Dùng AI vẽ lại khuôn mặt Khang Hy, Càn Long nhận về cái kết đừng để phim ảnh đánh lừa
Nhiều người sau khi xem những bức chân dung do AI vẽ lại của các vị hoàng đế Trung Quốc đã thốt lên rằng "sao khác xa trong phim vậy".
Sau nhiều năm phát triển, công nghệ đã lên một tầm cao mới. Giờ đây, các chuyên gia đã có có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để chuyển ảnh vẽ thành ảnh chân dung người thực. Mới đây, các chuyên gia Trung Quốc đã ứng dụng công nghệ AI phục dựng những bức ảnh chân dung các vị hoàng đế thời phong kiến của quốc gia này một cách sống động.
Lợi thế của AI là nhận diện được cấu trúc của khuôn mặt, để đẩy thêm các điểm ảnh ở phần thiếu, giúp gương mặt hoàn thiện hơn dù hình ảnh gốc không khắc họa được. Công việc này đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của người phục dựng. Sau khi được vẽ lại các gương mặt bằng AI, quả thực bức ảnh chân dung của những người nổi tiếng thời xưa thêm phần sinh động, tự nhiên hơn khiến người xem cảm nhận được nhân vật trong đó rất chân thật và gần gũi.
Hãy cùng ngắm chân dung của hoàng đế Khang Hy, Ung Chính và Càn Long qua sự thể hiện của AI nhé!
1. Thương Hiệt
Thương Hiệt được người xưa vẽ lại theo mô tả của sử sách. (Ảnh: Sohu)
Thương Hiệt là một nhân vật thần thoại Trung Hoa, được suy tôn là thánh tổ của chữ Hán. Trong bộ Tuân tử thời tiên Tần có câu: "Người thích văn tự thì rất nhiều, duy chỉ một mình Thương Hiệt tạo ra chữ và truyền lại". Trong "Lã thị xuân thu" cũng có thuyết Thương Hiệt tạo chữ, chí ít nói rõ lúc bấy giờ Thương Hiệt là một chuyên gia giỏi về thư khế văn tự. Giai thoại về ông được lưu truyền từ thời Chiến Quốc do sách "Lã thị xuân thu" chép lại.
Theo sử sách mô tả, Thương Hiệt bẩm sinh có 4 mắt, mắt ông ta luôn đầy ghèn, nhưng từ hai đôi mắt đó phát ra tia sáng dị thường, quan sát sự vật vô cùng rõ ràng. Thương Hiệt xõa tóc, để râu, mình mặc da thú, ngồi trên tấm da của một loài mãnh thú, tay luôn cầm bút, nói chuyện cùng với người đối diện, dường như đang suy nghĩ điều gì. Đầu của ông cũng khác với người thường, đỉnh đầu nhô cao lộ vẻ thông minh đặc biệt.
AI vẽ lại chân dung của Thương Hiệt khá kỳ lạ so với bản gốc. (Ảnh: Sohu)
AI đã vẽ lại chân dung của Thương Hiệt đúng như miêu tả trong sử sách. Ông có tới 4 con mắt, tuy nhiên bức ảnh do AI vẽ thì Thương Hiệt gầy và không có nhiều nét đặc biệt bằng ảnh vẽ thời xưa.
2. Lý Thế Dân
Đường Thái Tông (598 - 649) tên thật là Lý Thế Dân là vị hoàng đế thứ hai của triều đại nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Lý Thế Dân từ thuở nhỏ đã hiển lộ tài hoa, rất giỏi võ nghệ, có tài cầm quân, sử dụng binh pháp, lại rất can đảm, không nề những việc nguy hiểm nhất, khi tấn công thì như vũ bão. Khi mới 18 tuổi, ông đã nắm binh quyền trong tay, thu phục được nhiều tướng tài, tận tâm như Lý Tĩnh, Uất Trì Kính Đức, Tần Thúc Bảo.
Một quan chức Nhà Tùy là Cao Sĩ Liêm đã gả cháu gái mình là Trưởng Tôn thị cho ông, khi đó ông 14 tuổi, còn bà mới 12. Ông còn có năng khiếu về nghệ thuật, đặc biệt về thư pháp và đánh đàn, thư pháp của ông luôn học tập theo Vương Hi Chi.
AI vẽ lại chân dung của Lý Thế Dân với vẻ ngoài đạo mạo, oai phong lẫm liệt. (Ảnh: Sohu)
Lý Thế Dân do AI phục dựng là một vị vua có vẻ ngoài đạo mạo, oai phong lẫm liệt với mũi cao và mặt rồng.
3. Chu Nguyên Chương
Chu Nguyên Chương do triều đình vẽ khác với miêu tả trong dã sử. (Ảnh: Sohu)
Chu Nguyên Chương hay còn gọi là Minh Thái Tổ (1328 - 1398) là vị hoàng đế khai quốc của nhà Minh. Ông được xem như là một trong những Hoàng đế vĩ đại nhất của Trung Quốc nhờ các công trạng to lớn của mình với đất nước, nhưng cũng bị chê trách vì sự hà khắc của mình. Theo sử sách chép lại, Chu Nguyên Chương xuất thân thuộc giới bần nông. Tuy sống trong nghèo khổ nhưng ông là một con người tính toán, nhìn xa trông rộng.
