Đừng ngại khi muốn đề xuất tăng lương

Hoàng Anh,
Chia sẻ

Theo Katie Donovan - chuyên gia tư vấn về đàm phán lương, bạn nên tự tin và yêu cầu tăng lương nếu cảm thấy xứng đáng.

Khi nào bạn nên đề xuất tăng lương?

Đừng ngại khi muốn đề xuất tăng lương 1
Katie Donovan cho rằng không nên chờ cuối năm mới đề xuất tăng lương - (Ảnh minh họa)

Thời gian là một yếu tố quan trọng khi bạn muốn đề xuất lên lãnh đạo công ty để được tăng lương. Katie Donovan cho rằng, nên yêu cầu ngay khi bạn nhân ra công sức của mình cần phải được trả cao hơn, không cần phải chú ý đến thời gian nào trong năm.

Đừng chờ đợi đến đánh giá cuối năm bởi lúc đó, ngân sách của công ty đã được quyết định và thường chỉ có một tỉ lệ nhỏ nhân viên được tăng mà thôi. Vì thế, nếu bạn chứng tỏ được mức lương hiện tại là thấp, đừng ngần ngại đề xuất ngay việc tăng lương cho mình.

Những gì bạn cần nói khi đề xuất tăng lương?

Thành tích đạt được, đóng góp cho công ty như thế nào... Đó là những gì bạn cần chuẩn bị kỹ khi quyết định đề nghị tăng lương cho mình. Một mặt, bạn phải chỉ ra công việc bạn đã làm, đem lại hiệu quả gì cho công ty. Mặc khác, bạn cũng cần đưa được thông tin về mức lương ở các vị trí tương đương như bạn tại các công ty cũng ngành nghề.

Đừng ngại khi muốn đề xuất tăng lương 2
Bạn nên chứng minh được những thành tích, đóng góp của mình khi đề xuất tăng lương - (Ảnh minh họa)

Donovan khuyến khích ứng viên nên tìm ra tác động của mức thu nhập đến công việc hàng ngày của bạn. Nếu được nâng lương, bạn sẽ có thể đạt được những kết quả cao hơn nữa.

Nên đề nghị tăng lương như thế nào?

Đàm phán lương là lúc cả hai bên ngồi lại để cùng chia sẻ, hiểu nhau hơn về quyền lợi, mong muốn của nhau, để đi đến kết quả cuối cùng.

Donovan cho rằng, tốt nhất là nên ngồi lại nói chuyện trực tiếp, tránh trao đổi qua mail, qua chat dễ dẫn đến những hiểu nhầm không đáng có. Bạn có thể nhờ người quản lý trực tiếp thảo luận thêm với sếp về thành tích của bạn bởi hơn ai hết, người quản lý trực tiếp ấy sẽ hiểu rõ bạn làm việc như thế nào, làm được đến đâu. Từ những phân tích ấy, bạn sẽ ngồi trực tiếp với các sếp để thỏa thuận lại mức lương tương xứng. Về con số cụ thể, bạn cũng có thể tham khảo thêm người quản lý của mình.

Bạn nên đề xuất những gì?

Đừng ngại khi muốn đề xuất tăng lương 3
Thay vì đề nghị tăng lương cứng, bạn có thể đề nghị được tăng phụ cấp - (Ảnh minh họa)

Cuối cùng, điều quan trọng là bạn phải xác định phạm vi bạn có thể được chấp nhận mà đưa ra đề xuất thích hợp. Đừng bao giờ đưa những đòi hỏi viển vông mà hy vọng sếp sẽ chấp nhận.

Điều này căn cứ vào khoản thu nhập bạn được trả hiện tại. Bạn có thể chấp nhận lương cứng tăng nhẹ nhưng cũng có thể có thêm phụ cấp ăn trưa, xăng xe, điện thoại. Bạn có thể so sánh mức lương hiện tại với thời gian thử việc và mức độ lạm phát, để thấy được rằng, việc tăng lương là hợp lý.

Chia sẻ