Đừng để bị sẹo vì… “thiếu hiểu biết”
Bấy lâu nay chúng ta vẫn thường nghĩ rằng sẹo là kết quả khó tránh của quá trình phục hồi tự nhiên của da khi bị tổn thương. Song trên thực tế, đó lại là một hiểu lầm tương đối tai hại. Bởi sự thực, việc hình thành sẹo lại thường là kết quả của việc… thiếu kĩ năng chăm sóc vết thương ban đầu.
Khi cơ thể của chúng ta bắt đầu những hoạt động để tự làm lành vết thương (các tế bào tổn thương bị loại trừ, tế bào mới được sinh ra để tái tạo sự vẹn toàn của da trên cơ thể), đây sẽ là giai đoạn mà các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng tới quá trình liền da, tạo sẹo. Nếu không được chăm sóc đúng cách, việc hình thành sẹo là rất khó tránh khỏi và việc xoá sẹo cũng sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Trên thực tế, đã có không ít trường hợp bị sẹo vĩnh viễn hoặc rất khó loại bỏ cũng chỉ vì yếu tố chăm sóc vết thương ban đầu này. Ví dụ như trường hợp của chị Trần Thị Thu Hồng, chủ một cửa hàng thời trang trên phố Hàng Bông. Cũng do yếu tố chủ quan, không chăm sóc vết thương đúng cách mà chị Hồng đã bị một vết sẹo lõm rất sâu trên đùi, khiến chị không còn mấy tự tin mỗi khi cần mặc đồ tắm đi biển.
Chia sẻ về vết sẹo của mình, chị Hồng cho biết: “Vết sẹo này của mình ban đầu là do mình có một nốt mụn ở đùi. Thấy có mụn thì mình cứ nghĩ đơn giản là nặn mụn là sẽ khỏi. Nhưng không ngờ, càng nặn, mụn càng không khỏi mà còn sưng to hơn. Rồi cuối cùng thì mụn bị viêm, sưng tấy đến nỗi bị áp xe khiến mình phải vào viện thực hiện tiểu phẫu nạo mủ thì mới khỏi. Giờ thì nó đã trở thành vết sẹo lõm sâu mà chỉ có thể phẫu thuật thẩm mỹ may ra mới hết”.
Hay như trường hợp của anh Nguyễn Hồng Kiên, là nhân viên của một ngân hàng có văn phòng đặt trên phố Nguyễn Du, thì nguyên nhân gây ra vết sẹo trên trán của anh là từ một vụ tai nạn xe máy. Khi bị tai nạn, anh đã bị đập đầu vào tấm kính chắn bụi trên xe rồi sau đó mặt còn bị chà xát trên đường nên vết thương khá sâu. Sau khi khâu và băng bó vết thương ở viện về thì anh chủ quan, không vệ sinh thay băng thường xuyên nên vết thương bị nhiễm trùng lại phải vào viện xử lý tiếp. Giờ thì anh bị một vết sẹo lồi rất khó coi, dù vẫn bôi thuốc xoá sẹo nhưng không hết hẳn nên cứ phải nuôi tóc mái dài để che bớt.
Trường hợp của chị Phạm Thu Trang thì chỉ đơn giản là bị bỏng bô xe máy. Chị bị bỏng bô cũng 2 – 3 lần nhưng chỉ có 1 lần để lại sẹo. Nguyên nhân là khi phần da ở khu vực bị bỏng phồng bọng nước trong giai đoạn hồi phục thì chị lại không để ý chăm sóc, giữ gìn mà để cho bọng nước bị vỡ sớm. Vùng da này vì thế lên da non hơn hẳn. Sau này, vết bỏng bô ấy đã để lại cho chị một mảng sẹo sẫm màu khá lớn ở chân dù chị đã cố gắng tìm rất nhiều cách để xoá sẹo…
Như vậy, có thể thấy là giai đoạn chăm sóc vết thương có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình liền da, tạo sẹo của cơ thể. Những nguyên nhân thường gặp có thể khiến quá trình tự làm lành vết thương của cơ thể bạn bị ảnh hưởng đó là:
- Không được làm sạch triệt để: Khi vết thương bị vấy bẩn quá nhiều, hoặc vết thương ngoằn nghèo, quá sâu, cơ thể không thể tự làm sạch triệt để, lúc đó vết thương sẽ không thể tái tạo được toàn bộ các mô tế bào thay thế và rất dễ để lại sẹo.
- Nhiễm trùng: Khi vết thương bị nhiễm trùng, cơ thể không thể làm sạch ngay được vết thương bởi hoạt động của vi khuẩn. Vi khuẩn có thể từ bên ngoài đưa vào, hoặc do băng bó không đảm bảo vô trùng, hoặc từ các vùng khác lan đến… dẫn đến khả năng phục hồi, tái tạo da chậm, nguy cơ để lại sẹo rất cao.
Theo các bác sĩ chuyên khoa ngoại, cách chăm sóc vết thương đúng là:
- Đầu tiên phải đảm bảo vệ sinh thật tốt cho vết thương, rửa vết thương bằng thuốc sát trùng, nhẹ thì có thể dùng nước muối sinh lý. Nếu không có thì cũng phải dùng nước sạch, nước đun sôi để nguội hay nước tinh khiết để rửa vết thương.
- Nên dùng các loại thuốc sát trùng thông thường hoặc xà phòng dịu nhẹ để rửa nhiều lần cho đến khi vết thương được làm sạch hoàn toàn. Vì khi bị thương, vết thương hở rất dễ tiếp xúc với vi khuẩn gây hại, có thể làm bạn nhiễm trùng. Không nên vì sợ đau hay vội vã mà bỏ qua giai đoạn này, bởi nó sẽ quyết định quá trình lành da của bạn.
- Sau khi làm sạch, có thể băng vết thương bằng gạc mỏng, sạch, không nên băng kín vì có thể làm nhiễm trùng nặng lên. Đối với các vết thương to, vấy bẩn nhiều hay vết bỏng nặng, phải đến cơ sở y tế để kiểm tra và xử trí đầy đủ.
- Khi vết thương bị nhiễm trùng, việc sử dụng thuốc tại chỗ hay toàn thân phải do thầy thuốc quyết định. Tuyệt đối không được tự ý bôi đắp hay uống thuốc vì có thể dẫn tới những biến chứng như dị ứng, hoại tử vết thương, bội nhiễm, nhiễm trùng huyết. Ngoài ra, việc dùng thuốc không đúng cách sẽ để lại sẹo xấu.
- Trong thời gian vết thương còn mới, việc bảo vệ và giữ ẩm vết thương là hết sức quan trọng. Bởi trên thực tế, việc đảm bảo giữ được độ ẩm tự nhiên của da cũng là một yếu tố tạo điều kiện cho quá trình tăng sinh tế bào và làm lành vết thương. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, khả năng giữ ẩm của da lại cũng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và phát triển, dễ khiến vết thương bị nhiễm trùng. Để khắc phục, tốt nhất bạn nên sử dụng các loại gel bôi bao phủ vết thương như Skincol(*) với thành phần hoạt chất giúp bao phủ, bảo vệ vết thương khỏi các tác nhân từ bên ngoài, vừa kích thích da tái tạo nhanh. Gel bôi sẽ tạo môi trường thuận lợi nhất cho quá trình lành vết thương, ngăn ngừa tối đa nguy cơ tạo sẹo.
- Trong quá trình liền vết thương, bạn cũng nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, vitamin nhưng nên tránh những thức ăn có thể gây sẹo như rau muống, trứng, đồ nếp.