Được hỏi đến nhà bà nội hay bà ngoại chúc Tết, đứa trẻ nói 1 câu khiến ai nấy ĐỨNG TIM, lời giải thích sau đó được khen "thông minh nhất thế giới"

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Câu trả lời của đứa trẻ khiến những người lớn mát lòng mát dạ. Đúng là "xoay chuyển tình thế" ngoạn mục.

Mặc dù bà nội hay bà ngoại đều là người thân ruột thịt nhưng lại hay bị so sánh với nhau, có người lớn tuổi sẽ hỏi thẳng con cháu rằng: "Cháu thấy thân với ông bà ngoại hay nội hơn?". Trẻ con thì rất ngây thơ, câu trả lời vô tư của chúng có khi khiến người còn lại buồn lòng.

Chẳng hạn, hôm trước, một số cư dân mạng chia sẻ môt câu chuyện, trong buổi tất niên, bà nội cố tình hỏi thăm cháu: "Năm nay cháu về đón Tết ở nhà bà nội hay bà ngoại?".

Đứa nhỏ ngay lập tức buột miệng "về nhà bà ngoại", bà nội không tránh khỏi cảm giác buồn lòng. Khi được hỏi lý do, cháu bé nói: "Bà nội ngày nào cũng chăm sóc cháu, Tết cháu về bà ngoại, thời gian còn lại cháu sẽ dành để chăm sóc bà nội nhé". Câu trả lời của đứa trẻ khiến những người lớn mát lòng mát dạ. Đúng là "xoay chuyển tình thế" ngoạn mục.

Được hỏi đến nhà bà nội hay bà ngoại chúc Tết, đứa trẻ nói 1 câu khiến ai nấy ĐỨNG TIM, rất may lời giải thích sau đó được khen "thông minh nhất thế giới" - Ảnh 1.

Câu trả lời của đứa trẻ khiến những người lớn mát lòng mát dạ. Đúng là "xoay chuyển tình thế" ngoạn mục. (Ảnh minh họa)

Trong mắt trẻ thơ, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thân thiết trong mối quan hệ với người lớn. Ví dụ, một số đứa trẻ lớn lên bên cạnh ông bà tự nhiên có sự gắn bó sâu sắc hơn.  Bên cạnh đó, bản chất trẻ con vốn hiếu động, người già hầu hết lại dễ tính, nhiều hành vi bị cha mẹ nghiêm cấm ở nhà có thể được ông bà nuông chiều, bỏ qua.

Đặc biệt là khi cha mẹ khắt khe hơn với con cái vào ngày thường, khi trẻ chọn nhà nào để đi chúc Tết, chúng có xu hướng thích một gia đình cho mình "tự do" hơn.

Không nên so sánh tình yêu thương dù ở đâu đón giao thừa

Trên thực tế, đối với con cái, dù là ông bà nội hay ông bà ngoại đều là một trong những người quan trọng nhất, dù sao cũng không nên so sánh. Là cha mẹ, chúng ta nên chú ý hơn trong quá trình giáo dục con cái, tránh để con có cảm giác xa cách với một bên nội hay ngoại. 

Ví dụ, trẻ em thường ít gặp ông bà nội hay ông bà ngoại, chúng ta nên ý thức để trẻ em giữ liên lạc với ông bà phía còn lại nhiều hơn, đưa trẻ em về thăm nhà càng nhiều càng tốt. Tuyệt đối không vì hiềm khích của người lớn mà tiêm nhiễm vào đầu trẻ những quan điểm sai lầm, tiêu cực, gây ảnh hưởng đến mối quan hệ của trẻ với người thân.

Được hỏi đến nhà bà nội hay bà ngoại chúc Tết, đứa trẻ nói 1 câu khiến ai nấy ĐỨNG TIM, rất may lời giải thích sau đó được khen "thông minh nhất thế giới" - Ảnh 2.

Đón Tết ở đâu là lựa chọn của mỗi gia đình. Nhưng dù thế nào cũng cần dành thời gian thăm hỏi, vun đắp tình yêu của con cái với cha mẹ hai bên. 

Hãy dành thời gian để ngồi bên con trẻ, nói cho trẻ biết ông bà yêu thương chúng như thế nào. Trẻ con luôn muốn được gần gũi, chia sẻ, và cách bạn tiếp cận thân tình, chia sẻ với con trẻ về tình cảm gia đình sẽ khiến trẻ hiểu được những giá trị ấy. 

Bạn muốn dạy trẻ biết yêu thương ông bà, thì bản thân bạn phải là tấm gương để con trẻ noi theo. Hãy cho trẻ thấy bạn quan tâm tới ông bà, cha mẹ mình ra sao, từ những việc làm đơn giản như gọi điện hỏi thăm thường xuyên, tết nhất về quê thăm ông bà, cha mẹ, hay những món quà dành cho người thân của mình. 

Ngoài ra, bạn nên gợi ý cho trẻ những hành động nhỏ thể hiện tình cảm với ông bà như: Bóp vai cho ông bà, rót nước, lấy tăm cho ông bà, quạt mát cho ông bà… Những việc làm nhỏ như thế giống như một cốc nước mát làm không khí gia đình thêm tươi vui và gắn bó. Trẻ sẽ học từ đó sự biết ơn, yêu thương đối với ông bà của mình, cũng như sẽ học bạn để dạy con cháu bạn biết yêu thương ông bà, cha mẹ.

Chia sẻ