện không vui trong quá khứ đã tạo thành nỗi ám ảnh tâm lý đối với con, khiến trẻ luôn thiếu thốn cảm giác an toàn. Nếu như phụ huynh không kịp thời phát hiện và khắc phục tình trạng này, các em sẽ dễ bị đắm chìm trong vòng xoáy của sự tiêu cực, thậm chí dẫn tới việc bị trầm cảm hoặc tạo thành chướng ngại nghiêm trọng về mặt tinh thần.


Chia sẻ