Động lòng hình ảnh anh trai qua năm tháng vẫn ngồi bên nấm mộ kể chuyện cho cậu em sinh đôi
Hình ảnh cậu bé Walker Myrick cứ năm này qua tháng nọ ngồi bên nấm mộ của cậu em sinh đôi để kể chuyện khiến nhiều người không khỏi đau xót.
Nỗi đau mất mát người thân là một nỗi đau không thể diễn tả thành lời mà chúng có thể chuyển sang hành động thậm chí cả suy nghĩ. Nếu thương họ, bạn không chỉ sống thay cuộc đời của họ mà phải sống tốt hơn, tích cực hơn để xứng đáng với tình thương của họ dành cho bạn.
Chia sẻ với Mirror, mẹ cặp song sinh không giấu được nước mắt khi kể về câu chuyện động lòng người của hai cậu con trai. Vừa lên 5 tuổi, Walker Myrick chưa bao giờ từ bỏ cơ hội để đến gặp gỡ người em sinh đôi đã qua đời ngay từ khi chào đời tên là Wills Myrick. Bất chấp thực tế, Walker vẫn tin rằng người em vẫn đang sống và tồn tại, ít nhất là trong tâm trí của cậu bé. Và đó là lý do cậu luôn muốn đến nghĩa trang để trò chuyện với em.
Bức ảnh Walker trầm ngâm ngồi cạnh nấm mộ của em trai khiến nhiều người không khỏi xúc động (Ảnh: Mirror)
Bức hình Walker trầm ngâm ngồi bên ngôi mộ được mẹ chụp lại đã chạm đến trai tim của hàng triệu người. Bà nói: "Mỗi lúc đến thăm Wills, chưa kịp dừng xe thì Walker đã rất háo hức và chờ đợi để thấy và chia sẻ mọi thứ với em mình". Cứ hàng năm vào ngày nghỉ, Walker lại đòi bố mẹ chở đến thăm em, cậu bé luyên thuyên kể những chuyện ở trường học và cảm giác như em trai cũng đang cùng học với cậu. Năm nay Walker 9 tuổi và vẫn thường xuyên đến thăm em, thậm chí thỉnh thoảng cậu bé còn yêu cầu ngày cụ thể để được gặp em mình.
Năm nay đã 9 tuổi, Walker vẫn thăm em đều đặn vào mỗi ngày nghỉ (Ảnh: Mirror)
Nhớ lại khoảng thời gian kinh hoàng đó, mẹ của cặp song sinh, cô Brooke không khỏi nghẹn ngào: "Năm đó chúng tôi đã chuẩn bị mọi thứ để chào đón anh em chúng nó. Nhưng sự ra đi đột ngột của Wills đã từng khiến tôi không còn muốn sống trên đời". Wills đã qua đời ngay trong bụng của cô Brooke vì cô mắc hội chứng truyền máu song sinh, một bệnh ảnh hưởng đến cặp song thai khi máu truyền đến hai đứa nhỏ không được cân bằng. Do vậy, có thể một trong hai đứa hoặc cả hai sẽ tử vong.
Hình ảnh cô Brooke mang thai song sinh (Ảnh: Mirror)
Trước đó vợ chồng cô Brooke đã chuẩn bị quần áo và củi cho hai đứa nhỏ, nhưng mọi thứ dường như sụp đổ khi bác sĩ báo tin Walker còn sống và Wills thì đã qua đời ở tuần thứ 23. "Trái tim tôi vụn vỡ khi quay về nhà và nhìn những vật dụng mà vợ chồng đã chuẩn bị từ trước. Thời gian dần trôi, chúng tôi vẫn phải cố gắng kiên cường để bảo vệ Walker. Tôi cũng cho Walker biết về người em của thằng bé. Và nói rằng, chính em trai đã qua đời để cứu sống anh trai mình. Năm đó, Walker được chẩn đoán có thể bị tổn thương não khiến vợ chồng vô cùng lo lắng. Nhưng trời thương, thằng bé lớn lên khỏe mạnh và thông minh và rất nhớ em trai" - cô Brooke trải lòng.
Walker luôn cảm giác được Wills vẫn tồn tại bên cạnh cậu bé (Ảnh: Mirror)
Đối với Walker, cậu bé luôn mặc định em trai vẫn luôn ở đây cùng cậu. Cứ hằng năm vào dịp lễ, Walker không quên mua quà tặng cho Wills và kể lại việc cậu lớn lên như thế nào, tập đi như thế nào. Cô Brooke luôn khẳng định với Walker, anh em chúng nó là một đôi không thể tách rời.
Hiện tại cô Brooke vẫn đang đấu tranh nhận thức với hội chứng truyền máu song thai. Cô chưa từng nghe qua bệnh này trước khi mất Wills. Cô cũng chia sẻ trên trang cá nhân rằng các bậc phụ huynh nên quan tâm về vấn đề này nếu như mang song thai.
Hội chứng truyền máu song thai xảy ra khi máu không được truyền đến 2 em bé một cách cân đối.
Trong một số trường hợp mang thai đôi, mỗi thai nhi sẽ được kết nối đến một bánh nhau khác nhau, thông qua dây rốn. Các mạch máu sẽ truyền từ dây rốn đến bánh nhau. Mỗi em bé vì thế mà cũng nhận máu và truyền máu đi tới bánh nhau thông qua những mạch máu này. Quá trình tuần hoàn là cân bằng, mỗi em bé gửi và nhận một lượng máu như nhau. Mặc dù hiếm gặp, nhưng đây là một tình trạng khỏe mạnh, và được gọi là song thai một nhau.
Trong những trường hợp mang thai mắc hội chứng truyền máu song thai, một em bé sẽ truyền máu qua các động mạch đến bánh nhau, nhưng sẽ không nhận đủ lượng máu có chứa oxy và dinh dưỡng quay trở lại từ bánh nhau thông qua tĩnh mạch. Em bé còn lại, thì lại nhận được nhiều máu thông qua tĩnh mạch hơn, so với lượng máu mà bé truyền đi thông qua các động mạch. Đây là một tình trạng nguy hiểm cho cả 2 em bé. Em bé truyền nhiều máu đi thường sẽ có kích thước nhỏ hơn và bị thiếu chất dinh dưỡng, cũng như oxy, trong khi em bé nhận nhiều máu lại có một hệ tuần hoàn luôn phải làm việc quá tải, dẫn đến suy giảm chức năng tim mạch.
(Nguồn: Mirror)