Đừng thử
Sau một thời gian chung sống, có ngày nào đó trong đời sống hôn nhân, người ta bỗng quay quắt với ý nghĩ: không biết tình cảm, lòng dạ cái người ngày ngày đầu gối tay ấp với mình có còn mặn nồng hay đã phai nhạt?
Nhìn quanh, thấy những yếu tố nguy cơ đầy khắp. Đó cũng là lý do nhiều người nảy ra ý nghĩ: “Thử” xem chồng hay vợ mình có yêu mình thực sự không? Có dễ sa ngã không? Có một lòng một dạ với mình không?
Lạy trời “thử và sai”
“Thử” là cách làm phổ biến, không cần học cũng biết “lấy lửa thử vàng, lấy vàng thử đàn bà, lấy đàn bà thử đàn ông”. Thế nên, đó cũng là cách đầu tiên người ta nghĩ đến khi cần kiểm chứng việc gì.
Khoa học có phương pháp “thử và sai”, hình dung đơn giản như sau: thả chuột hay chim bồ câu vào chuồng, trên vách chuồng có bố trí một cần đạp, khi chạm vào sẽ tự động làm bật thức ăn ra. Chuột hoặc chim bị nhốt, đang đói, đi lại lung tung trong chuồng tìm lối ra, vô tình giẫm đúng cần đạp thì thức ăn bật ra. Sau một số lần thử, chúng rút ra được bài học tìm thức ăn. Phép thử này đặt cơ sở trên một kinh nghiệm sống của bản thân đã được tích lũy. Muốn đến được đáp số, phải “thử” và “sai” rất nhiều lần. Phép thử nhiều nhưng không bao quát được hết các phương án, vì thông thường đến khi có được đáp số đúng, đến được cái mình cần, người ta dừng lại, không tiếp tục “thử” nữa. Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là không có cơ chế định hướng tư duy: lần sau, muốn tìm được đáp số lại phải tiếp tục “thử và sai”, không có con đường nào ngắn hơn để đi đến lời giải.
Trong thực tế, phụ nữ có trăm ngàn vạn cách thử. Một cô gái có thể lấy một số điện thoại lạ thử nhắn tin cho người yêu, thử ỡm ờ tán tỉnh xem anh ta có thực một lòng một dạ với mình không. Một nàng công sở có thể lấy một nick chat thử làm quen, ve vãn chồng mình xem ông ấy có lung lay không. Một bà sồn sồn cũng có khi liều thử chồng bằng người thật, thử bằng hoàn cảnh, xem ổng có ham của lạ không. Thử mà thấy “đối phương” không lay chuyển thì mừng lắm, thích lắm nhưng vẫn muốn thử lần nữa, thử mạnh hơn chút nữa. Có thể thử mấy lần vẫn chưa tin! Thử lui thử tới, tội nghiệp cho vật thí nghiệm của các bà các chị, làm đúng thì bị bắt làm lại, làm sai thì coi như tiêu!
Điều đau khổ là ít có ông nào vượt qua được phép thử này. Đa phần các ông đều nhắm mắt xuôi tay đi tới kết quả “sai”, dù bản chất có khi là “đúng”. Các bà mong các ông đứng vững trước thử thách, chứng tỏ phẩm giá trong sạch của mình, nhất quyết một lòng một dạ không tơ hào tí ti đến ai khác. Nhưng, trong đa số trường hợp, cứ đưa miếng mồi ra thử, các ông đều bị lừa ngay, dù có khi cũng hoàn toàn vô tội!
Cả tin cũng là một sức mạnh
Suy cho cùng, bản chất của tình yêu là sự vô lý, vô lý đến cùng tận: tại sao ta yêu người này mà không yêu người khác? Tại sao đang yêu bỗng dưng không yêu nữa? Bản chất vô lý đó lại liên quan với một điều cốt tủy khác: yêu là tin, tin một cách vô điều kiện, cũng như yêu một cách vô điều kiện. Khi xuất hiện nhu cầu “thử”, tức là ở đâu đó trong lòng đã xuất hiện sự nghi ngờ, sự ghen tuông, sợ hãi…
Hãy vượt qua ý muốn “thử” ấy bằng cách củng cố lại lòng tin của mình. Sắp xếp để thử chồng, thậm chí thuê thám tử để theo dõi chồng... chẳng khác gì bức tử chút tình yêu, chút lòng tin cuối cùng còn sót lại.
