“Đường về nhà” – chuyện tình rực rỡ như màu nắng
"The road home" – "Đường về nhà" là câu chuyện tình yêu mộc mạc mà cảm động của một cô thôn nữ với thầy giáo từ thành phố về làng dạy học.
Đường về nhà của đạo diễn Trương Nghệ Mưu là bộ phim đầu tiên của mỹ nhân Chương Tử Di, phim hoàn thành năm 1999, lúc đó, cô mới 20 tuổi. Chính nhờ bộ phim này, tài năng của Chương Tử Di được khám phá và tỏa sáng.
Bộ phim có bối cảnh là một miền quê xa xôi, nghèo khó. Cả làng không có một ngôi trường nhưng ai cũng muốn con em mình được tới lớp. Một ngày nọ, có một thầy giáo từ thành phố về làng dạy học và cùng dân làng góp sức xây trường. Chính từ đây, mối tình giữa thầy giáo trẻ và cô thôn nữ Đệ nảy nở và ngày càng bền chặt.
Không giống như các bộ phim khác của Trương Nghệ Mưu, Đường về nhà là một câu chuyện rất giản dị, mộc mạc. Tình yêu trong câu chuyện của bộ phim trong sáng, lãng mạn và đáng yêu tới mức khiến người xem rưng rưng, một tình yêu vừa gần gũi, vừa như mơ.
Ngày đầu tiên người thầy giáo về làng dạy học, ra đón thầy là toàn bộ dân làng, trong đó có cô thôn nữ Đệ (Chương Tử Di). Quá choáng ngợp trước người thanh niên trẻ đến từ thành phố, Đệ đã yêu thầy giáo ngay từ cái nhìn đầu tiên bằng một tình yêu vừa mê muội vừa đắm say. Kể từ đây, khán giả sẽ được chứng kiến những biểu hiện tình yêu nồng cháy, chân thành và ngây thơ của Đệ.
Đường về nhà đã kể lại diễn biến mối tình này bằng những chi tiết rất đắt, khiến khán giả thực sự cảm động, như chuyện Đệ ngày nào cũng đi gánh nước ở cái giếng cũ rất xa để được đi qua trường làng, nghe tiếng thầy giáo giảng bài. Buổi chiều đến, Đệ lại ra đứng ở đường cái để được nhìn thầy giáo và tụi trẻ đi ngang qua…
Ngày đầu tiên người thầy giáo về làng dạy học, ra đón thầy là toàn bộ dân làng, trong đó có cô thôn nữ Đệ (Chương Tử Di). Quá choáng ngợp trước người thanh niên trẻ đến từ thành phố, Đệ đã yêu thầy giáo ngay từ cái nhìn đầu tiên bằng một tình yêu vừa mê muội vừa đắm say. Kể từ đây, khán giả sẽ được chứng kiến những biểu hiện tình yêu nồng cháy, chân thành và ngây thơ của Đệ.
Khi thầy giáo phải trở về thành phố, Đệ đuổi theo thầy, mang trong tay là chiếc bát tô đựng sủi cảo còn nóng. Cô gái nhỏ cứ chạy theo để mong đuổi kịp chiếc xe chở người yêu nhưng cô bị ngã làm chiếc bát vỡ thành nhiều mảnh. Hình ảnh cô thôn nữ ngồi khóc giữa con đường vàng rực buồn nhưng rất đẹp, đó là bức tranh tuyệt đẹp về tình yêu mãnh liệt và trong sáng.
Khung cảnh diễn ra câu chuyện tình yêu trong Đường về nhà là nông thôn rực rỡ đầy màu sắc. Đó là màu vàng rực của rừng phong, màu trắng ngà của lau trước gió, màu trắng bát ngát của tuyết mùa đông… Ngay cả khi tiết trời rất lạnh, chiếc áo bông đỏ của cô thôn nữ Đệ cũng làm tô điểm thêm cho khung cảnh màu nóng ấm áp.
Trong bộ phim này, đạo diễn Trương Nghệ Mưu cũng có phá cách trong cách dựng. Thông thường, những đoạn hồi tưởng sẽ có màu đen trắng nhưng Đường về nhà đã làm ngược lại, chính hiện tại của bộ phim mới có màu u ám, còn quá khứ rất rực rỡ, lung linh.
Tình yêu của Đệ đã được đáp lại, sau rất nhiều biến cố. Cả hai đã sống bên nhau hạnh phúc đến ngày thầy giáo – người chồng của Đệ qua đời. Đến lúc này, Đường về nhà lại càng khiến khán giả cảm động vì tình nghĩa hai người dành cho nhau.
Có lẽ không nên kể thêm về nội dung của bộ phim, vì lời lẽ không thể diễn tả được câu chuyện tình yêu tuyệt đẹp. Xem Đường về nhà, có lẽ khán giả sẽ được gợi ý về bài học giữ gìn, nâng niu hạnh phúc tưởng như đã lỗi thời: phu phụ tương kính như tân – vợ chồng đối đãi với nhau như khách. Bí quyết giữ mãi sự lãng mạn, trong sáng và mê đắm của tình yêu có lẽ chỉ đơn giản như thế thôi. Như trong bộ phim, đến tận khi thầy giáo đã mất, cô thôn nữ Đệ khi xưa vẫn nghe thấy tiếng chồng giảng bài từ ngôi trường làng…
Trong bộ phim này, đạo diễn Trương Nghệ Mưu cũng có phá cách trong cách dựng. Thông thường, những đoạn hồi tưởng sẽ có màu đen trắng nhưng Đường về nhà đã làm ngược lại, chính hiện tại của bộ phim mới có màu u ám, còn quá khứ rất rực rỡ, lung linh.
Chuyên mục "Bộ phim của tôi" Bạn yêu điện ảnh, bạn thích bình luận về phim, hay chỉ đơn giản là bạn chỉ thích ngồi nhà xem phim truyền hình. Hãy chia sẻ với Afamily.vn những cảm xúc của bạn về tất cả các bộ phim mà bạn đã từng xem. Chúng tôi luôn đón nhận tất cả những bài viết đánh giá cũng như bình luận phim của mọi độc giả qua chuyên mục "Bộ phim của tôi". Lưu ý: Mỗi bài viết hợp lệ được chọn đăng có độ dài từ 600 - 1.200 chữ, ưu tiên những bài viết bộc lộ được cảm xúc cũng như góc nhìn cá nhân của tác giả. Thư tham gia gửi về mục Phim Ảnh (email: phimanh@afamily.vn, mọi thắc mắc về chuyên mục các bạn cũng gửi trực tiếp qua email này) các bạn cần đề rõ: Tham gia chuyên mục "Bộ phim của tôi". Với mỗi bài viết được đăng, độc giả sẽ nhận được nhuận bút tương ứng. |