"Đột nhập" trường ĐH top đầu châu Á: LÒ ĐÀO TẠO thiên tài chính hiệu, học thôi là chưa đủ, sinh viên còn phải làm được điều này!
Nếu học sinh/sinh viên nào đang gặp áp lực học tập, hãy thử tham khảo xem các sinh viên Đại học Thanh Hoa đã rèn luyện như thế nào nhé!
Mọi người đều cho rằng để được nhận vào trường Đại học Thanh Hoa – ngôi trường top đầu Trung Quốc, các sinh viên đều phải là người thông minh kiệt xuất. Nhưng điều này chưa hẳn là vậy, đa số sinh viên Thanh Hoa đều kiên trì vượt qua 3 loại gian khổ sau đây.
Loại gian khổ 1: Chống lại sự cám dỗ và phải chạy đua với thời gian
Một số sinh viên được nhận vào trường Đại học Trung Hoa chia sẻ rằng, họ dành 13 tiếng/ngày cho việc học. Ngay cả trong những ngày lễ Tết, sinh viên vẫn phải làm khối lượng bài tập lớn. Áp lực đó kéo dài suốt 4 năm đại học khiến nhiều người cảm thấy căng thẳng.
Một số sinh viên khác đứng đầu kỳ thi tuyển đại học của trường cho biết: Khi còn học ở trường cấp 3, công việc mỗi ngày của họ là học và học, gần như không có thời gian tham gia hoạt động khác. Ngoài việc đi vệ sinh, về cơ bản các em đều ngồi yên tại chỗ để học bài. Các em không có những phút giây nô đùa vui vẻ. Sau khi tan học, học sinh trở về nhà ăn tối rồi bắt đầu giải quyết bài vở thầy cô giao. Đặc biệt là quãng thời gian gần đến ngày thi, các em phải làm rất nhiều đề ôn luyện khác nhau.
Nhà tư tưởng vĩ đại Marx nói rằng: "Muốn trở thành thiên tài, bạn phải cần cù". Câu nói này là hoàn toàn có căn cứ. Nếu được một lần ghé thăm Đại học Thanh Hoa trong giờ học, bạn sẽ thấy tất cả sinh viên đều căng não nghiêm túc học tập. Họ không để lãng phí bất cứ một phút, một giây – hay còn gọi là không có "thời gian chết". Nếu không giải bài tập thì sinh viên sẽ mang sách ra đọc.
Sinh viên Đại học Thanh Hoa gạt bỏ mọi cám dỗ sang một bên, nỗ lực để đạt được thành công trong học tập. Theo ghi nhận của nhà trường, trong thời khắc giao thừa, các phòng tự học của Thanh Hoa vẫn sáng điện, quá tải người. Điều này đủ để thấy các em chăm chỉ, kiên trì đến mức nào.
Một giáo sư nổi tiếng người Mỹ từng ghi nhận: "Sinh viên Thanh Hoa không có thứ 7, chủ nhật, cũng không có ngày nghỉ lễ Tết. Chính tinh thần này đã hun đúc nên một huyền thoại Thanh Hoa lừng lẫy".
Loại gian khổ 2: Áp lực và áp lực, rèn luyện khả năng học tập siêu việt
Ông Thiên Đông – giáo sư tại Đại học Thanh Hoa cho biết: "Tài năng của Thanh Hoa được trau dồi, rèn luyện như thế nào? Đó chính là những áp lực không tưởng mà mọi sinh viên phải vượt qua".
Các sinh viên trong trường cho biết, mỗi môn học kéo dài khoảng 2 tuần. Giáo viên sẽ để lại tư liệu cơ bản, yêu cầu các em tự ôn luyện và đưa ra lời cảnh báo không được để trượt môn. Nếu sinh viên để trượt một số môn nhất định nằm trong nguyên tắc sẽ có nguy cơ bị đuổi học.
Trong 2 tuần ngắn ngủi đó, các em phải miệt mài học tập từ nhiều nguồn khác nhau như: Tư liệu giảng viên cung cấp, học trên mạng, học ở thư viện, học hỏi bạn bè xung quanh. Các em biến mình từ những người không biết một chút kiến thức nào, sau 2 tuần có thể thành bậc thầy của môn học đó.
Tuy học tập vất vả nhưng sinh viên đều rất hào hứng và quyết tâm. Các em thường dậy sớm, thúc giục nhau cùng học bài vào buổi sáng. Đến giờ lên lớp, thầy cô giáo đóng vai trò là người kiểm tra lại kiến thức bằng cách đưa ra câu hỏi.
Chính áp lực lớn đã tạo ra thách thức để các em rèn luyện và phát triển bản thân. Nhờ yêu cầu khắt khe và phương pháp giáo dục của giáo viên đã tạo nên những thế hệ sinh viên Thanh Hoa đạt năng lực học tập siêu phàm.
Loại gian khổ 3: Bắt buộc rèn luyện thể dục thể thao, đặc biệt là chạy đường dài
Việc tập thể dục khắc nghiệt là truyền thống của trường Đại học Thanh Hoa xuyên suốt qua hàng thế kỷ. Khẩu hiệu của nhà trường là: "Làm việc vì sức khoẻ của đất nước trong 50 năm". Vì vậy, lớp học thể dục của Đại học Thanh Hoa rất khắt khe, hằng năm đều tổ chức cuộc thi chạy cự ly 3000m cho sinh viên.
Đặc biệt, vào nửa đêm cuối những ngày cuối tháng 8, đầu tháng 9, tân sinh viên phải thực hiện một đợt huấn luyện chạy đường dài 20km. Đây là đợt huấn luyện quân sự khắc nghiệt tại hầu hết các trường đại học top đầu ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhờ luyện tập nghiêm túc với cường độ cao đã giúp sức khoẻ của sinh viên được cải thiện rõ rệt. Một sinh viên Thanh Hoa cho biết: "Khi mới vào đại học, sức khoẻ của chúng em rất kém, học hành dễ rơi vào mệt mỏi, căng thẳng. Còn bây giờ, chúng em đều đăng ký cuộc thi Marthon Quốc tế Bắc Kinh. Cuộc thi này chỉ có 5000 sinh viên đại học toàn quốc tham gia, trong đó sinh viên Thanh Hoa chiếm 3000 người".