Đứa trẻ nói gì cũng nghe lời, không bao giờ phản kháng, bố mẹ tự hào vì con ngoan ngoãn nhưng sự thật phía sau khiến phụ huynh giật mình

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Con quá ngoan chưa hẳn đã tốt, con ngỗ nghịch chưa chắc đã xấu. Trên thực tế, khi vào đời, những đứa trẻ bướng bỉnh có xu hướng thành công hơn.

Người ta thường chúc nhau con cái ngoan ngoãn, nghe lời. Tất nhiên ở vai trò là phụ huynh, đây là những ước mong và mục tiêu chính đáng. Có những bố mẹ tự hào vì con nói gì nghe đó, không dám phản kháng lại lời người lớn, biết đón ý người khác để được khen ngợi. Tuy nhiên trên thực tế, có ba kiểu nuôi trẻ ngoan là sai lầm làm hỏng tương lai của trẻ.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, đôi khi chính những đứa trẻ bướng bỉnh và nổi loạn lại thành công hơn nhiều trong tương lai so với những trẻ ngoan ngoãn, an phận.

Khi nào ngoan không tốt?

1. Ngoan là phải nhất nhất nghe lời

Trong nhiều gia đình, mọi quyết định do bố mẹ đưa ra, con cái phải tuân thủ răm rắp, không được chống đối. Những trẻ như vậy lớn lên sẽ luôn ở trạng thái phục tùng, nghe lệnh, không dám có chủ kiến, ý tưởng, cuộc sống lúc nào cũng trong trạng thái bị động. Khi ra trường đời, trẻ sẽ không tự tin trước bất cứ quyết định nào trong cuộc sống.

Đứa trẻ nói gì cũng nghe lời, không bao giờ phản kháng, bố mẹ tự hào vì con ngoan ngoãn nhưng sự thật phía sau khiến phụ huynh giật mình  - Ảnh 1.

Trẻ em bị gò ép cảm xúc quá mức khi lớn lên có thể gặp các vấn đề về tâm thần. (Ảnh minh họa)

2. Ngoan là phải tự hiểu chuyện

Nhiều cha mẹ trách phạt con khi bé không chịu cho bạn khác chơi đồ chơi cùng, thậm chí chửi mắng bé là hư. Vì không muốn bị chỉ trích là đứa trẻ không ngoan, bé đành chấp thuận chia sẻ đồ chơi, nhưng trong lòng không vui. Việc kìm nén cảm xúc thực khiến bề ngoài trẻ trở nên ngoan ngoãn, hiểu chuyện, nhưng kỳ thực bên trong lại uất ức. 

Trẻ em bị gò ép cảm xúc quá mức khi lớn lên có thể gặp các vấn đề về tâm thần. Chúng cũng có thể trở thành những người nổi loạn, khó cân bằng cảm xúc, thậm chí rối loạn nhân cách... 

3. Ngoan là biết đón ý người khác để làm vừa lòng họ

Trong nhiều gia đình, không ít em bé được khen ngợi ngoan ngoãn, luôn làm mọi cách để lấy lòng người khác, để được khen ngợi. Từ quan điểm xã hội, đây cũng là một loại năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, về lâu dài, những đứa trẻ này có thể hình thành tính cách thiếu trung thực. Khi trưởng thành, họ không từ thủ đoạn nào để làm hài lòng người khác hòng đạt mục tiêu, thậm chí sẵn sàng luồn cúi. 

Tại sao những đứa trẻ "hư" thường thành công hơn?

Theo kết quả của một nghiên cứu tổng hợp thông tin từ năm 1968 - 2018, dựa theo phân tích hành vi của khoảng 3.000 trẻ em từ 8-12 tuổi trên các khía cạnh: Trí thông minh, các biện pháp giáo dục, nguyện vọng, tình trạng kinh tế xã hội, nền tảng gia đình, các hoạt động, cảm xúc, thói quen thường ngày thì thấy được, những trẻ bướng bỉnh thường có xu hướng đặt câu hỏi về những điều xảy ra xung quanh và suy nghĩ vượt quá giới hạn được thiết lập cho chúng.

Điều này khiến những đứa trẻ bướng bỉnh có suy nghĩ sáng tạo hơn khi nghĩ về những ý tưởng mới hoặc khi thành lập doanh nghiệp. 

1. Trẻ độc lập hơn và không ngại thể hiện bản thân

Những đứa trẻ nghịch ngợm không ngại thể hiện tính cách và sự độc lập của mình ngay cả khi điều đó bị người khác đánh giá là không tốt.