Cũng có chị bảo: không thử làm sao biết, thực vàng sợ chi lửa! Nhưng, phép thử đối với con người trong hoàn cảnh này, ít khi nào cho ra kết quả thật, thì thử làm gì? Một anh chàng sắp cưới vợ, vẫn có thể trả lời “anh chưa có người yêu” với cô gái lạ. Thường thì người đàn ông giải thích, câu trả lời ấy không có nghĩa là anh ta không yêu hay anh ta phản bội cô vợ sắp cưới của anh ta; đơn giản chỉ là vì anh ta không muốn khoe khoang thế thôi! Nói cách khác, phép thử này không cho kết quả là tính tốt của đàn ông, mà chỉ cho ra rặt những tật xấu.
Con người không phải là một khối kim loại rắn và có cấu trúc lý-hóa-sinh ổn định. Bản thân nó không phải là một khối bất biến, thử một lần là biết vàng hay chì, thử lần nữa biết là vàng 18 hay vàng 24! Con người là một tiểu vũ trụ biến ảo, phức tạp, chuyển hóa liên tục, các tố chất song hành hoặc lấn át lẫn nhau. Lần thử này có thể cho ra kết quả là vàng 18. Lần thử thứ hai, trong một điều kiện khác, thời gian khác, có thể cho ra kết quả là vàng 24. Nhưng, cũng có thể lần thử thứ ba sẽ cho ra kết quả là một… cục chì. Tất cả kết quả trên đều… đúng!
Một nhà văn có lần ứa nước mắt cùng một nhân vật của mình trên trang sách: “Con ơi, cả tin cũng là một sức mạnh đấy…”. Bởi, cuộc sống hình như đang mỗi ngày một tăng thêm thử thách đối với lòng tin giữa người và người. Chợt nghĩ, thực ra vì có ai đó tin mình, nên mình mới sống được như thế này hôm nay. Nếu không có ai tin mình cả, chắc mình cũng tệ lắm, cũng làm nhiều việc, nhiều thứ linh tinh lắm. Chính lòng tin đã níu giữ con người ta trước những lằn ranh, giúp con người vượt qua được những bước vất vả đấu tranh với mặt tối trong con người mình, để không phụ lòng tin của ai đó đã đặt vào mình. Ở đây, làm gì có chỗ cho chuyện thử lui thử tới…
Lạy trời “thử và sai”
“Thử” là cách làm phổ biến, không cần học cũng biết “lấy lửa thử vàng, lấy vàng thử đàn bà, lấy đàn bà thử đàn ông”. Thế nên, đó cũng là cách đầu tiên người ta nghĩ đến khi cần kiểm chứng việc gì.
Khoa học có phương pháp “thử và sai”, hình dung đơn giản như sau: thả chuột hay chim bồ câu vào chuồng, trên vách chuồng có bố trí một cần đạp, khi chạm vào sẽ tự động làm bật thức ăn ra. Chuột hoặc chim bị nhốt, đang đói, đi lại lung tung trong chuồng tìm lối ra, vô tình giẫm đúng cần đạp thì thức ăn bật ra. Sau một số lần thử, chúng rút ra được bài học tìm thức ăn. Phép thử này đặt cơ sở trên một kinh nghiệm sống của bản thân đã được tích lũy. Muốn đến được đáp số, phải “thử” và “sai” rất nhiều lần. Phép thử nhiều nhưng không bao quát được hết các phương án, vì thông thường đến khi có được đáp số đúng, đến được cái mình cần, người ta dừng lại, không tiếp tục “thử” nữa. Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là không có cơ chế định hướng tư duy: lần sau, muốn tìm được đáp số lại phải tiếp tục “thử và sai”, không có con đường nào ngắn hơn để đi đến lời giải.