Theo dã sử, Chu Nguyên Chương là người xấu xí, mặt lưỡi cày và đầy nốt ruồi, tuy nhiên theo các bức họa vẽ ông thì khác hẳn. Cũng từ những bức vẽ này, AI đã khắc họa ông là một vị hoàng đế có tướng mạo vô cùng oai nghi với vẻ mặt đầy uy quyền.
AI tin rằng Chu Nguyên Chương là một vị hoàng đế với vẻ mặt đầy uy quyền. (Ảnh: Sohu)
4. Khang Hi
Khang Hi theo mô tả thời xưa là vị hoàng đế thấp bé. (Ảnh: Sohu)
Khang Hi hay còn gọi là Thanh Thánh Tổ (1654 - 1722) là vị hoàng đế thứ tư của nhà Thanh. Trong lịch sử nhà Thanh, Khang Hi được đánh giá là vị hoàng đế tài ba lỗi lạc nhất, là người đã thiết lập sự thịnh trị kéo dài 134 năm của nhà Thanh sau một loạt các cuộc chiến tranh và những chính sách tích cực khiến dòng họ Ái Tân Giác La giữ vững ngôi vị hoàng đế Trung nguyên.
Theo một số ghi chép lịch sử, hoàng đế nghìn năm có một là Khang Hi chỉ cao 1m58. Tuy nhiên trong cuốn sách "Chân dung của hoàng đế Trung Hoa" do nhà truyền giáo người Pháp - Joachim Bouvet, người đã đến Trung Quốc vào năm Khang Hi thứ 26 đã mô tả rất khác về vị hoàng đế này.
Và AI đã vẽ lại chân dung Khang Hi với đôi mắt sắc lạnh, chóp mũi hơi tròn, trên mặt có nhiều nốt sẹo do đậu mùa để lại.
AI đã vẽ lại chân dung Khang Hi với đôi mắt sắc lạnh, trên mặt có nhiều nốt sẹo do đậu mùa để lại. (Ảnh: Sohu)
5. Ung Chính
Ung Chính là một vị vua chăm chỉ, tham công tiếc việc. (Ảnh: Sohu)
Ung Chính hay còn gọi là Thanh Thế Tông (1678 - 1735) là vị hoàng đế thứ năm của nhà Thanh. Theo mô tả trong sử sách, Ung Chính là một vị hoàng đế siêng năng, cần kiệm. Trong 13 năm làm vua của mình, ông đã thực sự thực hiện chế độ cần cù sớm tối, không hề lơ là một chút nào. Ngoài ngày sinh nhật của mình bỏ ra chút thời gian nghỉ ngơi thì về cơ bản là một năm 365 ngày thì không ngày nào là lười nhác quốc gia đại sự. Có thể nói, một vị vua tốt chăm chỉ cần cù như Ung Chính có lẽ chẳng tìm được người thứ hai trong lịch sử Trung Quốc. Các chính sách của ông đã mở đường cho sự thịnh trị gần 150 năm tiếp theo của Đại Thanh.
AI phục dựng lại hình ảnh của hoàng đế Ung Chính là một vị vua có khuôn mặt hiền từ, đôi tai dài và gầy hơn một chút so với tranh vẽ của triều đình xưa.
AI vẽ lại chân dung của Ung Chính đế khá hiền từ. (Ảnh: Sohu)
6. Càn Long
Thanh Cao Tông hay còn gọi là Càn Long đế (1711 - 1799) là hoàng đế thứ sáu của nhà Thanh. Ông là vị Hoàng đế có tuổi thọ cao nhất trong lịch sử Trung Quốc. Được mô tả vô cùng oai phong, quyền lực trong nhiều bộ phim nhưng hậu thế ít người biết đến dung mạo của vua Càn Long. Thời kỳ trị vì của Càn Long kéo dài gần 60 năm; từ 11 tháng 10 năm 1735 đến 1 tháng 9 năm 1795; và là thời cực thịnh về kinh tế cũng như quân sự của Đại Thanh. Vào thời này, lãnh thổ nhà Thanh kéo dài đến Châu thổ sông Y Lê và Tân Cương, lãnh thổ Trung Quốc mở rộng đến tối đa, khoảng hơn 13.000.000 km².
AI đã phục dựng chân dung của hoàng đế Càn Long với đôi mắt nhỏ và mũi không cao, khác xa phim ảnh. (Ảnh: Sohu)
Dựa vào bức tranh gốc, thay vì vẻ ngoài đạo mạo, oai phong lẫm liệt như hình ảnh vị vua được khắc họa trong phim, AI đã phục dựng chân dung của hoàng đế Càn Long với đôi mắt nhỏ và mũi không cao. Khác với ấn tượng về một vị hoàng đế uy nghiêm trong tâm trí mọi người, hoàng đế Càn Long trông như một người đàn ông trung niên bình thường.
Đặc biệt, khi được chứng kiến những bức chân dung của các vị hoàng đế Trung Quốc, chính các cư dân mạng xứ Trung phải thốt lên rằng "đừng để phim ảnh đánh lừa".
Nguồn: Sohu