Đứa trẻ nói gì cũng nghe lời, không bao giờ phản kháng, bố mẹ tự hào vì con ngoan ngoãn nhưng sự thật phía sau khiến phụ huynh giật mình  - Ảnh 2.

Những trẻ bướng bỉnh thường có xu hướng đặt câu hỏi về những điều xảy ra xung quanh và suy nghĩ vượt quá giới hạn được thiết lập cho chúng. (Ảnh minh họa)

2. Phá tung mọi thứ là cách trẻ khám phá thế giới

Những đứa trẻ ngỗ nghịch thường hay tò mò, tạo tiền đề cho trẻ trở thành người có trình độ hiểu biết sâu rộng sau khi trưởng thành nếu những ham muốn học hỏi của trẻ không bị ngăn cản.

3. Trẻ chỉ hành động theo bản năng tự nhiên

Năng động và nghịch ngợm là một phần bản năng của trẻ. Chúng không ngần ngại bày tỏ cảm xúc và tận dụng tối đa cơ hội để tích lũy thêm kinh nghiệm cho riêng mình. Do đó, cha mẹ đừng la mắng khi trẻ ồn ào và hành động một cách điên rồ, bởi điều này có nghĩa là trẻ hạnh phúc và cảm thấy tự tin vào chính mình.

4. Trẻ có thể kiểm soát tốt cảm xúc của mình

Những đứa trẻ nghịch ngợm rất dễ kết nối với cảm xúc và hiểu được gốc rễ hành vi của mình khi chúng lớn lên. Bởi trẻ có khả năng kiểm soát cảm xúc rất tốt. Trẻ nhận ra rằng cảm xúc là một phần quan trọng trong cuộc sống, đồng thời, chúng cũng học cách nhận ra cũng như tôn trọng cảm xúc của người khác.

Đứa trẻ nói gì cũng nghe lời, không bao giờ phản kháng, bố mẹ tự hào vì con ngoan ngoãn nhưng sự thật phía sau khiến phụ huynh giật mình  - Ảnh 3.

Những đứa trẻ nghịch ngợm không cần phải che giấu cảm xúc thật của mình. (Ảnh minh họa)

5. Trẻ không cố làm hài lòng mọi người để được yêu mến

Những đứa trẻ nghịch ngợm không cần phải che giấu cảm xúc thật của mình vì trẻ biết rằng cha mẹ của chúng sẽ luôn yêu thương dù cho chúng có như thế nào hay hành vi của chúng có sai ra sao. Những đứa trẻ này lớn lên trong bầu không khí an toàn vì các ông bố bà mẹ thường có đủ nội lực để đối phó với con của mình. Họ cung cấp cho trẻ đủ sự hỗ trợ về mặt cảm xúc và dạy chúng cách cư xử tốt hơn mà không cần phải kìm nén tính cách của trẻ.

6. Trẻ có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt hơn

Những đứa trẻ ngoan ngoãn thường chịu sự tuân thủ quá mức và quá tỉnh táo khi chúng trưởng thành. Trong khi những đứa trẻ nghịch ngợm sẽ tìm cách giải quyết và sẵn sàng thử các cách tiếp cận khác nhau để thoát khỏi rắc rối. Chúng có khả năng chống lại căng thẳng nhiều hơn và có thể tự đứng lên dễ dàng hơn.

7. Trẻ sáng tạo hơn

Những đứa trẻ nghịch ngợm có một trí tưởng tượng phong phú không giới hạn và chúng rất háo hức để biến ý tưởng đó thành hiện thực. Khi trưởng thành, những đứa trẻ này luôn có một cách tiếp cận mới, sáng tạo cho tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống.

Mặt trái của những đứa trẻ ngoan là nhiều khi chỉ vì chăm chăm làm hài lòng người lớn mà chúng bỏ quên cảm xúc, nhu cầu của chính bản thân mình. Mặt phải của một đứa trẻ “hư” là ít nhất chúng không phải lúc nào cũng chịu vâng lời, dám chấp nhận chỉ trích và dám thể hiện tiếng nói của mình… kể cả khi điều đó có làm phật lòng người lớn.

Và đứa trẻ hư thường đang bước trên con đường hướng đến sự trưởng thành lành mạnh, bao gồm khả năng chấp nhận thất bại, sẵn sàng thừa nhận những khuyết điểm của bản thân, dám làm phật lòng người khác, rất hay được làm ở những vị trí quản lý, thành công hơn nhiều những đứa trẻ sinh ra trong một gia đình quá nề nếp, quy củ.


Chia sẻ