Dự tính chi 50 triệu đồng cho Tết Ất Tỵ 2025, cặp vợ chồng trung niên vẫn cảm thấy HOANG MANG vì chưa đủ!

Lam Anh ,
Chia sẻ

Không có điều gì dễ dàng trong thế giới người lớn! Chẳng trách Tết Nguyên đán là ngày hội niềm vui của trẻ con nhưng lại là nỗi phiền toái của người lớn.

* Đây là bài viết được chị D. (sinh năm 1986, ở Hà Nội) chia sẻ:

Chị tôi có cuộc sống không mấy dư dả dù 2 vợ chồng đều làm việc hết sức vất vả. Nghe chị tính toán kế hoạch chi tiêu Tết mới thấy, Tết với người trưởng thành đúng là "nỗi ám ảnh kinh hoàng"!

Chị gái tôi làm việc trong một xưởng may ở ngoại thành. Đó là một công ty do một người anh họ điều hành, chuyên về quần âu và được trả lương theo sản phẩm. Mỗi ngày làm việc từ 6 giờ sáng đến 11 giờ tối. Sau một năm làm việc chăm chỉ, chị ấy kiếm được khoảng 16 triệu đồng/tháng.

Anh rể tôi làm việc tại một công trường. Anh là thợ xây và có tay nghề nhất định, tuy nhiên do năm nay khó khăn nên anh kiếm được chưa tới 12 triệu đồng/tháng.

Dự tính chi 50 triệu đồng cho Tết Ất Tỵ 2025, cặp vợ chồng trung niên vẫn cảm thấy tự ti và không thoải mái! - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Cháu trai tôi làm thợ sửa ống nước, mỗi tháng thu nhập cũng rơi vào khoảng 15 triệu đồng/tháng. Mua một chiếc ô tô phục vụ đi lại, mỗi tháng phải lo thêm tiền xăng hàng ngày, tiền vay mua ô tô cộng thêm chi phí sinh hoạt cá nhân, cuộc sống của cháu tôi cũng không dư dả gì.

Nhìn chung, trước dịp Tết Nguyên đán, chị tôi phải lo lắng rất nhiều thứ. Trong đó việc tặng quà được coi là 1 phong tục không thể bỏ qua, nhưng lại vô tình trở thành gánh nặng đối với chị!

Để đón Tết năm nay, họ đã tính toán như sau:

1. Chi phí đi lại, vui chơi dịp năm mới: Khoảng 7 triệu đồng

Nhà anh chị tôi thường đi chùa, du xuân vào đầu năm mới. Nên khoản chi phí này mỗi năm thường khá tốn kém.

2. Mua quần áo mới: 5,5 triệu đồng

Anh chị tôi không mua quần áo cho bản thân nhưng sẽ mua cho bố mẹ 2 bên. Mỗi người 1 bộ giá khoảng 1 triệu đồng/bộ. Ngoài ra sẽ mua thêm quần áo cho 2 con.

3. Mua đồ chuẩn bị cho Tết: 7,5 triệu đồng

- Thịt lợn rừng, gà (bao gồm cả mua để ăn và đi biếu): 3 triệu đồng.

- Cá, thịt hun khói cùng 1 số loại rau/thực phẩm tươi sống khác: Khoảng 1,5 triệu đồng.

- Rượu đãi khách: Khoảng 1,5 triệu đồng.

- Bánh kẹo, đồ ăn nhẹ, trái cây: Khoảng 1,5 triệu đồng.

Dự tính chi 51 triệu đồng cho dịp Tết, cặp vợ chồng có thu nhập chưa tới 30 triệu đồng/tháng vẫn cảm thấy xấu hổ và tự ti - Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

4. Tiền lì xì: 25 triệu đồng

- Tiền biếu bố mẹ 2 bên: Mỗi bên 10 triệu đồng.

- 2 con: Mỗi đứa 1 triệu đồng.

- Ngoài ra còn 4 triệu đồng để lì xì các cháu trong họ hàng.

5. Chi phí ăn uống, mở tiệc cho gia đình 2 bên: Khoảng 5 triệu đồng

Nhà anh chị tôi có thông lệ sẽ mời 2 bên gia đình đi ăn thay cho lời chúc đầu năm mới. Bữa tiệc này được tổ chức ở nhà hàng, với mức giá khoảng 1,5 triệu đồng/bữa. Ngoài ra còn các bữa tiệc nhỏ tại nhà.

Như vậy, tổng cái Tết họ dự định chi tiêu khoảng 50 triệu đồng.

Thu nhập không cao nhưng mức chi tiêu dịp Tết khá lớn như vậy khiến anh chị vô cùng lo lắng. Thế nhưng, họ cũng không biết phải cắt bỏ đi khoản nào.

Đúng là, không có điều gì dễ dàng trong thế giới người lớn! Chẳng trách Tết Nguyên đán là ngày hội niềm vui của trẻ con nhưng lại là nỗi phiền toái của người lớn.

Chia sẻ