Trong thực tế, phụ nữ có trăm ngàn vạn cách thử. Một cô gái có thể lấy một số điện thoại lạ thử nhắn tin cho người yêu, thử ỡm ờ tán tỉnh xem anh ta có thực một lòng một dạ với mình không. Một nàng công sở có thể lấy một nick chat thử làm quen, ve vãn chồng mình xem ông ấy có lung lay không. Một bà sồn sồn cũng có khi liều thử chồng bằng người thật, thử bằng hoàn cảnh, xem ổng có ham của lạ không. Thử mà thấy “đối phương” không lay chuyển thì mừng lắm, thích lắm nhưng vẫn muốn thử lần nữa, thử mạnh hơn chút nữa. Có thể thử mấy lần vẫn chưa tin! Thử lui thử tới, tội nghiệp cho vật thí nghiệm của các bà các chị, làm đúng thì bị bắt làm lại, làm sai thì coi như tiêu!
Điều đau khổ là ít có ông nào vượt qua được phép thử này. Đa phần các ông đều nhắm mắt xuôi tay đi tới kết quả “sai”, dù bản chất có khi là “đúng”. Các bà mong các ông đứng vững trước thử thách, chứng tỏ phẩm giá trong sạch của mình, nhất quyết một lòng một dạ không tơ hào tí ti đến ai khác. Nhưng, trong đa số trường hợp, cứ đưa miếng mồi ra thử, các ông đều bị lừa ngay, dù có khi cũng hoàn toàn vô tội!
Cả tin cũng là một sức mạnh
Suy cho cùng, bản chất của tình yêu là sự vô lý, vô lý đến cùng tận: tại sao ta yêu người này mà không yêu người khác? Tại sao đang yêu bỗng dưng không yêu nữa? Bản chất vô lý đó lại liên quan với một điều cốt tủy khác: yêu là tin, tin một cách vô điều kiện, cũng như yêu một cách vô điều kiện. Khi xuất hiện nhu cầu “thử”, tức là ở đâu đó trong lòng đã xuất hiện sự nghi ngờ, sự ghen tuông, sợ hãi…
Hãy vượt qua ý muốn “thử” ấy bằng cách củng cố lại lòng tin của mình. Sắp xếp để thử chồng, thậm chí thuê thám tử để theo dõi chồng... chẳng khác gì bức tử chút tình yêu, chút lòng tin cuối cùng còn sót lại.
Cũng có chị bảo: không thử làm sao biết, thực vàng sợ chi lửa! Nhưng, phép thử đối với con người trong hoàn cảnh này, ít khi nào cho ra kết quả thật, thì thử làm gì? Một anh chàng sắp cưới vợ, vẫn có thể trả lời “anh chưa có người yêu” với cô gái lạ. Thường thì người đàn ông giải thích, câu trả lời ấy không có nghĩa là anh ta không yêu hay anh ta phản bội cô vợ sắp cưới của anh ta; đơn giản chỉ là vì anh ta không muốn khoe khoang thế thôi! Nói cách khác, phép thử này không cho kết quả là tính tốt của đàn ông, mà chỉ cho ra rặt những tật xấu.
Con người không phải là một khối kim loại rắn và có cấu trúc lý-hóa-sinh ổn định. Bản thân nó không phải là một khối bất biến, thử một lần là biết vàng hay chì, thử lần nữa biết là vàng 18 hay vàng 24! Con người là một tiểu vũ trụ biến ảo, phức tạp, chuyển hóa liên tục, các tố chất song hành hoặc lấn át lẫn nhau. Lần thử này có thể cho ra kết quả là vàng 18. Lần thử thứ hai, trong một điều kiện khác, thời gian khác, có thể cho ra kết quả là vàng 24. Nhưng, cũng có thể lần thử thứ ba sẽ cho ra kết quả là một… cục chì. Tất cả kết quả trên đều… đúng!
Một nhà văn có lần ứa nước mắt cùng một nhân vật của mình trên trang sách: “Con ơi, cả tin cũng là một sức mạnh đấy…”. Bởi, cuộc sống hình như đang mỗi ngày một tăng thêm thử thách đối với lòng tin giữa người và người. Chợt nghĩ, thực ra vì có ai đó tin mình, nên mình mới sống được như thế này hôm nay. Nếu không có ai tin mình cả, chắc mình cũng tệ lắm, cũng làm nhiều việc, nhiều thứ linh tinh lắm. Chính lòng tin đã níu giữ con người ta trước những lằn ranh, giúp con người vượt qua được những bước vất vả đấu tranh với mặt tối trong con người mình, để không phụ lòng tin của ai đó đã đặt vào mình. Ở đây, làm gì có chỗ cho chuyện thử lui thử tới…