Dù "lao động" chăm chỉ nhưng vợ vẫn không có thai, quan sát "chỗ ấy" của người chồng, bác sĩ đã biết ngay nguyên nhân

TT,
Chia sẻ

Anh Lý 26 tuổi và vợ cùng tuổi đã tích cực chuẩn bị cho việc mang thai kể từ khi kết hôn, nhưng dù đã "lao động" chăm chỉ suốt mấy năm, bụng của người vợ vẫn không hề "to lên".

Hai vợ chồng anh Lý quyết định đến Khoa Sinh sản của Bệnh viện Chữ thập đỏ Hàng Châu. Kết quả khám cho thấy ở người vợ, mọi thứ đều bình thường. Nhưng đến anh Lý, Phó trưởng khoa Nội tiết học Trần Vọng Cường phát hiện thấy có một số tĩnh mạch giống giun đất trên bìu bên trái của anh. Khi nghe tin này, anh Lý đã lo lắng đến mức nín thở.

Dù "lao động" chăm chỉ nhưng vợ vẫn không có thai, quan sát "chỗ ấy" của người chồng, bác sĩ đã biết ngay nguyên nhân - Ảnh 1.

Bác sĩ Trần tin rằng tĩnh mạch thừng tinh của anh Lý có thể nhìn thấy bằng mắt thường và nổi rõ ràng như vậy thì đồng nghĩa anh đang mắc bệnh nghiêm trọng. Đồng thời, kết quả siêu âm màu hệ tiết niệu sinh dục cho thấy anh Lý bị giãn tĩnh mạch thừng tinh bên trái, kết quả kiểm tra tinh dịch đồ định kỳ cũng kết luận anh mắc chứng nhiễm trùng huyết.

Sau khi tìm hiểu chi tiết, bác sĩ Trần được biết: Anh Lý là nhân viên chuyển phát nhanh trong một công ty hậu cần, công việc đòi hỏi vận động nhiều, sau mỗi lần vận động gắng sức, vùng bìu bên trái sẽ có cảm giác sưng tấy khó chịu. Tuy nhiên, cảm giác này cũng tự biến mất, hơn nữa không ảnh hưởng đến đời sống tình dục nên anh chưa bao giờ quan tâm đến nó.

Dù "lao động" chăm chỉ nhưng vợ vẫn không có thai, quan sát "chỗ ấy" của người chồng, bác sĩ đã biết ngay nguyên nhân - Ảnh 2.

Theo giải thích của bác sĩ Trần, giãn tĩnh mạch thừng tinh là một loại bệnh lý mạch máu. Sự co giãn và ngoằn ngoèo bất thường của tĩnh mạch thừng tinh bên trong khiến máu không lưu thông thuận lợi. Ngoài việc gây đau đớn, khó chịu, tình trạng này còn làm tăng nhiệt độ ở bìu, kéo theo số lượng tinh trùng thấp (oligospermia), từ đó có thể dẫn đến vô sinh ở nam giới.

"Liệu tôi có bị mất khả năng sinh sản không?"

Nghe bác sĩ giải thích, anh Lý không khỏi sợ hãi hỏi: "Thưa bác sĩ, liệu tôi có bị mất khả năng sinh sản không?"

Bác sĩ Trần an ủi anh: "Chừng nào vấn đề giãn tĩnh mạch thừng tinh được giải quyết sau khi phẫu thuật, chứng oligospermia sẽ bình phục".

Cuối cùng, anh Lý đã nghe theo lời khuyên của bác sĩ và chấp nhận phẫu thuật thắt tĩnh mạch thừng tinh dưới kính hiển vi. Vào ngày thứ 3 sau phẫu thuật, ông Lý đã được xuất viện. Sau khi uống thuốc bắc và tái khám 3 tháng sau, kết quả siêu âm màu hệ sinh sản và xét nghiệm tinh dịch đồ của anh đã trở lại bình thường. Và vợ chồng anh còn vui mừng hơn khi bác sĩ nói rằng bây giờ anh ấy có thể cố gắng có thai tự nhiên.

Dù "lao động" chăm chỉ nhưng vợ vẫn không có thai, quan sát "chỗ ấy" của người chồng, bác sĩ đã biết ngay nguyên nhân - Ảnh 3.

Vậy, những nguyên nhân gây ra giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?

Theo chia sẻ của bác sĩ Trần Vọng Hào, tỉ lệ mắc bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh chiếm 10% trong số nam thanh niên từ 15 đến 30 tuổi.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng giãn đám rối tĩnh mạch sinh tinh và tĩnh mạch thừng tinh trong, làm suy giảm chức năng của tinh hoàn, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một tình trạng phổ biến, gặp 10-15% nam giới sau dậy thì và 40% trong số các bệnh nhân nam vô sinh.

Nguyên nhân của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh hiện chưa được nghiên cứu nhiều, nên thường được xem là do tự phát. Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân của bệnh như: suy các van của hệ thống tĩnh mạch, tĩnh mạch tinh đổ sai chỗ vào tĩnh mạch thận trái hoặc tĩnh mạch chủ bụng, tình trạng tăng áp lực ổ bụng do khối u vùng tiểu khung hay u sau phúc mạc.

Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh thường không có hoặc không rõ ràng

Trong đa số các trường hợp, bệnh nhân đến khám vì vô sinh và tình cờ phát hiện bệnh khi thăm khám. Cơ chế gây vô sinh trong bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là do sự tăng nhiệt độ ở bìu so với bình thường, làm ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh tinh, gây giảm chất lượng tinh trùng thông qua việc giảm tính di động và biến đổi hình dạng của tinh trùng.

Dù "lao động" chăm chỉ nhưng vợ vẫn không có thai, quan sát "chỗ ấy" của người chồng, bác sĩ đã biết ngay nguyên nhân - Ảnh 4.

Ở giai đoạn muộn hơn, người bệnh thường đối mặt với các triệu chứng như đau tinh hoàn, theo thời gian sẽ thấy rõ các búi tĩnh mạch giãn ở da bìu, được ví như một túi giun, tinh hoàn thường ở trạng thái sưng và phù nề. Triệu chứng đau trong giãn tĩnh mạch thừng tinh thường có đặc điểm sau: (1)

- Đau thay đổi từ cảm giác khó chịu đến đau nhiều

- Đau tăng khi đứng hay khi gắng sức, nặng lên về cuối ngày.

- Đau giảm khi nằm ngửa...

Tiến sĩ Trần gợi ý: Nếu không thể nhìn thấy bìu cũng như không sờ thấy tĩnh mạch, hoặc không sưng và đau thì đó là chứng giãn tĩnh mạch nhẹ. Trường hợp này nếu xét nghiệm tinh dịch đồ bình thường thì không cần phẫu thuật. Và một số bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh nhẹ có thể được cải thiện bằng cách cải thiện thói quen sống, chẳng hạn như bỏ hút thuốc và uống rượu, tránh ngồi lâu, thức khuya và bổ sung các loại thuốc phù hợp.

Tuy nhiên, nếu phát hiện giãn tĩnh mạch thừng tinh ở mức độ trung bình hoặc nặng sau khi siêu âm thì bạn nên lựa chọn phương án điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Nếu có tình trạng sưng và đau lặp đi lặp lại lâu dài ở bìu, hoặc giãn tĩnh mạch thừng tinh và nhiễm trùng huyết từ trung bình đến nặng, cần phải điều trị bằng phẫu thuật.

Theo Thehour

Chia sẻ