Đột nhập khu chợ đen bán nội tạng người ở Trung Quốc

Linh Đan/BBC,
Chia sẻ

Một người mẹ phải đưa ra một quyết định đau đớn: chọn giữa hai đứa con trai, ai sẽ được quyền sống. Đó chính là những gì mà bà Lian Ronghua, 51 tuổi, mẹ của hai bênh nhân suy thận phải đối mặt.

Cả hai cậu con trai bà Lian Ronghua đều mắc chứng dư ure, dẫn đến suy thận. Nhưng bà chỉ có thể hiến thận cho một trong hai người.

Ngồi trong căn phòng trọ chật chội, bà Lian buồn bã chia sẻ:

“Tôi không hiểu sao cả hai đứa con của mình đều bệnh,” bà nói, nước mắt đầm đìa.

Cuối cùng cậu con trai cả Li Haiqing, 26 tuổi, đã đứng ra lựa chọn thay bà: Em trai của anh, Haisong, 24 tuổi, sẽ là người nhận nội tạng từ mẹ.

“Em tôi trẻ hơn, nó sẽ khả năng hồi phục tốt hơn tôi”, Haiqing giải thích. Anh đã phải dừng việc học y vì bệnh tật.

“Dĩ nhiên tôi hi vọng mình cũng sẽ nhận được thận trước khi quá muộn. Nhưng dù không được đi nữa, tôi vẫn sẽ tiếp tục lọc máu”.

Nhưng cơ hội để Haiqing được cấy ghép thận rất mỏng manh, khi mà Trung Quốc đang đối mặt với tình trang thiếu nội tạng trầm trọng.


Bà Lian Ronghua, người mẹ tội nghiệp không thể cứu cả hai con

Được biết, đã nhiều năm nay, quốc gia đông dân này đã phải sử dụng nguồn nội tạng từ tử tù để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, trước làn sóng phản đối mạnh mẽ của thế giới, Bắc Kinh tuyên bố sẽ chấm dứt việc lấy nội tạng tử tù vào đầu năm nay, mặc dù các nhà trức trách thừa nhận rất khó đảm bảo thực thi quyết định này. Chính phủ hiện tại sẽ chỉ tiếp nhận từ nguồn hiến tặng tự nguyện.

 

Trung Quốc từng bị dư luận quốc tế lên án vì lấy nguồn nội tạng từ tử tù


Trung Quốc đã thành lập ngân hàng nội tạng quốc gia, trên lý thuyết là để phân phối nội tạng đến những bệnh nhân cần nhất và có cơ thể phù hợp.

Nhưng nhiều nhà phê bình cho rằng hệ thống này đang bị lợi dụng để thu lợi, và chỉ ưu tiên những ai có mối quan hệ rộng.

Có lẽ vấn đề đau đầu nhất hiện nay là làm sao kêu gọi và thuyết phục dân chúng hiến tặng ngay từ đầu. Theo phong tục Trung Quốc, mỗi người khi chết phải được giữ nguyên vẹn phần xác để gặp tổ tiên, nên tỷ lệ người hiến nội tạng tình nguyện của nước này đang ở thấp nhất thế giới – trong 10 triệu người chỉ có 6 người tham gia.

'Thận tôi đã biến mất'

Chính phủ Trung Quốc dự tính trong năm nay nước này sẽ tiến hành khoảng 12,000 ca cấy ghép, thậm chí còn cao hơn so với thời điểm có nguồn nội tạng từ tử tù.

Trong khi đó trên thực tế còn khoảng 300.000 bệnh nhân cần được phẫu thuật. Hệ quả của việc cung vượt quá cầu là sự bùng nổ của thị trường chợ đen.

Một nam thanh niên 21 tuổi (đề nghị giữ bí mật danh tín) đã chia sẻ với phóng viên rằng anh đã bán thận với giá $7,000 để trả nợ bài bạc.

Anh miêu tả một thế giới đen tối, bí mật nơi những tên buôn lậu tiến hành lấy thận sau khi đã dàn xếp giá cả trên mạng.


Vết mổ vẫn còn nguyên từ lần bán thận của nam thanh niên
 

“Ban đầu tôi được đưa tới bệnh viện lấy máu và kiểm tra. Sau đó những kẻ buôn lậu thuê khách sạn cho tôi ở tạm trong khi chờ đợi họ tìm được người phù hợp.”

“Rồi một ngày có xe đến đón tôi. Tài xế bảo tôi bịt mắt và lái xe khoảng nửa giờ trên một con đường rất xóc.”

"Khi tháo bịt mắt tôi nhận ra mình đang ở trong một căn nhà tại nơi hẻo lánh. Có nhiều thiết bị phẫu thuật ở đó. Có cả bác sĩ, y tá mặc đồng phục.”

"Người phụ nữ nhận thận cũng có mặt cùng gia đình. Chúng tôi không nói chuyện.”

"Tôi rất sợ nhưng bác sĩ gây mê tôi. Khi tôi tỉnh dậy ở một ngôi nhà khác – thận tôi đã biến mất.”

"Người mua thì muốn sống, tôi thì muốn tiền."

Những tên buôn lậu sẵn sàng dùng đến nhưng biện pháp tàn bạo để giữ công việc kinh doanh hái ra tiền này trong bóng tối.


Li Haiqing vẫn mòn mỏi chờ đợi được hiến tạng, nhưng điều đó có thể sẽ không bao giờ xảy ra
 

Về phía em trai Li Haiqing đã nhận thận từ mẹ, nhưng anh thì kiên quyết sẽ không mua thận bằng con đường bất hợp pháp, dù đang rất tuyệt vọng.

Mạng sống anh đang phải chờ đợi vào vận may và phép nhiệm màu. Ước mơ xây dựng được một doanh nghiệp thành công của Li Haiqing có lẽ sẽ bị bỏ dở, khi giống như rất nhiều người khác, anh sợ mình sẽ chết trước tìm được thận cấy ghép

Chia sẻ